Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trong kiểm định mức độ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Nguyên
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 590.64 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao động là một nhu cầu hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Các nhà quản lý luôn mong muốn xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc chia sẻ
kinh nghiệm để khuyến khích, động viên người lao động sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết của mình. Một số công trình trên thế giới tại các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới việc chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trong kiểm định mức độ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Nguyên Vũ Xuân Nam và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 83 - 88 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH SEM TRONG KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÁI NGUYÊN Vũ Xuân Nam1*, An Thị Xuân Vân2, Nguyễn Tiến Mạnh1, Đàm Thị Phương Thảo1 1 Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên 2 Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao động là một nhu cầu hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Các nhà quản lý luôn mong muốn xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc chia sẻ kinh nghiệm để khuyến khích, động viên người lao động sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết của mình. Một số công trình trên thế giới tại các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới việc chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, nếu mang các kết quả kể trên áp dụng trong bối cảnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy trình làm việc chưa thực sự tốt và trình độ người lao động chưa cao như tại Việt Nam thì không thực sự phù hợp. Bài báo này ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để nghiên cứu yếu tố nào tác động đến Ý định chia sẻ kinh nghiệm làm việc, thông qua điều tra bằng phiếu khảo sát được trả lời trực tiếp trên Internet của người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Nguyên. Kết quả của mô hình nghiên cứu được đánh giá bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM có giá trị P = 0,000 (Chi-square = 417,339) và Chi-square/df = 1,400 < 3; RMSEA = 0,064 < 0,08; TLI = 0,914; CFI = 0,927; GFI = 0,780. Có thể kết luận mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Từ khóa: Cấu trúc tuyến tính, chia sẻ kinh nghiệm, lý thuyết hành vi hoạch định TPB, văn hóa doanh nghiệp, kinh nghiệm làm việc ĐẶT VẤN ĐỀ* Để nâng cao sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài việc đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại, còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. Do đó, có thể nói việc quản lý những kinh nghiệm đó là một trong những vấn đề có tính chất quyết định về sự phát triển của doanh nghiệp. Một nội dung quan trọng đó là phải quản lý như thế nào để việc chia sẻ kinh nghiệm có thể tạo ra những lợi ích gia tăng cho doanh nghiệp, biến kinh nghiệm cá nhân thành kinh nghiệm tổ chức. Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm không phải dễ dàng thực hiện khi mà kinh nghiệm đó có giá trị và quan trọng và là tài sản của một cá nhân nào đó. Thách thức lớn nhất trong việc quản lý là làm thế nào để các cá nhân có thể chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. * Tel: 0943 299688, Email: vxnam@ictu.edu.vn Thái Nguyên, để giúp họ giải quyết bài toán quản lý trong chia sẻ kinh nghiệm làm việc. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Từ mô hình hành vi hoạch định TPB (Theory of planned behavior) [3] và mô hình văn hóa tổ chức dựa trên công việc của Gupta và Govindarajan [2], nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình kiểm định mức độ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Thái Nguyên. Theo đó, để dẫn đến hành vi chia sẻ kinh nghiệm của người lao động thì trước tiên họ phải có ý định chia sẻ kinh nghiệm, nó là mức độ mà người lao động tin rằng họ sẽ tham gia vào việc chia sẻ kinh nghiệm [8]. Ý định chia sẻ kinh nghiệm làm việc gồm 4 biến: Có kế hoạch cho việc chia sẻ kinh nghiệm (IN1), Cố gắng chia sẻ kinh nghiệm (IN2), Tạo ra hiệu quả trong chia sẻ kinh nghiệm (IN3), Sẽ chia sẻ kinh nghiệm nếu được hỏi (IN4). Nó được đo lường bởi 5 nhân tố: Thái độ đối với chia sẻ kinh nghiệm (AT), 83 Vũ Xuân Nam và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Chuẩn chủ quan chia sẻ kinh nghiệm (SN), Kiểm soát hành vi chia sẻ kinh nghiệm (PBC), Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp (IS), Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp (OS). Nhân tố “Thái độ đối với chia sẻ kinh nghiệm (AT)” được đề cập tới đầu tiên trong mô hình, nó là mức độ mà mỗi người lao động đánh giá có ích hay không đối với việc chia sẻ kinh nghiệm [8]. Gồm 5 biến: bạn cảm thấy có lợi hay bất lợi khi chia sẻ thông tin (AT1), bạn cảm thấy hài lòng hay không hài lòng khi chia sẻ thông tin (AT2), bạn cảm thấy tốt hay tồi tệ khi chia sẻ thông tin (AT3), bạn cảm thấy có giá trị hay không có giá trị khi chia sẻ thông tin (AT4), bạn cảm thấy thú vị hay tẻ nhạt khi chia sẻ thông tin (AT5). Nhân tố “Chuẩn chủ quan chia sẻ kinh nghiệm (SN)” gồm hai thành phần: Ảnh hưởng của đồng nghiệp (SN1), Ảnh hưởng của lãnh đạo (SN2). Trong đó: Ảnh hưởng của đồng nghiệp có 4 biến: Người mà bạn chịu ảnh hưởng thường chia sẻ kinh nghiệm (SN1.1), Người mà bạn chịu ảnh hưởng khuyên nên chia sẻ kinh nghiệm (SN1.2), Người mà bạn lắng nghe ý kiến thường chia sẻ kinh nghiệm (SN1.3), Người mà bạn tôn trọng ý kiến ủng hộ chia sẻ kinh nghiệm (SN1.4). Ảnh hưởng của lãnh đạo có 4 biến: Lãnh đạo thường tổ chức hội thảo chuyên ngành (SN2.1), Lãnh đạo thường khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học (SN2.2), Lãnh đạo thường tổ chức tập huấn chuyên môn (SN2.3), Lãnh đạo thường tạo điều kiện cho tập huấn (SN2.4). Nhân tố “Kiểm soát hành vi chia sẻ kinh nghiệm (PBC)” là nhận thức tính dễ hay khó của người lao động về khả năng kiểm soát của họ trong việc chia sẻ kinh nghiệm [8]. Gồm 4 biến: Đối với bạn việc chia sẻ kinh nghiệm có thể thực hiện bất cứ lúc nào (PBC1), nếu bạn muốn, bạn luôn có thể chia sẻ kinh nghiệm (PBC2), dù việc chia sẻ kinh nghiệm có quan trọng hay không bạn vẫn chia sẻ (PBC3), Bạn cho rằng quyết định việc chia sẻ kinh nghiệm 84 133(03)/1: 83 - 88 của mình bị kiểm soát bởi nhiều yếu tố bên ngoài (PBC4). Nhân tố “Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp” là thuật ngữ thường được sử dụng cho việc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trong kiểm định mức độ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Nguyên Vũ Xuân Nam và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 83 - 88 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH SEM TRONG KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÁI NGUYÊN Vũ Xuân Nam1*, An Thị Xuân Vân2, Nguyễn Tiến Mạnh1, Đàm Thị Phương Thảo1 1 Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên 2 Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao động là một nhu cầu hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Các nhà quản lý luôn mong muốn xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc chia sẻ kinh nghiệm để khuyến khích, động viên người lao động sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết của mình. Một số công trình trên thế giới tại các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới việc chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, nếu mang các kết quả kể trên áp dụng trong bối cảnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy trình làm việc chưa thực sự tốt và trình độ người lao động chưa cao như tại Việt Nam thì không thực sự phù hợp. Bài báo này ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để nghiên cứu yếu tố nào tác động đến Ý định chia sẻ kinh nghiệm làm việc, thông qua điều tra bằng phiếu khảo sát được trả lời trực tiếp trên Internet của người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Nguyên. Kết quả của mô hình nghiên cứu được đánh giá bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM có giá trị P = 0,000 (Chi-square = 417,339) và Chi-square/df = 1,400 < 3; RMSEA = 0,064 < 0,08; TLI = 0,914; CFI = 0,927; GFI = 0,780. Có thể kết luận mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Từ khóa: Cấu trúc tuyến tính, chia sẻ kinh nghiệm, lý thuyết hành vi hoạch định TPB, văn hóa doanh nghiệp, kinh nghiệm làm việc ĐẶT VẤN ĐỀ* Để nâng cao sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài việc đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại, còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. Do đó, có thể nói việc quản lý những kinh nghiệm đó là một trong những vấn đề có tính chất quyết định về sự phát triển của doanh nghiệp. Một nội dung quan trọng đó là phải quản lý như thế nào để việc chia sẻ kinh nghiệm có thể tạo ra những lợi ích gia tăng cho doanh nghiệp, biến kinh nghiệm cá nhân thành kinh nghiệm tổ chức. Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm không phải dễ dàng thực hiện khi mà kinh nghiệm đó có giá trị và quan trọng và là tài sản của một cá nhân nào đó. Thách thức lớn nhất trong việc quản lý là làm thế nào để các cá nhân có thể chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. * Tel: 0943 299688, Email: vxnam@ictu.edu.vn Thái Nguyên, để giúp họ giải quyết bài toán quản lý trong chia sẻ kinh nghiệm làm việc. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Từ mô hình hành vi hoạch định TPB (Theory of planned behavior) [3] và mô hình văn hóa tổ chức dựa trên công việc của Gupta và Govindarajan [2], nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình kiểm định mức độ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Thái Nguyên. Theo đó, để dẫn đến hành vi chia sẻ kinh nghiệm của người lao động thì trước tiên họ phải có ý định chia sẻ kinh nghiệm, nó là mức độ mà người lao động tin rằng họ sẽ tham gia vào việc chia sẻ kinh nghiệm [8]. Ý định chia sẻ kinh nghiệm làm việc gồm 4 biến: Có kế hoạch cho việc chia sẻ kinh nghiệm (IN1), Cố gắng chia sẻ kinh nghiệm (IN2), Tạo ra hiệu quả trong chia sẻ kinh nghiệm (IN3), Sẽ chia sẻ kinh nghiệm nếu được hỏi (IN4). Nó được đo lường bởi 5 nhân tố: Thái độ đối với chia sẻ kinh nghiệm (AT), 83 Vũ Xuân Nam và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Chuẩn chủ quan chia sẻ kinh nghiệm (SN), Kiểm soát hành vi chia sẻ kinh nghiệm (PBC), Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp (IS), Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp (OS). Nhân tố “Thái độ đối với chia sẻ kinh nghiệm (AT)” được đề cập tới đầu tiên trong mô hình, nó là mức độ mà mỗi người lao động đánh giá có ích hay không đối với việc chia sẻ kinh nghiệm [8]. Gồm 5 biến: bạn cảm thấy có lợi hay bất lợi khi chia sẻ thông tin (AT1), bạn cảm thấy hài lòng hay không hài lòng khi chia sẻ thông tin (AT2), bạn cảm thấy tốt hay tồi tệ khi chia sẻ thông tin (AT3), bạn cảm thấy có giá trị hay không có giá trị khi chia sẻ thông tin (AT4), bạn cảm thấy thú vị hay tẻ nhạt khi chia sẻ thông tin (AT5). Nhân tố “Chuẩn chủ quan chia sẻ kinh nghiệm (SN)” gồm hai thành phần: Ảnh hưởng của đồng nghiệp (SN1), Ảnh hưởng của lãnh đạo (SN2). Trong đó: Ảnh hưởng của đồng nghiệp có 4 biến: Người mà bạn chịu ảnh hưởng thường chia sẻ kinh nghiệm (SN1.1), Người mà bạn chịu ảnh hưởng khuyên nên chia sẻ kinh nghiệm (SN1.2), Người mà bạn lắng nghe ý kiến thường chia sẻ kinh nghiệm (SN1.3), Người mà bạn tôn trọng ý kiến ủng hộ chia sẻ kinh nghiệm (SN1.4). Ảnh hưởng của lãnh đạo có 4 biến: Lãnh đạo thường tổ chức hội thảo chuyên ngành (SN2.1), Lãnh đạo thường khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học (SN2.2), Lãnh đạo thường tổ chức tập huấn chuyên môn (SN2.3), Lãnh đạo thường tạo điều kiện cho tập huấn (SN2.4). Nhân tố “Kiểm soát hành vi chia sẻ kinh nghiệm (PBC)” là nhận thức tính dễ hay khó của người lao động về khả năng kiểm soát của họ trong việc chia sẻ kinh nghiệm [8]. Gồm 4 biến: Đối với bạn việc chia sẻ kinh nghiệm có thể thực hiện bất cứ lúc nào (PBC1), nếu bạn muốn, bạn luôn có thể chia sẻ kinh nghiệm (PBC2), dù việc chia sẻ kinh nghiệm có quan trọng hay không bạn vẫn chia sẻ (PBC3), Bạn cho rằng quyết định việc chia sẻ kinh nghiệm 84 133(03)/1: 83 - 88 của mình bị kiểm soát bởi nhiều yếu tố bên ngoài (PBC4). Nhân tố “Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp” là thuật ngữ thường được sử dụng cho việc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cấu trúc tuyến tính Chia sẻ kinh nghiệm Lý thuyết hành vi hoạch định TPB Văn hóa doanh nghiệp Kinh nghiệm làm việcGợi ý tài liệu liên quan:
-
63 trang 289 0 0
-
Giáo trình Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh - PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
22 trang 216 0 0 -
Kỹ năng đọc nhanh - cách đọc hiệu quả hơn
3 trang 173 0 0 -
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Vũ Hữu Kiên
88 trang 159 3 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho công ty cổ phần MISA
98 trang 150 0 0 -
Tiểu luận Văn hoá doanh nghiệp: Phân tích biểu hiện văn hoá doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
19 trang 135 0 0 -
21 trang 133 0 0
-
Sử dụng thời gian rảnh tại nơi làm việc
5 trang 119 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp
17 trang 107 0 0 -
Văn hoá doanh nghiệp - hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn việc
3 trang 104 0 0