Danh mục

Ứng dụng Stata trong xử lý số liệu kế toán phục vụ mục đích quản trị tài chính doanh nghiệp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 442.60 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết này là giới thiệu việc sử dụng Stata trong việc phân tích và thống kê số liệu kế toán phục vụ cho mục đích quản trị trong doanh nghiệp. Bài viết sử dụng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giả định trong 5 năm để thực hiện việc xứ lý số liệu bằng Stata, từ đó tính toán số liệu dự báo trong tương lai. Bài viết cũng chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế khi sử dụng Stata trong xử lý số liệu nội bộ của doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng Stata trong xử lý số liệu kế toán phục vụ mục đích quản trị tài chính doanh nghiệp ỨNG DỤNG STATA TRONG XỬ LÝ SỐ LIỆU KẾ TOÁN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ThS.Nguyễn Thị Ngọc Khoa Quản trị, Trường Đại Học Luật TP.HCM TÓM TẮT Mục tiêu của bài viết này là giới thiệu việc sử dụng Stata trong việc phân tích và thống kê số liệu kế toán phục vụ cho mục đích quản trị trong doanh nghiệp. Bài viết sử dụng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giả định trong 5 năm để thực hiện việc xứ lý số liệu bằng Stata, từ đó tính toán số liệu dự báo trong tương lai. Bài viết cũng chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế khi sử dụng Stata trong xử lý số liệu nội bộ của doanh nghiệp. 1. Lời nói đầu Số liệu kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin để nhà quản trị ra quyết định. Tuy nhiên bản thân số liệu kế toán đơn thuần không có ý nghĩa, các con số phải được xử lý có phương pháp thì mới trở thành những con số biết nói. Chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản như sau: doanh thu năm 2019 là 1 tỷ đồng, doanh thu năm 2020 là 1,1 tỷ đồng. Bản thân con số 1 tỷ đồng hoặc 1,1 tỷ đồng đơn thuần chỉ là dữ liệu thông tin về doanh thu được cung cấp qua từng năm. Nhưng nếu như chúng ta sử dụng phương pháp so sánh thì chúng ta sẽ có thông tin như sau: doanh thu năm 2020 cao hơn doanh thu năm 2019 là 100 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng lên là 10% (tốc độ tăng thêm được tính bằng doanh thu tăng thêm của năm 2020 so với năm 2019 là 100 triệu đồng chia cho số liệu doanh thu năm 2019 là 1 tỷ đồng). Nhìn vào số liệu chênh lệch này, nhà quản trị đánh giá được tình hình thực hiện doanh thu trong năm 2020 được thực hiện tốt hơn so với năm 2019, từ đó tìm ra cách nhân tố tác động đến việc tăng lên này, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định nhằm phát huy các nhân tố có lợi và hạn chế các nhân tố bất lợi. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho việc lập kế hoạch hoạt động kinh doanh cho các kỳ tiếp theo. Trên đây là một ví dụ nhỏ về việc xử lý số liệu kế toán bằng phương pháp so sánh. Chúng ta có thể thực hiện bằng các công cụ quen thuộc như tính tay, tính bằng excel. Nhưng nếu một chỉ tiêu kinh tế có nhiều nhân tố tham gia vào thì việc tính toán số liệu bằng các công cụ đơn giản sẽ không mang lại hiệu quả cao. Do vậy, chúng ta cần các công cụ tốt hơn. Hiện nay các nhà phân tích có thể ứng dụng rất nhiều công cụ để xử lý số liệu kế 250 toán như dùng các phần mềm thống kê như EVIEWS, SPSS, R, STATA... Mỗi công cụ đều có đặc điểm và thế mạnh riêng. Trong bài viết này, tôi xin đề xuất việc ứng dụng phần mềm Stata vào việc xử lý số liệu kế toán. Bài viết sẽ trình bày quy trình xử lý một tình huống cụ thể trong một doanh nghiệp, từ đó rút ra các thông tin nhằm giúp nhà quản trị đưa ra quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Phần mềm Stata được các doanh nghiệp sử dụng trong việc phân tích số liệu nhưng hầu như chỉ được sử dụng ở các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường.. Việc sử dụng Stata cho việc xử lý số liệu phục vụ cho mục đích quản trị nội bộ doanh nghiệp chưa được phổ biến ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Thông tin này được tác giả rút ra từ quan sát, trao đổi chuyên môn trong các nhóm thuộc lĩnh vực Kế toán tài chính, Kiểm toán, Thuế. Đây cũng là lý do bài viết này được thực hiện nhằm mục đích đề xuất một công cụ hữu ích cho mục đích quản trị doanh nghiệp. 2. Giới thiệu về phần mềm Stata Stata là một phần mềm thống kê được phát triển từ năm 1985 bởi StataCorp. Tên Stata là kết hợp của 2 từ “Statistics” và “data”. Phần mềm có thể chạy trên Windows, Mac OS X, Unix, Linus. 1 Stata là phần mềm quen thuộc của giới nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tài chính kế toán... : Thông qua việc sử dụng các lệnh trực tiếp, Stata cho phép: Quản lý dữ liệu với các thao tác lệnh đơn giản; Phân tích thống kê với ưu thế về hồi qui và các phương pháp ước lượng mạnh nhưng cũng rất dễ sử dụng; Ngoài ra Stata cũng cho phép thực hiện đồ họa; mô phỏng; hiệu chỉnh chức năng. Stata cho phép sử dụng hoặc tạo các chương trình được phát triển riêng bởi người dùng như một phần của chương trình. Chúng ta có thể cài đặt và tìm hiểu thông tin đầy đủ về phần mềm qua trong web http://www.stata.com 3. Ứng dụng phần mềm Stata trong xử lý số liệu kế toán và dự báo 3.1 Giới thiệu tình huống Bài viết nhằm mục đích thực hiện việc dùng phần mềm Stata để xử lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu phục vụ cho mục đích quản trị. Do vậy, tác giả đưa ra một tình huống giả định như sau: Doanh nghiệp có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 5 năm, từ năm 2014 đến 2018 như bảng báo cáo dưới đây: 1 Theo http://www.stata.com 251 BẢNG KẾT QUẢ LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Doanh thu thuần 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 Giá vốn hàng bán 16.000 18.000 22.000 26.000 30.000 Lợi nhuận gộp 4.000 7.000 8.000 9.000 10.000 Chi phí bán hàng 1.200 2.500 2.500 3.000 3.200 Chi phí quản lý 1.100 2.000 2.150 2.400 2.600 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính 1.700 2.500 3.350 3.600 2.600 Doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh cho 3 năm tiếp theo, từ năm 2019 đến 2021. Kết hợp các thông tin về kinh tế, xã hội và bối cảnh cụ thể của mình, doanh nghiệp ước tính và lập chỉ tiêu tăng doanh thu 10% so với doanh thu năm trước kể từ năm 2019. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: