Danh mục

Ứng dụng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) theo hình thức nuôi bán thâm canh trong ao đất tại Đà Nẵng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 431.94 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản và phát triển bền vững nghề nuôi. Ứng dụng mô hình GAP trong nuôi bán thâm canh cá rô phi đỏ được thực hiện trong năm 2010 - 2011 tại thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu cũng đề xuất sự cần thiết của việc xây dựng và áp dụng rộng rãi quy phạm GAP trong nuôi cá rô phi đỏ ở nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) theo hình thức nuôi bán thâm canh trong ao đất tại Đà Nẵng Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ỨNG DỤNG QUY PHẠM THỰC HÀNH NUÔI TỐT (GAP) CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.) THEO HÌNH THỨC NUÔI BÁN THÂM CANH TRONG AO ĐẤT TẠI ĐÀ NẴNG APPLICATION OF GOOD AQUACULTURE PRACTICES FOR RED TILAPIA (Oreochromis sp.) SEMI-INTENSIVE CULTURE IN EARTHERN PONDS IN DANANG Đặng Thị Thu Trang1 Ngày nhận bài: 18/05/2012; Ngày phản biện thông qua: 17/10/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013 TÓM TẮT Áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản và phát triển bền vững nghề nuôi. Ứng dụng mô hình GAP trong nuôi bán thâm canh cá rô phi đỏ được thực hiện trong năm 2010 - 2011 tại thành phố Đà Nẵng. Tiến hành áp dụng và so sánh hiệu quả của việc áp dụng Quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) và không áp dụng GAP trên 3 ao đất với diện tích 2000m2/ao. Bước đầu áp dụng mô hình GAP trong nuôi thâm canh cá rô phi đỏ đã thu được một số kết quả khả quan, các yếu tố đầu vào và đầu ra được quản lý một cách chặt chẽ trong suốt quá trình nuôi, sản phẩm tạo ra có chất lượng cao, không nhiễm mầm bệnh, môi trường ao nuôi được quản lý tốt và bền vững. Sau 6 tháng nuôi, cá nuôi theo mô hình GAP đạt khối lượng cao hơn (505 so với 386g/con), hệ số FCR thấp hơn (1,65 so với 1,91), tỷ lệ sống cao hơn (73 so với 64%), năng suất bình quân cao hơn (2203 và 1283 kg/100 m2/vụ), lợi nhuận bình quân cao hơn (1,601 so với 0,313 triệu đồng/100m2/vụ) so với mô hình nuôi không áp dụng GAP (P < 0,05). Nghiên cứu cũng đề xuất sự cần thiết của việc xây dựng và áp dụng rộng rãi quy phạm GAP trong nuôi cá rô phi đỏ ở nước ta. Từ khóa: cá rô phi đỏ, Oreochromis, quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) ABSTRACT The application of Good Aquaculture Practices (GAP) plays an important role in improving seafood quality and developing aquaculture industry sustainably. Application of Good Aquaculture Practices in red tilapia semi-intensive ulture was carried out between 2010 and 2011 in Danang city. In this study, technical, economic and environmental efficiency between the two red tilapia culture models (GAP and non-GAP application) was compared in the three earthern ponds (2000 m2/pond). The application of Good Aquaculture Practices in red tilapia semi-intensice culture has achieved satisfactory results. The input and output factors were closely managed during the cultured period. This cultured model produce not only high quality tilapia products but also a good and sustainable cultured environment. After 6 months of culture, the red tilapia cultured by GAP model obtained a higher body weight (505 compared with 386 g/con), lower food conversion ratio (1.65 compared with 1.91), higher survival rate (73 as opposed to 64%), higher average yield (2203 compared with 1283 kg/100 m2/crop), and higher average profits (1.601 as opposed to 0.313 million VND/100m2/crop) in comparision with those of the non-GAP model (P < 0.05). The study also put forward the necessity for application of the Good Aquaculture Practices in red tilapia culture in our country. Key words: red tilapia, oreochromis, good aquaculture practice I. ĐẶT VẤN ĐỀ Được nhập vào nước ta từ năm 1985, cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) hay còn gọi là cá điêu hồng là loài cá được nuôi khá phổ biến hiện nay ở nhiều địa 1 phương trên cả nước [12]. Với ưu điểm là màu sắc đẹp, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt thơm ngon, thích ứng tốt với môi trường, cá rô phi đỏ được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Cá rô phi được Đặng Thị Thu Trang: Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2008 - Trường Đại học Nha Trang TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 183 Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn nuôi phổ biến nhất chỉ sau cá chép và chúng được xác định là đối tượng cải thiện dinh dưỡng cũng như xóa đói giảm nghèo [20]. Theo chủ trương chung của ngành Thủy sản, cá rô phi được xác định là đối tượng tiêu dùng quan trọng trong nước và hướng đến mục tiêu xuất khẩu tương tự như cá da trơn và tôm he [4] do kỹ thuật nuôi đơn giản, tận dụng tốt diện tích mặt nước và lao động nông nhàn tại địa phương. Tuy nhiên, do những lo ngại hiện nay về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm, trong đó có các mặt hàng thủy sản. Vì lẽ đó, các tiêu chuẩn và quy phạm về nuôi trồng thủy sản an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ đã được nhiều tổ chức, các nhà phân phối và nhập khẩu và người tiêu dùng hết sức quan tâm. Trên cơ sở bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (CoC) [18] các bộ tiêu chuẩn khác lần lượt ra đời như quy phạm thực thành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP), thực hành quản lý tốt hơn (BMP), quy tắc thực hành nuôi tôm (CoP), quy phạm thực hành nuôi thủy sản tốt nhất (BAP),... [8, 10, 17, 19, 21]. Chúng đã và đang trở thành những tiêu chuẩn bắt buộc đối với việc nhập khẩu các mặt hàng thủy sản vào các thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản,... Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) là bộ 8 quy tắc thực hành nhằm sản xuất ra các sản phẩm thủy sản chất lượng cao, thân thiện với môi trường, giảm thiểu dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm [16, 22]. Đây cũng chính là hướng đi lâu dài mà ngành Thủy sản nước ta cần hướng tới nhằm phát triển bền vững cũng như hướng đến các thị trường xuất khẩu khó tính như Châu Âu, Mỹ và Nhật [23]. Tuy nhiên, hiện nay, các nghiên cứu và áp dụng về GAP mới chỉ bước đầu trên một số đối tượng như tôm he, cá tra [11, 14, 16]. Các nghiên cứu trên cá rô phi, đặc biệt là cá rô phi đỏ vẫn chưa được đề cập. Nghiên cứu được thực hiện làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng GAP cho nuôi cá rô phi đỏ ở nước ta. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2010 2011 tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Trên cơ sở diện tích nuôi 20 ha, tiến hành áp d ...

Tài liệu được xem nhiều: