Vài suy nghĩ về quan điểm nghề nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 143.10 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong di sản tư tưởng mà Hồ Chủ tịch để lại thì quan điểm của Người về vấn đề nghề nghiệp chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, rộng nhất. Mặc dầu, nghiên cứu vấn đề này chẳng những góp phần tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Trong phạm vi báo cáo này, các tác giả nêu ra một số suy nghĩ về quan điểm nghề nghiệp của Hồ Chủ Tịch, mời độc giả cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài suy nghĩ về quan điểm nghề nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Kỷ yếu hội thảo khoa học: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM. pp. 100-103 VÀI SUY NGHĨ VỀ QUAN ĐIỂM NGHỀ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH PGS.TS. Trần Viết Thụ Khoa Lịch sử, Đại học Vinh PGS.TS. Văn Ngọc Thành Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng của thời đại chúng ta. Trong di sản tư tưởng mà Hồ Chủ tịch để lại thì quan điểm của Người về vấn đề nghề nghiệp chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, rộng nhất. Mặc dầu, nghiên cứu vấn đề này chẳng những góp phần tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn; nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được phục hồi và phát huy mạnh mẽ những yếu tố tích cực của nó đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta, kéo theo nó là một loạt ngành nghề mới xuất hiện; khi mà thanh niên học sinh chúng ta còn có những quan niệm lệch lạc thậm chí sai lầm về nghề nghiệp. Vì vậy, quan điểm nghề nghiệp của Hồ Chủ tịch cần được xem xét một cách sâu sắc, nhất là đối với những người làm công tác giáo dục. Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi chưa đặt ra tham vọng giải quyết một cách đầy đủ, có hệ thống quan điểm nghề nghiệp Hồ Chủ tịch mà chỉ dừng lại ở chỗ bước đầu nêu ra một số suy nghĩ về vấn đề này. Rõ ràng, quan điểm nghề nghiệp là một phạm trù tư tưởng mang tính giai cấp và tính thời đại. Mỗi giai cấp đều có cách nhìn khác nhau, có thái độ khác nhau về nghề nghiệp, xuất phát từ quyền lợi của mỗi giai cấp nhất định. Dưới chế độ phong kiến, trong bách nghệ thì duy hữu độc thứ cao, vinh quang thuộc về lớp người ăn bám thống trị. Còn quần chúng nhân dân người lao động chân chính duy nhất sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội thì bị coi là dân ngu, dân đen. Trong nhân dân lao động, do bị ảnh hưởng bởi đạo đức phong kiến, nên có nhiều quan niệm sai lầm về nghề nghiệp. Học nghề, khổ luyện nghề không ngoài 100 Vài suy nghĩ về quan điểm nghề nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh mục đích vinh thân, phì gia, nhất nghệ tinh, nhất thân vinh phục vụ cho cuộc sống cá nhân ích kỷ, hẹp hòi. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, như Mác, Ăng-ghen đã nhận xét: Giai cấp tư sản không để lại giữa người với người một mối quan hệ nào khác ngoài mối lợi và trả tiền ngay không tình nghĩa. Giai cấp tư sản đã dìm những xúc động thiêng liêng của lòng sùng đạo, của nhiệt tình hiệp sỹ, của cảm tình tiểu tư sản xuống dòng nước giá lạnh của sự tính toán ích kỷ. Nó đã biến phẩm giá con người thành một giá trị trao đổi đơn thuần [1;44-45]. Do đó, giai cấp tư sản có thái độ coi khinh, phỉ báng lao động, ca ngợi sự ăn bám, tư tưởng thực dụng chủ nghĩa. Đối với giai cấp vô sản, sức lao động của họ trở thành hàng hóa để nhà tư bản mua bán, đổi chác; nghề nghiệp làm cho họ trở thành máy móc, què quặt. Cũng chính vì vậy, nền giáo dục phong kiến và tư sản có tính chất nhồi sọ thực dụng, xa rời thực tế lao động, sản xuất, đào tạo. Một bộ phận thế hệ trở thành lớp người thừa hành, ăn bám, mang tư tưởng coi khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Tóm lại, dưới chế độ người bóc lột người, nghề nghiệp không gì khác ngoài phương tiện để phục vụ lợi ích cá nhân ích kỷ của con người. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, quá trình hình thành quan điểm mác-xít về lao động nói chung, nghề nghiệp nói riêng đi đôi với việc phê phán, xóa bỏ quan điểm phong kiến và tư sản. Như chúng ta đã biết, trong cuộc đời hoạt động vô cùng phong phú, sôi nổi của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nhiều nghề khác nhau, từ phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết, rửa ảnh. . . đến làm báo, viết văn. Dù làm nghề này hay nghề khác, Bác đều dùng hết tinh thần và sức lực để làm cho xong công việc [2;16]. Tinh thần nghiêm túc đối với công việc, sự nỗ lực to lớn của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành để hoàn thành những công việc nặng nhọc, vất vả, trước hết, đó là thái độ của Người đối với lao động, nhưng cao hơn, xa hơn là nhằm mục đích cứu nước, cứu dân, là để đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét lại làm như thế nào sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta [2;13]. Việc Nguyễn Tất Thành nhập thân vào phong trào công nhân, sống một cuộc sống của người công nhân chủ yếu là để tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc, nhưng xét trên một khía cạnh khác, thì đây là đòn tấn công đầu tiên của Bác giáng vào quan niệm về lao động và nghề nghiệp của Hồ Chủ tịch được hình thành và hoàn chỉnh cùng với các quan điểm tư tưởng khác của Người. Theo chúng tôi, quan điểm nghề nghiệp của Hồ Chủ tịch thể hiện qua các khía cạnh cụ thể sau đây: Trước hết, Hồ Chủ tịch khẳng định rằng: Mục đích của lao động n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài suy nghĩ về quan điểm nghề nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Kỷ yếu hội thảo khoa học: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM. pp. 100-103 VÀI SUY NGHĨ VỀ QUAN ĐIỂM NGHỀ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH PGS.TS. Trần Viết Thụ Khoa Lịch sử, Đại học Vinh PGS.TS. Văn Ngọc Thành Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng của thời đại chúng ta. Trong di sản tư tưởng mà Hồ Chủ tịch để lại thì quan điểm của Người về vấn đề nghề nghiệp chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, rộng nhất. Mặc dầu, nghiên cứu vấn đề này chẳng những góp phần tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn; nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được phục hồi và phát huy mạnh mẽ những yếu tố tích cực của nó đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta, kéo theo nó là một loạt ngành nghề mới xuất hiện; khi mà thanh niên học sinh chúng ta còn có những quan niệm lệch lạc thậm chí sai lầm về nghề nghiệp. Vì vậy, quan điểm nghề nghiệp của Hồ Chủ tịch cần được xem xét một cách sâu sắc, nhất là đối với những người làm công tác giáo dục. Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi chưa đặt ra tham vọng giải quyết một cách đầy đủ, có hệ thống quan điểm nghề nghiệp Hồ Chủ tịch mà chỉ dừng lại ở chỗ bước đầu nêu ra một số suy nghĩ về vấn đề này. Rõ ràng, quan điểm nghề nghiệp là một phạm trù tư tưởng mang tính giai cấp và tính thời đại. Mỗi giai cấp đều có cách nhìn khác nhau, có thái độ khác nhau về nghề nghiệp, xuất phát từ quyền lợi của mỗi giai cấp nhất định. Dưới chế độ phong kiến, trong bách nghệ thì duy hữu độc thứ cao, vinh quang thuộc về lớp người ăn bám thống trị. Còn quần chúng nhân dân người lao động chân chính duy nhất sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội thì bị coi là dân ngu, dân đen. Trong nhân dân lao động, do bị ảnh hưởng bởi đạo đức phong kiến, nên có nhiều quan niệm sai lầm về nghề nghiệp. Học nghề, khổ luyện nghề không ngoài 100 Vài suy nghĩ về quan điểm nghề nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh mục đích vinh thân, phì gia, nhất nghệ tinh, nhất thân vinh phục vụ cho cuộc sống cá nhân ích kỷ, hẹp hòi. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, như Mác, Ăng-ghen đã nhận xét: Giai cấp tư sản không để lại giữa người với người một mối quan hệ nào khác ngoài mối lợi và trả tiền ngay không tình nghĩa. Giai cấp tư sản đã dìm những xúc động thiêng liêng của lòng sùng đạo, của nhiệt tình hiệp sỹ, của cảm tình tiểu tư sản xuống dòng nước giá lạnh của sự tính toán ích kỷ. Nó đã biến phẩm giá con người thành một giá trị trao đổi đơn thuần [1;44-45]. Do đó, giai cấp tư sản có thái độ coi khinh, phỉ báng lao động, ca ngợi sự ăn bám, tư tưởng thực dụng chủ nghĩa. Đối với giai cấp vô sản, sức lao động của họ trở thành hàng hóa để nhà tư bản mua bán, đổi chác; nghề nghiệp làm cho họ trở thành máy móc, què quặt. Cũng chính vì vậy, nền giáo dục phong kiến và tư sản có tính chất nhồi sọ thực dụng, xa rời thực tế lao động, sản xuất, đào tạo. Một bộ phận thế hệ trở thành lớp người thừa hành, ăn bám, mang tư tưởng coi khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Tóm lại, dưới chế độ người bóc lột người, nghề nghiệp không gì khác ngoài phương tiện để phục vụ lợi ích cá nhân ích kỷ của con người. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, quá trình hình thành quan điểm mác-xít về lao động nói chung, nghề nghiệp nói riêng đi đôi với việc phê phán, xóa bỏ quan điểm phong kiến và tư sản. Như chúng ta đã biết, trong cuộc đời hoạt động vô cùng phong phú, sôi nổi của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nhiều nghề khác nhau, từ phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết, rửa ảnh. . . đến làm báo, viết văn. Dù làm nghề này hay nghề khác, Bác đều dùng hết tinh thần và sức lực để làm cho xong công việc [2;16]. Tinh thần nghiêm túc đối với công việc, sự nỗ lực to lớn của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành để hoàn thành những công việc nặng nhọc, vất vả, trước hết, đó là thái độ của Người đối với lao động, nhưng cao hơn, xa hơn là nhằm mục đích cứu nước, cứu dân, là để đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét lại làm như thế nào sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta [2;13]. Việc Nguyễn Tất Thành nhập thân vào phong trào công nhân, sống một cuộc sống của người công nhân chủ yếu là để tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc, nhưng xét trên một khía cạnh khác, thì đây là đòn tấn công đầu tiên của Bác giáng vào quan niệm về lao động và nghề nghiệp của Hồ Chủ tịch được hình thành và hoàn chỉnh cùng với các quan điểm tư tưởng khác của Người. Theo chúng tôi, quan điểm nghề nghiệp của Hồ Chủ tịch thể hiện qua các khía cạnh cụ thể sau đây: Trước hết, Hồ Chủ tịch khẳng định rằng: Mục đích của lao động n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Bài viết nghiên cứu khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh Quan điểm về nghề nghiệp Tư tưởng Hồ Chí MinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
40 trang 437 0 0
-
Tình cảm quốc tế của Bác Hồ: Phần 1
84 trang 332 0 0 -
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 310 0 0 -
Giáo trình Chính trị (Trình độ: Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Củ Chi
84 trang 302 1 0 -
197 trang 274 0 0
-
20 trang 274 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019)
144 trang 270 7 0 -
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 259 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 254 0 0 -
128 trang 245 0 0