Vài khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình tự do hóa Tài chính
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình tự do hóa Tài chínhNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIVÀI KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAMTRONG QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNHTS. BÙI THỊ THANH TÌNH - Học viện Ngân hàngTrong quá trình hội nhập quốc tế, tự do hóa tài chính là một khía cạnh được nhiều người quantâm bởi nó ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ thống tài chính. Bài viết làm rõ những lợi ích và rủi rocủa quá trình tự do hóa tài chính, đánh giá mức độ tự do hóa tài chính Việt Nam hiện nay, đưa ranhững khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và tự do hóatài chính nói riêng.Từ khóa: Tự do hóa tài chính, hội nhập, kinh tế vĩ mô, hệ thống tài chínhIn the context of international integration,financial liberalization is considered themost due to its significant impact on thestability of financial system. This studyattempts to clarify benefits and risks infinancial liberalization, evaluate the presentlevel of financial liberalization in Vietnamand recommend approaches for Vietnamin international economic integration andfinancial liberalization in particular.Keywords: Financial liberalization, integration,macroeconomics, financial systemNgày nhận bài: 7/2/2017Ngày chuyển phản biện: 7/2/2017Ngày nhận phản biện:24/2/2017Ngày chấp nhận đăng: 24/2/2017Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vàonền kinh tế quốc tế thông qua việc ký kếtcác hiệp định, tham gia vào các tổ chức như:Tổ chức Thương mại thế giới, Cộng đồng kinh tếASEAN, các Hiệp định Thương mại tự do thế hệmới… Cùng với quá trình hội nhập đó, các quốc gianói chung và Việt Nam nói riêng nỗ lực chọn chomình những giải pháp tự do hóa tài chính để giatăng tính cạnh tranh trong hệ thống tài chính, từ đócải thiện hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực.Tuy nhiên, trước tình hình nền kinh tế thế giới đầybiến động hiện nay đã khiến cho các chuyên gia kinhtế, các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi: Liệu những lợi44ích mà tự do hóa tài chính đem lại có lớn hơn nhữngrủi ro đi kèm với nó hay không? Việc có những hiểubiết về lợi ích và rủi ro khi tự do hóa tài chính là cầnthiết để chuẩn bị tốt hơn hội nhập kinh tế quốc tếcũng như thúc đẩy tự do hóa tài chính.Khái niệm tự do hóa tài chínhTheo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): “Tự do hoá tàichính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là huỷbỏ sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt độngcủa hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thốngnày hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quyluật thị trường”. Đây chính là quá trình nới lỏngnhững hạn chế về các quyền tham gia thị trườngcho các bên tìm kiếm lợi ích trong phạm vi kiểmsoát được của pháp luật dưới nhiều hình thức khácnhau. Bản chất của tự do hoá tài chính là nhằm đưahoạt động tài chính vận hành theo cơ chế vốn cócủa thị trường và chuyển vai trò điều tiết tài chínhtừ Chính phủ sang thị trường, mục tiêu là tìm ra sựphối hợp có hiệu quả giữa Nhà nước và thị trườngtrong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinhtế - xã hội.Nội dung cơ bản của tự do hóa tài chính baogồm: Tự do hoá lãi suất, tự do hóa tỷ giá, tự dohoá hoạt động cho vay của các ngân hàng thươngmại (NHTM), tự do hoá hoạt động ngoại hối và tựdo hoá hoạt động của các tổ chức tài chính trên thịtrường tài chính (TTTC).Tự do hoá lãi suất: Tự do hoá lãi suất là việc chophép các tổ chức tín dụng (TCTD) được tự do quyếtđịnh mức lãi suất huy động vốn và cho vay. Thựcchất, lãi suất hoàn toàn để cho cung cầu vốn trên thịtrường xác định, ngân hàng Trung ương chỉ sử dụngcác công cụ can thiệp gián tiếp.TÀI CHÍNH - Tháng 3/2017- Tự do hóa tỷ giá: Khi tỷ giá hối đoái được dầntừng bước tự do hóa (tất nhiên vẫn cần được giámsát nhưng bằng các công cụ thị trường để kiểm soát,điều hành), góp phần nâng cao tính cạnh tranh vàkhả năng phản ứng của nền kinh tế trong nước vớinhững thay đổi của nền kinh tế thế giới trong điềukiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.- Tự do hoá hoạt động cho vay của các NHTM: Thểhiện là việc thay đổi từ tín dụng phân phối cho mộtsố ít đối tượng khách hàng sang tín dụng khôngphân biệt với mọi đối tượng khách hàng. Đồng thời,tách bạch hoạt động cho vay chính sách với cho vaythương mại.- Tự do hoá hoạt động ngoại hối: Hoạt động ngoạihối là hoạt động của người cư trú, người không cưtrú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn...Tự do hoá hoạt động củacác tổ chức tài chính trên thị trường tài chínhTự do hoá hoạt động của các tổ chức tài chínhtrên TTTC được hiểu là việc xoá bỏ sự phân biệtđối xử giữa các tổ chức tài chính thuộc các thànhphần kinh tế khác nhau, giữa các loại hình tổ chứctài chính, giữa các tổ chức tài chính trong nước vàtổ chức tài chính nước ngoài. Các nước có thể tiếnhành tự do hoá tài chính theo lộ trình, phương phápđược lựa chọn cho phù hợp với đặc điểm riêng cócủa mình.Lợi ích và rủi ro của tự do hoá tài chínhLợi ích của tự do hóa tài chínhThứ nhất, phân bổ nguồn lực một cách hiệu quảtrên phạm vi quốc gia và toàn cầu. Tự do hóa lãi suấtchính là quá trình để cho các lực lượng thị trườngquyết định mức giá của nguồn lực quan trọng nhất,đó là vốn. Theo đó, nguồn lực khan hiếm này sẽđược phân bổ tới những người vay hiệu quả nhất.Sự vận động tự do của vốn cho phép một sự phânbổ tiết kiệm trên toàn cầu hiệu quả hơn và hướng cácnguồn lực tới những nơi sử dụng có hiệu quả nhất.Thứ hai, thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởngkinh tế. Với yếu tố khác là như nhau, nếu càng cónhiều loại định chế và sản phẩm tài chính thì hệthống tài chính càng hiệu quả và đóng góp nhiềuhơn cho phát triển kinh tế. Sự chuyên nghiệp cao,lợi thế nhờ quy mô cùng tính hiệu quả do cạnh tranhmang lại sẽ chuyển thành lợi ích cho người tiêudùng dưới dạng những sản phẩm chất lượng caovà chi phí thấp. Điều này kích thích gia tăng nguồntiết kiệm quốc gia. Tính lưu động của vốn có thể chophép các nhà đầu tư đạt được các mức sinh lời caohơn. Lợi suất cao hơn có thể khuyến khích tiết kiệmvà đầu tư để đem lại những tốc độ tăng trưởng kinhtế nhanh hơn. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tự do hóa tài chính Hội nhập kinh tế Kinh tế vĩ mô Hệ thống tài chính Kinh tế tài chínhTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 714 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 375 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Vai trò của dấu ấn sinh học trong nhồi máu não
11 trang 0 0 0 -
BÀI TẬP ÔN LUYỆN VẬT LÍ 12 PHẦN GIAO THOA VÀ HIỆU ỨNG QUANG ĐIỆN
3 trang 0 0 0 -
7 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Tổ chức không gian kiến trúc các khu resort ven biển Đà Nẵng
112 trang 0 0 0 -
114 trang 0 0 0
-
121 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Chất hài trong kiến trúc của Renzo Piano
124 trang 0 0 0 -
157 trang 0 0 0
-
179 trang 0 0 0
-
9 trang 0 0 0