Danh mục

Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán (phần 2)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.94 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

3. Thái độ ứng xử ngôn ngữ của người Việt 3.1. Không giống như một số quốc gia hoặc dân tộc khác, thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thế hệ người Việt không bị ảnh hưởng của chính sách do bộ máy cai trị của thế lực chiếm đóng ngoại bang hoặc tâm lí dân tộc cực đoan. Ngược lại, theo ý chúng tôi, thái độ ứng xử đó được chi phối bởi tiềm thức về nhu cầu giao tiếp xã hội. Tiềm thức này ngày càng tăng do thực tiễn giao tiếp xã hội cho thấy giá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán (phần 2) Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán (phần 2)3. Thái độ ứng xử ngôn ngữ của người Việt3.1. Không giống như một số quốc gia hoặc dân tộc khác, thái độ ứng xử ngôn ngữcủa các thế hệ người Việt không bị ảnh hưởng của chính sách do bộ máy cai trị củathế lực chiếm đóng ngoại bang hoặc tâm lí dân tộc cực đoan. Ngược lại, theo ýchúng tôi, thái độ ứng xử đó được chi phối bởi tiềm thức về nhu cầu giao tiếp xãhội. Tiềm thức này ngày càng tăng do thực tiễn giao tiếp xã hội cho thấy giá trịđích thực của các yếu tố gốc Hán, nói chung là tiếng Hán, chứ không phải do sự ápđặt, ép buộc từ một chính sách của lực lượng chiếm đóng.3.2. Ứng xử ngôn ngữ đầu tiên của người Việt được quy định, có thể nói, một cáchkhách quan bởi nhu cầu giao tiếp với lớp người Hán di cư vào đất Việt. Trong Sựra đời của Việt Nam, K.W. Taylor tỏ ra khách quan khi có nhận xét đại ý: Khôngphải tất cả người Hán di cư đến miền đất Âu Lạc trước đây đều thuộc tầng lớpquan quyền. Nhiều di dân là lính tráng (ở lại sau khi mãn hạn lính), những ngườilao động bình thường, những người thợ có tay nghề. Tầng lớp di dân ở vị trí xã hộithấp này có xu hướng kết nhập với giới xã hội người Hán còn ở lại làm ăn sinhsống sau cuộc hành quân Mã Viện. Nhiều người Hán di cư có xu hướng kết hợpgiá trị Hán chính thống của họ với các đặc điểm xã hội tại chỗ. Điều này được thểhiện trên thực tế bằng các cuộc hôn nhân hỗn hợp và các hoạt động của người Hándi cư với tư cách đại diện cho cộng đồng từng khu vực trong các cuộc khởi nghĩađịa phương nổ ra vào thế kỉ thứ hai.Hoàn toàn có lí khi cho rằng người Hán di cư dần dần trở thành các thành viênthuộc xã hội tại chỗ. Họ gầy dựng cuộc sống của riêng mình theo mô thức văn hoáHán. Họ mang đến Việt Nam vốn từ ngữ và kĩ thuật Hán, nhưng họ phát triển tấtcả theo quan điểm riêng, dựa rất nhiều vào di sản thuộc miền đất họ đến sinh sống.Tiếng Việt tiếp tục tồn tại, và lẽ đương nhiên là sau một vài thế hệ, con cháu ngườiHán di cư nói tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong giao tiếp. Xã hội Việt Nam lúc bấygiờ, có thể nói, hầu như tách biệt hoàn toàn với văn minh Hán, và xã hội Hán–Việttồn tại như một chi thể của thế giới văn hoá tự trị. Người Hán di cư trải qua quátrình “Việt Nam hoá” một cách có hiệu quả hơn (more effectively) là người ViệtNam bị Hán hoá (John DeFrancis, p.53).Về phần mình, ngoài sự giao tiếp và quy hợp ở các tầng lớp dưới của xã hội, mộtsố nhân vật ở tầng lớp trên do yêu cầu của hoàn cảnh hoặc chức trách, cũng có thểdo chủ động, tiếp xúc ngày càng sâu bền hơn với ngôn ngữ, văn tự và nói chung làvăn hoá Hán. Đó là khi các Thái thú Hán, bắt đầu từ Sĩ Nhiếp, cho mở trường dạyhọc. Đầu tiên người học ở các trường này chủ yếu là con em quan chức Hán, kế đótrường cũng dần dần thu nhận thêm viên chức Việt; và cuối cùng con em các giađình Việt khá giả cũng được đến học. Từ cơ hội ấy mà dần dần hình thành tầng lớptrí thức Việt xuất thân từ Hán học, trong số này đã có những nhân tài xuất hiện. Và“Như thế nhân tài nước Việt cũng được tuyển dụng như người Hán, mở đầu là LíCầm, Lí Tiến” (Dẫn theo bản dịch tiếng Việt: Đại Việt sử kí toàn thư, Hà Nội,1983, tr.182)(5).3.3. Sau thời Bắc thuộc, sang giai đoạn tự chủ xây dựng chế độ vương quyền củamình, các triều đại phong kiến Việt Nam dùng tiếng Hán–Việt, chữ Hán như ngônngữ và văn tự văn hoá đương nhiên của Việt Nam. Dấu chỉ của thực tế đó là nhữngvăn kiện chính thức hoặc huyền thoại, cắm mốc cho các sự kiện lịch sử, đều bằngtiếng Hán–Việt và ghi lại bằng chữ Hán: Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ, bài thơ thầnNam quốc sơn hà vang vọng trên bờ sông Như Nguyệt, Hịch tướng sĩ của TrầnHưng Đạo, và Bình Ngô đại cáo và Quân trung từ mệnh tập dưới ngòi bút củaNguyễn Trãi thời Lê. Trong lĩnh vực phục hưng nền văn hoá dân tộc tiếng Hán–Việt và chữ Hán là công cụ để ông cha ta thời Lí – Trần xây dựng cả một gia tàivăn học chữ Hán đồ sộ. Nền giáo dục cổ điển Việt Nam bắt đầu từ triều Lí (1076)cũng được xây dựng theo mô hình Nho học, ngôn ngữ dùng trong giáo dục cũng làtiếng Hán–Việt và chữ Hán. Các học quan, thày dạy đều xuất thân từ Hán học. Nềngiáo dục này góp phần chủ yếu đào tạo nên các thế hệ trí thức hoạt động trên mọilĩnh vực của đời sống một quốc gia độc lập thời phong kiến Việt Nam tồn tại mãiđến triều Nguyễn.Nếu khảo sát hệ thống từ ngữ dùng trong quá trình xây dựng chế độ phong kiếnViệt Nam – từ tên gọi các cơ chế tổ chức, hệ thống quan chức, hệ thống luật phápv.v. – ta có thể thấy số từ ngữ Hán–Việt chiếm phần lớn. Đó cũng là tình hìnhtrong lĩnh vực khoa học quân sự, lĩnh vực kinh tế và nhiều ngành khoa học xã hộikhác. Nói tóm lại trong giai đoạn này tiếng Hán và chữ Hán là ngôn ngữ và văn tựcủa nền hành chánh và của giới trí thức Việt Nam giống như tiếng Hi lạp và Latinh đối với xã hội Châu Âu thời kì tiền hiện đại. Trong quá trình đó ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều: