Danh mục

Ứng dụng viễn thám đánh giá biến động nhiệt độ bề mặt huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương trong bối cảnh biến đổi khí hậu giai đoạn 2004-2019

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 697.52 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Biến đổi khí hậu là một thực trạng diễn ra ở quy mô toàn cầu, trong đó có huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Để phần nào đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sự gia tăng nhiệt độ trên địa bàn, nghiên cứu đã dựa vào giá trị nhiệt độ bề mặt chiết xuất từ dữ liệu ảnh Landsat hồng ngoại nhiệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng viễn thám đánh giá biến động nhiệt độ bề mặt huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương trong bối cảnh biến đổi khí hậu giai đoạn 2004-2019 Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” DOI: 10.15625/vap.2019.000154 ỨNG DỤNG VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT HUYỆN DẦU TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2004 - 2019 Nguyễn Huỳnh Ánh Tuyết1, Nguyễn Hiền Thân2 Trường Đại học Thủ Dầu Một 1 tuyetnha@tdmu.edu.vn, 2thannh@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Biến đổi khí hậu là một thực trạng diễn ra ở quy mô toàn cầu, trong đó có huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Để phần nào đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sự gia tăng nhiệt độ trên địa bàn, nghiên cứu đã dựa vào giá trị nhiệt độ bề mặt chiết xuất từ dữ liệu ảnh Landsat hồng ngoại nhiệt. Do nhiệt độ bề mặt của đối tượng có liên quan trực tiếp đến giá trị độ xám của ảnh viễn thám, chính vì vậy bằng phương pháp tính toán chuyển đổi giá trị độ xám, nghiên cứu cho thấy xu hướng gia tăng nhiệt độ bề mặt trên địa bàn trong giai đoạn 2004 – 2019 với khoảng 0,410C mỗi năm và trên 77% diện tích tự nhiên huyện Dầu Tiếng có sự gia tăng nhiệt độ bề mặt. Điều đó cho thấy sự nóng lên toàn cầu có ảnh hưởng nhất định đến sự gia tăng nhiệt độ bề mặt huyện Dầu Tiếng. Từ khóa: viễn thám, nhiệt độ bề mặt, biến động nhiệt, biến đổi khí hậu 1. GIỚI THIỆU Là một địa phương có nền kinh tế nông nghiệp trồng cây cao su là chủ yếu với diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 87% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trổng cây lâu năm chiếm trên 90% diện tích đất nông nghiệp, huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu toàn cầu. Để đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự gia tăng nhiệt độ trên địa bàn, nghiên cứu đã sử dụng ảnh Landsat hồng ngoại nhiệt để tính toán giá trị nhiệt độ bề mặt khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để cảnh báo những tác động của sự gia tăng nhiệt độ đến hệ sinh thái, môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nhiệt độ là đối tượng có tích chất liên tục, biến thiên theo không gian và thời gian, dữ liệu viễn thám cung cấp thông tin liên tục về sự phản xạ và bức xạ của các đối tượng trên mặt đất với độ bao phủ rộng đã được sử dụng hiệu quả trong quan trắc sự biến đổi nhiệt độ bề mặt. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng tư liệu viễn thám hồng ngoại nhiệt trong xác định nhiệt độ bề mặt như ở Tây Ban Nha [1], Toronto [2], Netherlands [3], Trung Quốc [4], Nigieria [5]… Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cũng đã thực hiện tại Đà Nẵng [6], Thành phố Hồ Chí Minh [7], Bình Dương [8]… để đánh giá nhiệt độ bề mặt sử dụng ảnh viễn thám. Tại huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương, việc ứng dụng viễn thám theo dõi biến đổi nhiệt độ bề mặt khu vực chưa được thực hiện. Từ những căn cứ trên, đề tài ―Ứng dụng viễn thám đánh giá sự biến động nhiệt độ bề mặt huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương trong bối cảnh biến đổi khí hậu giai đoạn năm 2004 - 2019‖ được tiến hành nhằm theo dõi và đánh giá diễn biến nhiệt độ bề mặt khu vực trước xu thế nóng lên toàn cầu. 2. PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu sử dụng phương pháp xử lý ảnh viển thám, hiệu chỉnh bức xạ và phân tích chồng lớp. Ảnh Landsat được thu thập miễn phí tại trang web của Cục Khảo sát địa chất Hoa Kỳ vào các thời điểm tháng 2/2004, 2/2009, 3/2014 và 3/2019. Ảnh sau thu thập được tiền xử lý qua các bước: gộp kênh, nắn ảnh và cắt ảnh. Ảnh sau đó sẽ được tính toán chuyển đổi giá trị độ xám của dữ liệu ảnh số sang giá trị bức xạ phổ là giá trị phản ánh năng lượng phát ra từ mỗi vật thể. Sau đó giá trị bức xạ phổ được chuyển đổi sang giá trị nhiệt độ và được sử dụng để đánh giá biến động nhiệt. [8]. 357 Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả tính toán và thành lập bản đồ nhiệt độ bề mặt tại các thời điểm Hình 1. Các bản đồ nhiệt độ bề mặt trung bình vào mùa khô huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương 60 Nhận xét: Các giá trị nhiệt độ bề mặt đều tăng dần qua các năm. Nhiệt độ NHIỆT ĐỘ (°C) 41.68 40 bề mặt trung bình tăng khoảng 34.38 36.97 32.57 30.92 27.05 28.51 24.77 24.66 6,15°C trong giai đoạn 2004 – 2019, 20 22.3 trung bình mỗi năm tăng khoảng 21.43 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: