Vài nét về nguồn gốc người Tày ở Cao Bằng
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 192.90 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dân tộc Tày còn có tên gọi là “Tày Đeng” hoặc Thổ. Họ là cư dân sinh sống lâu đời ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng. Trải qua quá trình lịch sử, với nhiều biến động chính trị, bên cạnh những dòng họ Tày bản địa, lớp cư dân Tày mới đã xuất hiện. Trong Cao Bằng tạp chí nhật tập, Bế Huỳnh đã chia người Thổ (người Tày) thành bốn loại là Thổ ty (con cháu công thần triều Lê được phân phong thế tập cai quản ở đây), Phụ Đạo (người Tày bản địa được triều đình phong làm phụ đạo).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về nguồn gốc người Tày ở Cao BằngNguyễn Thị HảiTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ84(08): 17 - 22VÀI NÉT VỀ NGUỒN GỐC NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNGNguyễn Thị Hải*Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTDân tộc Tày còn có tên gọi là “Tày Đeng” hoặc Thổ. Họ là cư dân sinh sống lâu đời ở khu vựcmiền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng. Trải qua quá trình lịch sử, với nhiều biến độngchính trị, bên cạnh những dòng họ Tày bản địa, lớp cư dân Tày mới đã xuất hiện. Trong Cao Bằngtạp chí nhật tập, Bế Huỳnh đã chia người Thổ (người Tày) thành bốn loại là Thổ ty (con cháucông thần triều Lê được phân phong thế tập cai quản ở đây), Phụ Đạo (người Tày bản địa đượctriều đình phong làm phụ đạo), Thổ trước (dân Tày bản địa) và Biến Thổ (người ở dưới đồng bằnghoặc đi việc vua, đi dạy học mà tới, dân tứ xứ đến buôn bán cùng con cháu bề tôi nhà Mạc, nhữngngười phò giúp Tây Sơn an trí ở đây …) [5, 2].Từ khoá: Dân tộc Tày, Cao Bằng, An Dương Vương, Văn hoá, Thổ tyNGƯỜI TÀY GỐC*Ngày nay, người Tày Cao Bằng còn lưu truyềncâu chuyện truyền thuyết “Pú Luông Quân” - kểvề cuộc sống nguyên thuỷ của người Tày cổ ởđịa phương. Cao Bằng là nơi sinh sống của cặptrai gái đầu tiên Báo Luông (trai to) và Sao Cải(gái lớn), nói cách khác, đó là nơi phát tích củangười Tày cổ. Họ gặp nhau, lấy nhau và chungsống trong Ngườm Ngả (tức Ngườm Bốc) –một hang cạn gần mỏ nước ở Bản Nưa, xãHồng Việt, huyện Hòa An ngày nay. Trải quaquá trình lao động, họ đã tìm ra lửa, phát minhra nghề nông trồng lúa nước, thuần dưỡng vàchăn nuôi gia súc. Khi nông nghiệp phát triển,họ bắt đầu chuyển xuống ở gần những cánhđồng. Quá trình ấy gắn liền với những địa danhTày cổ của Hòa An như Nà Đuốc, Nà Loòng,Nà Niền, Nà Mỏ, Vỏ Má, Lậu Pất, Khau Ma,Nà Vài, Nà Mò, Chông Mu …[7]. Đặc biệt, quanghiên cứu địa danh cho thấy, trừ tên huyện, xãlà âm Hán - Việt được hình thành trong giaiđoạn lịch sử sau, thì toàn bộ tên xóm, bản, sông,suối, núi, đồi … đều là tiếng Tày. Điều đóchứng tỏ Cao Bằng là nơi cư trú lâu đời và liêntục của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữTày – Thái.Cốt lõi lịch sử của truyền thuyết “Pú LuôngQuân” phần nào được chứng minh qua nhữngthành tựu khảo cổ học ở Cao Bằng. Các nhà*khảo cổ đã tìm thấy ở Cao Bằng nhiều di tíchthuộc thời đại đồ đá. Mặc dù chưa phát hiệnđược hiện vật của giai đoạn sơ kỳ đá cũ nhưngcác nhà khảo cổ đã khẳng định ở Cao Bằng cótrầm tích và hóa thạch thuộc giai đoạn trung kỳCánh tân ở Ngườm Phja Khóa (huyện ThạchAn) và hang Phja Phủ (huyện Trùng Khánh).Tiếp đó là các di tích thuộc thời kỳ văn hóa SơnVi như Ngườm Xe, mái đá Bản Giã, mái đáNgườm Càng, hang Ngườm Nhù (huyện TrùngKhánh), Ngườm Phà Kình, Pó Piúc (huyện HòaAn) …; rồi văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn nhưhang Ngườm Càng (Thông Nông), hangNgườm Bốc (Hòa An). Tại Ngườm Bốc –tương truyền là nơi ở của hai vợ chồng BáoLuông và Sao Cải - các nhà khảo cổ học đàothám sát, thu được khối trầm tích CácbonnatCanxi có chứa hóa thạch động vật, vỏ ốc suốikhá lớn và 11 hiện vật bằng đá (4 công cụ chặtthô, 2 nạo cắt, 2 chày nghiền, 3 cuội nguyênliệu). Đây là một di tích cư trú của ngườinguyên thủy sống vào giai đoạn chuyển tiếpgiữa thời đại đá cũ và đá mới, cách ngày naykhoảng 10.000 năm, tương đương với giai đoạnvăn hóa Hòa Bình sớm [2, 79-80]. Ở hang Thần(Thông Nông), các nhà khảo cổ còn tìm thấydấu vết của một di cốt không còn nguyên vẹncủa người thời cổ. Sau khi phân tích lớp trầmtích, nội dung tầng văn hóa và nghi thức táng,nhà khảo cổ học Trình Năng Chung đã xếphang Thần vào nền văn hóa Bắc Sơn có niên đạisơ kỳ đá mới [1, 83]. Những vết tích thời đại đáTel: 0986938872; Email: nguyenthihai83@gmail.com17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênhttp://www.lrc-tnu.edu.vnNguyễn Thị HảiTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆở khu vực này tuy còn rải rác nhưng cũng chota thấy sự phát triển liên tục của các nền vănhoá khảo cổ tại Cao Bằng… Mặc dù chưa tìmđược tầng văn hóa nhưng rõ ràng, người nguyênthủy đã có mặt ở Cao Bằng và có thể xem giaiđoạn “Pú Luông Quân” là giai đoạn xã hội thịtộc nguyên thủy của người Tày - Thái mà sử cũgọi là bộ lạc Tây Âu.Vào giai đoạn hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí,công xã thị tộc dần tan rã, công xã nông thôndần được hình thành. Truyền thuyết Cẩu chủacheng vùa của đồng bào Tày Cao Bằng phảnánh một xã hội phụ hệ đang mạnh bước tớingưỡng cửa văn minh, của sự hình thành nhànước. “Nước Nam Cương” nằm ở phía NamTrung Quốc và vùng đất Cao Bằng ngày nay,giáp với nước Văn Lang, do Thục Chế - cha củaThục Phán - làm vua, kinh đô đặt ở Nam Bình(tức Cao Bình thuộc xã Hưng Đạo, Hòa Anhiện nay). Đó là một liên minh bộ lạc gồmmười mường, mỗi chúa cai quản một xứ nhưnglệ thuộc vào mường trung tâm của Thục Chế,cứ ba năm tiến cống một lần. Khi Thục Chếchết, Thục Phán còn nhỏ tuổi, các chúa mườngkéo quân đến vây kinh thành đòi nhường ngôi.Thục Phán tổ chức cuộc thi tài giữa các chúa, aithắng cuộc sẽ nhường ngôi cho. Bằng tài tríthông minh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về nguồn gốc người Tày ở Cao BằngNguyễn Thị HảiTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ84(08): 17 - 22VÀI NÉT VỀ NGUỒN GỐC NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNGNguyễn Thị Hải*Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTDân tộc Tày còn có tên gọi là “Tày Đeng” hoặc Thổ. Họ là cư dân sinh sống lâu đời ở khu vựcmiền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng. Trải qua quá trình lịch sử, với nhiều biến độngchính trị, bên cạnh những dòng họ Tày bản địa, lớp cư dân Tày mới đã xuất hiện. Trong Cao Bằngtạp chí nhật tập, Bế Huỳnh đã chia người Thổ (người Tày) thành bốn loại là Thổ ty (con cháucông thần triều Lê được phân phong thế tập cai quản ở đây), Phụ Đạo (người Tày bản địa đượctriều đình phong làm phụ đạo), Thổ trước (dân Tày bản địa) và Biến Thổ (người ở dưới đồng bằnghoặc đi việc vua, đi dạy học mà tới, dân tứ xứ đến buôn bán cùng con cháu bề tôi nhà Mạc, nhữngngười phò giúp Tây Sơn an trí ở đây …) [5, 2].Từ khoá: Dân tộc Tày, Cao Bằng, An Dương Vương, Văn hoá, Thổ tyNGƯỜI TÀY GỐC*Ngày nay, người Tày Cao Bằng còn lưu truyềncâu chuyện truyền thuyết “Pú Luông Quân” - kểvề cuộc sống nguyên thuỷ của người Tày cổ ởđịa phương. Cao Bằng là nơi sinh sống của cặptrai gái đầu tiên Báo Luông (trai to) và Sao Cải(gái lớn), nói cách khác, đó là nơi phát tích củangười Tày cổ. Họ gặp nhau, lấy nhau và chungsống trong Ngườm Ngả (tức Ngườm Bốc) –một hang cạn gần mỏ nước ở Bản Nưa, xãHồng Việt, huyện Hòa An ngày nay. Trải quaquá trình lao động, họ đã tìm ra lửa, phát minhra nghề nông trồng lúa nước, thuần dưỡng vàchăn nuôi gia súc. Khi nông nghiệp phát triển,họ bắt đầu chuyển xuống ở gần những cánhđồng. Quá trình ấy gắn liền với những địa danhTày cổ của Hòa An như Nà Đuốc, Nà Loòng,Nà Niền, Nà Mỏ, Vỏ Má, Lậu Pất, Khau Ma,Nà Vài, Nà Mò, Chông Mu …[7]. Đặc biệt, quanghiên cứu địa danh cho thấy, trừ tên huyện, xãlà âm Hán - Việt được hình thành trong giaiđoạn lịch sử sau, thì toàn bộ tên xóm, bản, sông,suối, núi, đồi … đều là tiếng Tày. Điều đóchứng tỏ Cao Bằng là nơi cư trú lâu đời và liêntục của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữTày – Thái.Cốt lõi lịch sử của truyền thuyết “Pú LuôngQuân” phần nào được chứng minh qua nhữngthành tựu khảo cổ học ở Cao Bằng. Các nhà*khảo cổ đã tìm thấy ở Cao Bằng nhiều di tíchthuộc thời đại đồ đá. Mặc dù chưa phát hiệnđược hiện vật của giai đoạn sơ kỳ đá cũ nhưngcác nhà khảo cổ đã khẳng định ở Cao Bằng cótrầm tích và hóa thạch thuộc giai đoạn trung kỳCánh tân ở Ngườm Phja Khóa (huyện ThạchAn) và hang Phja Phủ (huyện Trùng Khánh).Tiếp đó là các di tích thuộc thời kỳ văn hóa SơnVi như Ngườm Xe, mái đá Bản Giã, mái đáNgườm Càng, hang Ngườm Nhù (huyện TrùngKhánh), Ngườm Phà Kình, Pó Piúc (huyện HòaAn) …; rồi văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn nhưhang Ngườm Càng (Thông Nông), hangNgườm Bốc (Hòa An). Tại Ngườm Bốc –tương truyền là nơi ở của hai vợ chồng BáoLuông và Sao Cải - các nhà khảo cổ học đàothám sát, thu được khối trầm tích CácbonnatCanxi có chứa hóa thạch động vật, vỏ ốc suốikhá lớn và 11 hiện vật bằng đá (4 công cụ chặtthô, 2 nạo cắt, 2 chày nghiền, 3 cuội nguyênliệu). Đây là một di tích cư trú của ngườinguyên thủy sống vào giai đoạn chuyển tiếpgiữa thời đại đá cũ và đá mới, cách ngày naykhoảng 10.000 năm, tương đương với giai đoạnvăn hóa Hòa Bình sớm [2, 79-80]. Ở hang Thần(Thông Nông), các nhà khảo cổ còn tìm thấydấu vết của một di cốt không còn nguyên vẹncủa người thời cổ. Sau khi phân tích lớp trầmtích, nội dung tầng văn hóa và nghi thức táng,nhà khảo cổ học Trình Năng Chung đã xếphang Thần vào nền văn hóa Bắc Sơn có niên đạisơ kỳ đá mới [1, 83]. Những vết tích thời đại đáTel: 0986938872; Email: nguyenthihai83@gmail.com17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênhttp://www.lrc-tnu.edu.vnNguyễn Thị HảiTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆở khu vực này tuy còn rải rác nhưng cũng chota thấy sự phát triển liên tục của các nền vănhoá khảo cổ tại Cao Bằng… Mặc dù chưa tìmđược tầng văn hóa nhưng rõ ràng, người nguyênthủy đã có mặt ở Cao Bằng và có thể xem giaiđoạn “Pú Luông Quân” là giai đoạn xã hội thịtộc nguyên thủy của người Tày - Thái mà sử cũgọi là bộ lạc Tây Âu.Vào giai đoạn hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí,công xã thị tộc dần tan rã, công xã nông thôndần được hình thành. Truyền thuyết Cẩu chủacheng vùa của đồng bào Tày Cao Bằng phảnánh một xã hội phụ hệ đang mạnh bước tớingưỡng cửa văn minh, của sự hình thành nhànước. “Nước Nam Cương” nằm ở phía NamTrung Quốc và vùng đất Cao Bằng ngày nay,giáp với nước Văn Lang, do Thục Chế - cha củaThục Phán - làm vua, kinh đô đặt ở Nam Bình(tức Cao Bình thuộc xã Hưng Đạo, Hòa Anhiện nay). Đó là một liên minh bộ lạc gồmmười mường, mỗi chúa cai quản một xứ nhưnglệ thuộc vào mường trung tâm của Thục Chế,cứ ba năm tiến cống một lần. Khi Thục Chếchết, Thục Phán còn nhỏ tuổi, các chúa mườngkéo quân đến vây kinh thành đòi nhường ngôi.Thục Phán tổ chức cuộc thi tài giữa các chúa, aithắng cuộc sẽ nhường ngôi cho. Bằng tài tríthông minh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Nguồn gốc người Tày ở Cao Bằng Nguồn gốc người Tày Dân tộc Tày An Dương VươngGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 279 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 266 0 0 -
5 trang 232 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 206 0 0 -
6 trang 194 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 189 0 0 -
8 trang 189 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 188 0 0 -
19 trang 164 0 0