Danh mục

Vai trò của chi trả dịch vụ môi trường rừng trong quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng: Trường hợp nghiên cứu tại Bản Duống, xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.37 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chỉ rõ vai trò của hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng tới hoạt động bảo vệ rừng dựa trên cơ sở cộng đồng, từ đó đưa ra các khuyến nghị kịp thời để duy trì và nâng cao hiệu quả cho việc quản lý rừng thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường ở nước ta trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của chi trả dịch vụ môi trường rừng trong quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng: Trường hợp nghiên cứu tại Bản Duống, xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn VAI TRÒ CỦA CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRONG QUẢN LÝ RỪNG DỰA TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI BẢN DUỐNG, XÃ HOÀNG TRĨ, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN Cao Trường Sơn, Nguyễn Thanh Lâm Bộ môn Quản lý Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trần Đức Viên Bộ môn Sinh thái Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam MỞ ĐẦU Chi trả dịch vụ môi trường (DVMT) là một công cụ sử dụng các khuyến khích về kinh tế cho việc bảo vệ, duy trì hoặc làm gia tăng việc phân phối các lợi ích cho mọi người từ các hệ thống tự nhiên (Bulte và cs., 2008; Muradian và cs., 2010). Chính vì vậy, chi trả dịch vụ môi trường đang trở thành một công cụ hữu hiệu để quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Hiệu quả của công cụ này còn được nhân lên gấp đôi khi thực hiện ở các quốc gia nghèo và đang phát triển, do có thể kết hợp các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng với hoạt động xóa đói, giảm nghèo cho những người dân địa phương sống dựa vào rừng (van Wilgen và cs., 1998). Ở nước ta, hoạt động chi trả DVMT rừng đã được thể chế hóa thông qua Nghị định số 99/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Chính sách này đã thúc đẩy các hoạt động chi trả DVMT rừng diễn ra một cách mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, số tiền huy động từ những người sử dụng DVMT cho hoạt động bảo vệ rừng đạt 3.440 tỷ đồng năm 2014 (VNFF, 2015). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tính hiệu quả, tính minh bạch trong chi trả DVMT rừng còn thấp (García - Amado và cs., 2011; Pascual và cs., 2010). Tiếp cận quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng đã được ghi nhận thành công ở một số quốc gia (Rodriguez-Robayo và cs., 2016). Ở Việt Nam, sau khi Nghị định số 99/NĐ-CP được ban hành, nhiều điểm nghiên cứu về chi trả DVMT rừng đã được triển khai ở nước ta, tiêu biểu như ở Lâm Đồng, Sơn 158 La, Bắc Kạn, Thanh Hóa... (Cao Trường Sơn, 2015). Hầu hết các chương trình chi trả DVMT này là chi trả DVMT nước giữa các nhà máy thủy điện với những người dân ở khu vực rừng đầu nguồn, có tác dụng giữ nước cho các nhà máy này. Bên cạnh đó, tại một số địa phương như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lâm Đồng, cũng xuất hiện những mô hình chi trả đối với các DVMT về bảo về nguồn nước, duy trì cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học (VNFF, 2014). Tại các địa phương nói trên, Bắc Kạn là một khu vực có hoạt động chi trả DVMT nổi bật nhất do có cả hai loại hình chi trả DVMT gián tiếp (chi trả của các nhà máy thủy điện) và trực tiếp (chi trả tự nguyện có sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ). Do đó, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài này trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, nhằm chỉ rõ vai trò của hoạt động chi trả DVMT rừng tới hoạt động bảo vệ rừng dựa trên cơ sở cộng đồng, từ đó đưa ra các khuyến nghị kịp thời để duy trì và nâng cao hiệu quả cho việc quản lý rừng thông qua chính sách chi trả DVMT ở nước ta trong thời gian tới. 1. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Địa điểm nghiên cứu 1.1.1. Mô tả cộng đồng vùng cao Bản Duống nằm tại tọa độ 48Q 0568403 - UTM 2468091, là một thôn vùng cao của xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể. Toàn thôn có 29 hộ gia đình, sinh sống trong đó có 24 hộ là người dân tộc Tày đã sinh sống và định cư lâu đời, còn lại 5 hộ là người dân tộc Dao di cư từ Cao Bằng tới vào những năm 1970. Tính đến cuối năm 2015, dân số của bản Duống là 143 người, trong đó 91,61% là dân tộc Tày và 8,39% là dân tộc Dao. Sinh kế của người dân nơi đây phần lớn dựa vào hoạt động nông nghiệp và khai thác rừng. Tuy nhiên, kể từ ngày 10/11/1992, với Quyết định số 83/TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Vườn Quốc gia (VQG) Ba Bể, bản Duống được quy hoạch là vùng đệm của VQG, vì vậy hoạt động khai thác rừng của người dân bản Duống bị hạn chế (Ban Quản lý VQG Ba Bể, 2016). Rừng cộng đồng thuộc bản Duống tuy có diện tích không lớn (180 ha), nhưng lại nằm ở vị trí đầu nguồn của lưu vực sông (LVS) Tà Lèng, một trong ba nguồn cung cấp nước chính cho hồ Ba Bể. Do đó, khu rừng này không những có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thôn bản, cung cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt của bản Duống, mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước và lưu giữ cảnh quan cho hồ Ba Bể. Các hoạt động sinh kế và bảo vệ rừng của bản Duống vì vậy có 159 ảnh hưởng lớn tới hoạt động du lịch cảnh quan ở khu vực xung quanh hồ Ba Bể. Hình 1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 1.1.2. Mô tả cộng đồng vùng thấp Xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể có 2 bản du lịch nổi tiếng nằm cạnh hồ Ba Bể là bản Pác Ngòi và bản Bó Lù. Dân số bản Pác Ngòi là 145 người (2015), với 10 ...

Tài liệu được xem nhiều: