Danh mục

Ứng dụng lý thuyết cực tăng trưởng để phát triển ngành công nghiệp điện tử ở một số tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 878.06 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu xem xét ngành công nghiệp điện tử vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ mô hình lý thuyết Cực tăng trưởng trong Kinh tế học vùng, đặt biệt là sự phân kỳ tác động lan tỏa ròng của ngành theo thời gian của ngành công nghiệp điện tử đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ đó nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị cho sự phát triển ngành trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng lý thuyết cực tăng trưởng để phát triển ngành công nghiệp điện tử ở một số tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía nam ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 253 ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CỰC TĂNG TRƯỞNG ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Lê Nhân Mỹ - Nguyễn Quốc Đại Trường An Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh thành, địa phương theo quy hoạch) hiện là vùng kinh tế quan trọng của cả nước, tuy chỉ chiếm 20% dân số nhưng đóng góp tới 45% GDP. Đáng chú ý, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung số lượng các khu công nghiệp lớn nhiều nhất trong cả nước. Cũng từ đây các ngành công nghiệp chủ lực đã giữ vị trí quan trọng trong việc tạo đòn bẩy thu hút FDI, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong đó, ngành công nghiệp điện tử có thị trường tiêu thụ ổn định và các doanh nghiệp thường xuyên ứng dụng các công nghệ mới với các sản phẩm điện tử dùng chip thương hiệu Việt như bo mạch điều khiển đèn chiếu sáng đường, khóa xe container… Bài nghiên cứu xem xét ngành công nghiệp điện tử vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ mô hình lý thuyết Cực tăng trưởng trong Kinh tế học vùng, đặt biệt là sự phân kỳ tác động lan tỏa ròng của ngành theo thời gian của ngành công nghiệp điện tử đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ đó nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị cho sự phát triển ngành trong điều kiện hội nhập quốc tế. Từ khoá: lý thuyết cực tăng trưởng, ngành công nghiệp điện tử, Thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam APPLICATION OF GROWTH POLE THEORY TO DEVELOP THE ELECTRONICS INDUSTRY IN SOME PROVINCES AND CITIES OF THE SOUTHERN KEY ECONOMIC REGION Abstract The Southern Key Economic Growth Pole (including 8 provinces and cities as planned) is currently an important economic region of the country, although it accounts for only 20% of the population, but contributes up to 45% of GDP. In addition, The Southern Key Economic Growth Pole is concentrated place to the largest number of industrial parks in the country. Since then, key industries have held an important position in creating leverage to attract FDI, accelerating economic restructuring associated with growth model innovation. In particular, the electronics industry has a stable consumption market and businesses 254 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA regularly apply new technologies with electronic products using Vietnamese-brand chips such as control boards for street lights, car lock containers… The paper examines the electronics industry in The Southern Key Economic Growth Pole from the Growth Pole theory in Regional Economics, which explains the net spillover impact of the chronological industrial of the electronics industry on Gross Domestic Product (GDP), Employment, and Income improvement in The Southern Key Economic Growth Pole . Rahter, the paper proposes a number of recommendations for the development of the industry in the context of international integration. Keywords: the Growth Pole theory, electronics industry, Ho Chi Minh city, The Southern Key Economic Growth Pole 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu của Darwent (1969) cũng có bài “Growth poles and growth centers in regional planning— a review”. Bài viết này nhằm làm sáng tỏ một số sự nhầm lẫn to lớn xung quanh các khái niệm về cực tăng trưởng và trung tâm tăng trưởng, và để đánh giá các khái niệm về tính hữu dụng. Tác giả Elzbieta Wojnicka-Sycz (2013) có bài nghiên cứu “Growth pole theory as a concept based on innovation activity development and knowledge diffusion”. Trong bài viết, lý thuyết cực tăng trưởng ban đầu liên quan đến kiến thức và đổi mới. Lý thuyết ban đầu được điều chỉnh theo các yêu cầu hiện đại của nền kinh tế dựa trên tri thức bằng cách trình bày mô hình cực tăng trưởng lãnh thổ như một hệ thống các yếu tố phát triển và phân tích tác động thực sự của các yếu tố phát triển lý thuyết đối với tăng trưởng kinh tế dựa trên đánh giá tài liệu. Nhóm tác giả Viktor, K. và Viktor, B. (2013) có bài nghiên cứu “The role of the concept of “growth poles” for regional development”. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố quyết định của khái niệm 'cực tăng trưởng' ở cấp khu vực. Là một mô hình cơ bản của sự phát triển địa phương được đề xuất sử dụng lý thuyết cho Ba Lan tăng trưởng của François Perroux, sau đó được bổ sung bởi Albert Hirschman. Để ước tính các ứng dụng thực tế có thể có của lý thuyết về tăng trưởng ở Ba Lan trong việc phát triển các chương trình phát triển kinh tế địa phương và quy hoạch vùng, nó được coi là mô hình thích ứng của 'cực tăng trưởng' với sự phản hồi. Sử dụng mô hình để đề xuất những gợi ý cho chính quyền địa phương để xác định các lĩnh vực tiềm năng nhất để thu hút FDI. Nhóm tác giả Nguyễn Văn Khánh và cộng sự (2015), cũng có bài nghiên cứu “Phát triển vùng: lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam”. Bài viết nhằm điểm lại những lý thuyết phát triển vùng phổ biến cũng như một số kinh nghiệm quốc tế trong phát triển vùng. Qua phân tích cho thấy để có thể phát triển vùng việc quan trọng nhất chính là cần có hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện, đi đôi với vấn đề đảm bảo chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 255 Nghiên cứu của tác giả Ionela Gavrilă-Paven (2017) “Developing a growth pole: theory and reality”. Bài viết đưa ra khái niệm về lý thuyết cực tăng trưởng và đư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: