Danh mục

Ung thư vú: Yếu tố nguy cơ, phát hiện và phòng ngừa

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.23 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mặc dù số người mắc bệnh không co như các nước phát triển, tuy nhiên ung thư (UT) vú vẫn chiếm vị trí hàng đầu ở UT phụ nữ với tỷ lệ bệnh mới xuất hiện ngày càng tăng. Nguồn gốc và sự phát triển của tuyến vú Tuyến vú có chung nguồn gốc với tuyến mồ hôi, xuất phát từ lớp ngoại bì.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ung thư vú: Yếu tố nguy cơ, phát hiện và phòng ngừa Ung thư vú: Yếu tố nguy cơ, phát hiện và phòng ngừa Mặc dù số người mắc bệnh không co như các nước phát triển, tuy nhiên ung thư (UT) vú vẫn chiếm vị trí hàng đầu ở UT phụ nữ với tỷ lệ bệnh mới xuất hiện ngày càng tăng. Nguồn gốc và sự phát triển của tuyến vú Tuyến vú có chung nguồn gốc với tuyến mồ hôi, xuất phát từ lớp ngoại bì. Từ lúc mới sinh đến trước tuổi dậy thì, mô tuyến vú chưa phát triển, không có sự khác biệt giữa nữ và nam. Khi bé gái bước vào giai đoạn dậy thì, dưới tác động nội tiết, mô vú có sự phát triển mạnh về lớp mô đệm và ống tuyến, các ống tuyến giãn rộng, phân nhánh. Hệ thống ống tuyến phát triển đầy đủ nhất khi người phụ nữ mang thai và cho bú. Đến tuổi mãn kinh, mô đệm và ống tuyến thoái hóa chỉ còn lớp mô sợi và mỡ. Khám để phát hiện ung thư vú Các yếu tố nguy cơ gây bệnh Hiện nay, người ta đã phát hiện thêm nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh, trong đó bản thân giới nữ và tuổi là 2 yếu tố quan trọng nhất. Nguy cơ UT vú ở phụ nữ gấp 100 lần so với nam giới và nguy cơ này tăng dần theo tuổi với trên 90% trường hợp UT xuất hiện ở phụ nữ > 40 tuổi. Tiền căn bản thân từng bị UT vú cũng là yếu tố quan trọng với nguy cơ cao xuất hiện UT tại vú còn lại. Tiền căn trong gia đình có người thân bị UT vú hoặc UT buồng trứng, nhất là các người thân này thuộc mối quan hệ thứ nhất (mẹ, chị em ruột, con gái) là yếu tố cảnh báo nguy cơ bị bệnh và nên tiến hành tầm soát chặt chẽ hơn. Ngoài ra, có yếu tố khác như: - Bệnh lý tuyến vú trước đây: nhất là các bệnh tăng sản không điển hình. - Mang các đột biến gen (BRCA1, BRCA2…): ít gặp, chiếm 5 - 10% tổng số bệnh nhân. - Có kinh sớm (55 tuổi). - Không có con. - Không cho con bú. - Béo phì. - Sử dụng các thuốc nội tiết thay thế kéo dài… Biểu hiện của bệnh UT vú Khối u Phần lớn trường hợp bệnh biểu hiện bằng khối u, có thể do bệnh nhân (BN) tự phát hiện hoặc thông qua khám vì một bệnh lý khác. Với một dáng vẻ ban đầu rất “hiền lành”, u không gây đau, không gây khó chịu nên dễ bị BN bỏ qua. Theo thời gian, nếu không điều trị, khối u lớn dần, xâm lấm các cấu trúc xung quanh, gây lở loét, dính da và cho di căn đến hạch, gan, xương, phổi… Vào giai đoạn cuối, BN rất đau nhức, mệt mỏi, hiệu quả điều trị kém. Hạch nách Một số trường hợp do khối u nhỏ nên bệnh có thể biểu hiện bằng các khối hạch ở vùng nách. Thông thường trong giai đoạn đầu, những hạch này cũng không gây đau, giai đoạn trễ hạch xâm lấn gây phù nề đau nhức cánh tay. Khi bệnh tiến triển hơn, BN có thể biểu hiện khối u và hạch nách cùng lúc, hoặc hạch có thể xuất hiện ở vùng trên đòn. Mặc dù hiếm gặp, tiết dịch đầu vú, nhất là dịch đỏ cũng là một triệu chứng đáng ngại, báo hiệu khối u kèm theo. Giai đoạn cuối, tế bào UT di căn đến gan, xương, phổi... làm BN đau nhức, mệt mỏi, khó thở… Phát hiện sớm Điều trị hiệu quả nhất là khi bệnh mới xuất hiện, hiện nay điều này có thể thực hiện được thông qua việc tầm soát (sàng lọc bệnh). Tự khám vú: tất cả phụ nữ sau 20 tuổi nên được hướng dẫn cách tự khám vú. Thời điểm: sau khi sạch kinh từ 4 - 5 ngày, thời điểm này mô vú mềm, dễ thăm khám. Các bước: - Bước 1: ở tư thế đứng trước gương, 2 tay giơ lên cao, đặt sau gáy, quan sát 2 vú xem có thay đổi bất thường như một chỗ lõm vào, đầu vú bị co rút hay không, độ cân xứng… - Bước 2: chống 2 tay vào hông, nâng nhẹ 2 vai, có thể cúi người ra trước, quan sát độ cân xứng, độ võng của vú. - Bước 3: bước 3 đến bước 5 nên thực hiện ở tư thế nằm. Dùng lòng bàn tay (không dùng ngón tay bóp vào mô vú) áp vào vú để xem có khối u hay chỗ gồ lên hay không. Khi khám vú (T), tay (T) sẽ giơ lên để sau gáy, dùng lòng bàn tay (P) áp lần lượt từ trung tâm quầng vú theo chiều kim đồng hồ, đi hết mô vú hoặc bạn có thể đi từ ngoài vào trong quầng vú tùy theo thói quen. Khi khám vú (P), đổi tay và thực hiện tương tự. - Bước 4: tiếp tục di chuyển tay đến hố nách, xem có hạch hay không. - Bước 5: dùng ngón đè vào quầng vú, đầu vú, xem có tiết dịch hay không. Siêu âm: Trong bệnh lý tuyến vú, siêu âm có thể giúp xác định có u hay không, bản chất u là đặc hay nang, dưới hướng dẫn của siêu âm tiến hành sinh thiết chính xác. Siêu âm được kết hợp với chụp X-quang tuyến vú (nhũ ảnh) trong chẩn đoán cũng như tầm soát bệnh lý tuyến vú. Chụp X-quang tuyến vú (nhũ ảnh): phương pháp dùng tia X để khảo sát mô tuyến vú, hiện nay nhũ ảnh đã trở thành phương tiện phổ biến để tầm soát ung thư vú tại các nước Âu - Mỹ. Tại VN, một số bệnh viện đã trang bị, tuy nhiên số lượng còn ít. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA): dùng kim lấy tế bào từ sang thương, sau đó quan sát dưới kính hiển vi nhằm phát hiện những tế bào bất thường, ác tính. Sinh thiết: lấy một phần hoặc toàn bộ sang thương nhằm chẩn đoán xác định bản chất sang thương. Các phương tiện khác: nhờ vào phát triển của khoa học đã có nhiều phương tiện hiện đại giúp chẩn đoán bệnh lý tuyến vú như: chụp cộng hưởng từ (MRI), hoặc PET-CT Scan, tuy nhiê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: