Bước sang những năm 90, lĩnh vực nghiên cứu cú pháp tiếng Việt sôi động hẳn với việc công bố cuốn “Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1” của Cao Xuân Hạo. Sau khi cuốn sách ra đời, đã có nhiều cuộc thảo luận được tổ chức xoay quanh chủ đề Ngữ pháp Chức năng và tiếng Việt. Phải thừa nhận rằng, cuốn sách của Cao Xuân Hạo đã mang lại một luồng gió mới cho cả nền ngôn ngữ học nước nhà và hiện nay, những vấn đề mà cuốn sách đặt ra vẫn đang còn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt Từ 1990 đến nay
Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt
Từ 1990 đến nay
Bước sang những năm 90, lĩnh vực nghiên cứu cú pháp tiếng Việt sôi động hẳn với
việc công bố cuốn “Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1” của Cao
Xuân Hạo. Sau khi cuốn sách ra đời, đã có nhiều cuộc thảo luận được tổ chức xoay
quanh chủ đề Ngữ pháp Chức năng và tiếng Việt. Phải thừa nhận rằng, cuốn sách
của Cao Xuân Hạo đã mang lại một luồng gió mới cho cả nền ngôn ngữ học nước
nhà và hiện nay, những vấn đề mà cuốn sách đặt ra vẫn đang còn là thời sự. Vì
vậy, đánh giá cho hết những đóng góp mà cuốn sách mang lại là một công việc rất
khó khăn. Tuy nhiên, khoảng cách 10 năm cũng có thể xem là tạm đủ để nêu lên
những đóng góp cũng như những gợi mở của cuốn sách.
Cái mới mà “Sơ thảo” (tức “Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1”
của Cao Xuân Hạo) mang lại là một tinh thần chống chủ nghĩa “Dĩ Âu vi trung”
trong nghiên cứu câu tiếng Việt. Tác giả “Sơ thảo” cho rằng, gần như tất cả những
miêu tả ngữ pháp trong nhà trường lâu nay chỉ là một sự rập khuôn máy móc ngữ
pháp của tiếng Châu Âu, mà điển hình nhất là việc gán cho cấu trúc chủ vị cái
cương vị là cấu trúc cú pháp cơ bản của câu tiếng Việt. Theo tác giả, cấu trúc chủ
vị, như vẫn thường được hiểu, chỉ thích hợp cho việc miêu tả các thứ tiếng Châu
Âu. Còn đối với một thứ tiếng như tiếng Việt, cái cấu trúc cú pháp cơ bản ấy là
một cấu trúc khác: cấu trúc Sở đề-Sở thuyết. Hai thành tố của cấu trúc này tương
ứng với hai thành phần của một hành động nhận định hay hành động mệnh đề.
Trong tiếng Việt, ranh giới của Sở đề (gọi tắt là Đề) và Sở thuyết (gọi tắt là
Thuyết) được đánh dấu bằng khả năng thêm các tác tử thì, là, mà. Cấu trúc của câu
trần thuật được “chia hết” cho hai thành phần Đề, Thuyết và câu có thể có một bậc
Đề Thuyết hoặc có từ hai bậc Đề Thuyết trở lên. Chẳng hạn, câu “Tôi dạo này ở
nhà con cái đứa thì đi học đứa thì đi làm, phải thổi cơm lấy mà ăn” có đến 5 bậc
cấu trúc Đề Thuyết như sau (1991, trang 174):
Cao Xuân Hạo cho rằng cách tiếp cận chức năng là thích hợp nhất để miêu tả ngữ
pháp tiếng Việt. Cách tiếp cận chức năng nhìn thấy sự thống hợp của ba bình diện
nghiên cứu câu là kết học, nghĩa học và dụng học, tuy nhiên đòi hỏi người nghiên
cứu phải biết phân biệt ba bình diện nghiên cứu này một cách tách bạch, không
được lẫn lộn những sự kiện của bình diện này sang bình diện khác (đây, theo tác
giả, vốn là một trong nhược điểm phổ biến ở các tác giả đi trước, chẳng hạn tình
trạng dùng các đặc điểm nghĩa học để gán nhãn các thành phần cấu trúc của câu,
vốn thuộc bình diện kết học).
Cuốn sách của Cao Xuân Hạo cũng nêu lên hoặc đặt lại một loạt vấn đề cơ bản
trong nghiên cứu cú pháp: câu là gì, câu và các đơn vị của ngôn ngữ, cấu trúc chủ
vị và cấu trúc Đề Thuyết trong ngôn ngữ học hiện thời, cấu trúc nghĩa của câu,
những vấn đề về dụng pháp... Về cách giải quyết các vấn đề cụ thể, có thể đồng ý
hoặc không đồng ý với tác giả. Tuy nhiên, trong nghiên cứu cú pháp hiện đại,
người nghiên cứu ngày nay không thể không bàn đến những vấn đề mà Cao Xuân
Hạo đã nêu ra trong Sơ thảo (và trong những bài viết khác về sau). Sự cân đối và
giản dị trong giải pháp dùng cấu trúc Đề Thuyết để miêu tả câu tiếng Việt là một
trong những ưu điểm của tác giả.
Quan điểm của Cao Xuân Hạo có được sự ủng hộ từ một số nghiên cứu trong ngôn
ngữ học quốc tế. Chúng tôi thấy cần dẫn ra đây một số nghiên cứu mà chúng tôi
cho là rất quan trọng để có thể hiểu được đóng góp của Cao Xuân Hạo đối với ngữ
pháp tiếng Việt.
Trước hết, đó là nghiên cứu của Keenan nhằm xác lập một định nghĩa phổ quát về
chủ ngữ. Trong bài báo Tiến tới một định nghĩa phổ quát cho chủ ngữ (1976), tác
giả khảo sát chủ ngữ của các câu cơ bản (được lấy từ nhiều ngôn ngữ khác nhau),
từ đó đưa ra một danh sách gồm 30 thuộc tính đặc trưng của chủ ngữ, gồm có các
thuộc tính liên quan đến tính độc lập, các thuộc tính liên quan đến hình thái, các
thuộc tính liên quan đến vai nghĩa, các thuộc tính liên quan đến sự khống chế trực
tiếp (tức liên quan đến cấp bậc trong câu). Các thuộc tính này được xem là tiêu chí
để xác định chủ ngữ. Danh ngữ nào thoả mãn càng nhiều thuộc tính thì càng ra vẻ
là chủ ngữ. Trong thực tế, không một danh ngữ nào trong các ngôn ngữ trên thế
giới có thể thoả mãn đầy đủ 30 thuộc tính này để có thể được xem là một chủ ngữ
lí tưởng. Vì vậy, ý định xây dựng một định nghĩa chủ ngữ phổ quát (tức có thể
áp dụng cho tất cả các ngôn ngữ) của Keenan rõ ràng là thất bại: chỉ có thể định
nghĩa chủ ngữ cho/của từng ngôn ngữ, tức không thể có một khái niệm chủ ngữ
phổ quát mà chỉ có khái niệm chủ ngữ của (subject of) áp dụng cho từng ngôn
ngữ riêng biệt.
Trong thực tế, danh ngữ trong các ngôn ngữ khác nhau thì thoả mãn một số lượng
không giống nhau các thuộc tính trên đây. Và đây chính là cơ sở để Li và
Thompson nêu ra một cách phân loại loại hình học mới: các ngôn n ...