Danh mục

Vai trò của chính phủ Trung Quốc trong thúc đẩy tài chính toàn diện và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.00 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu trình bày chính sách với mục tiêu khuyến khích nền kinh tế thị trường, giảm chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng cho nhóm dân số chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính, khuyến khích các tổ chức tín dụng tận dụng công nghệ và cơ sở hạ tầng tài chính để tiếp cận các phân khúc khách hàng mới và thúc đẩy phát triển các sản phẩm tài chính được thiết kế tốt cho nhóm dân số này. Tổng kết từ kinh nghiệm của Trung Quốc, bài báo này đưa ra các gợi ý về chính sách thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của chính phủ Trung Quốc trong thúc đẩy tài chính toàn diện và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC TRONG THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ThS. Phạm Thanh Hà Học viện Tài chính Tóm tắt Chính phủ Trung Quốc đã tích cực theo đuổi một loạt các biện pháp trong những năm qua để thúc đẩy tài chính toàn diện. Bài báo này tóm tắt kế hoạch phát triển tài chính toàn diện của Trung Quốc trong giai đoạn 2016-2020; miêu tả các nỗ lực chính của Chính phủ Trung Quốc trong cải thiện chính sách và môi trường pháp lý, bao gồm chính sách tiền tệ và tín dụng, chính sách tài khoá và thuế để thúc đẩy tài chính toàn diện.Chính phủ Trung Quốc đã tích cực thực hiện một loạt các biện pháp chính sách với mục tiêu khuyến khích nền kinh tế thị trường, giảm chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng cho nhóm dân số chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính, khuyến khích các tổ chức tín dụng tận dụng công nghệ và cơ sở hạ tầng tài chính để tiếp cận các phân khúc khách hàng mới và thúc đẩy phát triển các sản phẩm tài chính được thiết kế tốt cho nhóm dân số này. Tổng kết từ kinh nghiệm của Trung Quốc, bài báo này đưa ra các gợi ý về chính sách thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam. Từ khoá: Chính sách tiền tệ, Chính sách tín dụng, chính sách tài khoá, chính sách thuế. 1. Kế hoạch thúc đẩy tài chính toàn diện của Trung Quốc giai đoạn 2016-2020 Năm 2015, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành Kế hoạch cho việc thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch này đã đưa ra định nghĩa về tài chính toàn diện: “cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp và hiệu quả cho tất cả các tầng lớp xã hội có nhu cầu về dịch vụ tài chính, với chi phí phải chăng, dựa trên các nguyên tắc cơ hội, bình đẳng và bền vững thương mại”. Kế hoạch này cũng lưu ý rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), nông dân, nhóm thu nhập thấp ở thành thị, các nhóm người nghèo, người khuyết tật, người già và các nhóm đặc biệt khác là khách hàng mục tiêu của tài chính toàn diện ở Trung Quốc. Kế hoạch này chỉ ra rằng tài chính toàn diện ở Trung Quốc vẫn còn phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, bao gồm dịch vụ tài chính “mất cân bằng”, nghĩa là thiếu các sản phẩm phù hợp cho người nghèo, trong khi các sản phẩm ít phù hợp hơn tồn tại trên thị trường, và còn nhiều việc phải làm để phát triển cơ sở hạ tầng tài chính và tăng cường tính bền vững thương mại của việc cung cấp dịch vụ tài chính. Kế hoạch thiết lập các mục tiêu chính sách tài chính toàn diện ở Trung Quốc: Thứ nhất, thiết lập một hệ thống dịch vụ và hỗ trợ tài chính toàn diện tương ứng với việc đạt được một xã hội tương đối thịnh vượng ở tất cả các khía cạnh; Thứ hai, cải thiện sự sẵn có của các dịch vụ tài chính, tăng đáng kể khả năng đáp ứng của người dân đối với các dịch vụ tài chính; Thứ ba, cải thiện đáng kể sự hài lòng của người dân với các dịch vụ tài chính; và Thứ tư, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân đối với các dịch vụ tài chính, đặc biệt là cho phép DNNVV, nông dân, nhóm thu nhập thấp ở thành thị, nhóm người nghèo, người khuyết tật, người già và các nhóm đặc biệt khác có được dịch vụ tài chính với giá cả hợp lý và an toàn. Kế hoạch vạch ra các lộ trình để đạt được các mục tiêu này, bao gồm thông qua việc tăng tính đa dạng và độ bao phủ của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong hệ thống tài chính, đổi mới trong thiết kế các sản phẩm và dịch vụ tài chính, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính, cải thiện luật pháp và các quy định liên quan đến tài chính toàn diện, nâng cao vai trò của chính 558 sách trong hướng dẫn và khuyến khích tài chính toàn diện, củng cố giáo dục tài chính và bảo vệ người sử dụng dịch vụ tài chính. Kế hoạch cũng lưu ý rằng mối quan hệ giữa Chính phủ và thị trường cần được xây dựng một cách chính xác, các nguyên tắc thị trường cần được tôn trọng đầy đủ, với mục đích đảm bảo rằng thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực tài chính. Chính phủ dự kiến sẽ phát huy tốt hơn vai trò của mình trong việc hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức và phối hợp tổng thể, và phân phối cân bằng, cũng như trong việc hỗ trợ chính sách. 2. Vai trò của Chính phủ Trung Quốc trong thúc đẩy tài chính toàn diện 2.1. Chính sách tiền tệ và tín dụng để hỗ trợ tài chính toàn diện Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng dịch vụ tín dụng cho người dân khu vực nông thôn và các DNNVV thông qua các chính sách khác nhau, bao gồm chính sách về tỷ lệ dự trữ khác biệt, tái cấp vốn cho vay và cho vay lại. Vào cuối năm 2016, tỷ lệ dự trữ cho các ngân hàng thương mại ở nông thôn được đăng ký tại các quận, huyện ở Trung Quốc là 12% và tỷ lệ dự trữ cho các ngân hàng hợp tác xã nông thôn, Hợp tác xã tín dụng nông thôn và ngân hàng cấp làng, xã là 9%. Các tỷ lệ này lần lượt thấp hơn 5 điểm phần trăm và 8 điểm phần trăm so với tỷ lệ dự trữ cho các ngân hàng thương mại lớn. Nếu bất kỳ tổ chức tín dụng nông thôn nào nói trên ở các khu vực quận, huyện đã sử dụng một phần tiền gửi mới để giải ngân các khoản vay trong khu vực địa phương, thì tỷ lệ dự trữ của nó thấp hơn 1 điểm phần trăm so với tổ chức tín dụng tương tự. Ngoài ra, bất kỳ ngân hàng thương mại nào đáp ứng được các yêu cầu hoạt động thận trọng nhất định và các khoản vay cho người dân nông thôn, DNNVV đều đạt tỷ lệ nhất định có thể được cấp tỷ lệ dự trữ thấp hơn so với các tổ chức tương tự. Để khuyến khích các tổ chức tài chính phát triển tài chính toàn diện, tháng 9 năm 2017, PBOC đã quyết định giảm tỷ lệ dự trữ tiền gửi cho các ngân hàng thương mại tuân thủ các yêu cầu thận trọng và đã đạt được các tỷ lệ cần thiết trong cho vay đối với các phân khúc thị trường chưa được tiếp cận dịch vụ tà ...

Tài liệu được xem nhiều: