Danh mục

Vai trò của cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở các trường đại học sư phạm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.01 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung tìm hiểu tính đặc thù của các trường đại học sư phạm từ đó phân tích, đánh giá vai trò của cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ đào tạo ở các trường đại học sư phạm thể hiện ở các khía cạnh: CSVC là công cụ lao động của giảng viên ở các trường đại học sư phạm; CSVC là công cụ nhận thức của sinh viên sư phạm; CSVC là công cụ hiện thực hóa nội dung, mục tiêu dạy học;.. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở các trường đại học sư phạm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 387-392 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Nguyễn Xuân Tuyển Phòng Quản trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết tập trung tìm hiểu tính đặc thù của các trường đại học sư phạm từ đó phân tích, đánh giá vai trò của cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ đào tạo ở các trường đại học sư phạm thể hiện ở các khía cạnh: CSVC là công cụ lao động của giảng viên ở các trường đại học sư phạm; CSVC là công cụ nhận thức của sinh viên sư phạm; CSVC là công cụ hiện thực hóa nội dung, mục tiêu dạy học; CSVC là phương tiện vật chất hóa phương pháp dạy học. Ngoài ra, CSVC ở các trường đại học sư phạm còn đóng vai trò là điều kiện cần thiết để đa dạng hóa hình thức dạy học. Trên cơ sở đánh giá đúng vai trò của CSVC phục vụ đào tạo ở các trường đại học sư phạm sẽ giúp những người làm công tác quản lí giáo dục nói chung, quản lí CSVC nói riêng ở các trường đại học sư phạm định hướng, đổi mới và áp dụng các biện pháp quản lí CSVC phù hợp. Từ khóa: Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, Trường Đại học Sư phạm.1. Mở đầu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo đã chỉ ra mục tiêu của giáo dục đại học: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lựctrình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức,sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề vàtrình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường vàngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầuphát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhậpquốc tế”. Như vậy, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết thì việc tìm hiểu vai trò của CSVC phục vụđào tạo ở cơ sở giáo dục đại học là rất quan trọng đặc biệt với các trường đại học sư phạm là cơ sởđào tạo giáo viên cho hệ thống giáo dục quốc dân.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm cơ sở vật chất và phân loại cơ sở vật chất trường học Khái niệm cơ sở vật được hiểu là những phương tiện vật chất, kĩ thuật và sản phẩm khoahọc, công nghệ, thông tin của nhà trường được sử dụng làm công cụ để thực hiện nhiệm vụ đàoLiên hệ: Nguyễn Xuân Tuyển, e-mail: tuyenqtdhsp@gmail.com. 387 Nguyễn Xuân Tuyểntạo và nghiên cứu khoa học. Phân loại cơ sở vật chất trường học như sau: - Đất đai (mặt bằng); - Các công trình kiến trúc (trụ sở, phòng làm việc, hội trường và phòng họp, giảng đườngvà phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà xưởng, trạm biến áp, trạm bơm nước, kho tàng, nhàđể xe, trạm y tế, kí túc xá, nhà ăn tập thể, nhà luyện tập thể thao. . . ); - Các công trình ngoại thất như sân vườn, cây cảnh, đài kỷ niệm, cầu cống, đường xá, aohồ, bể bơi, sân thể thao, sân vận động. . . ; - Các loại máy móc, phương tiện đi lại, trang thiết bị thí nghiệm...; - Dụng cụ, đồ dùng...; - Ấn phẩm, tài liệu, sách báo, tư liệu điện tử (bao gồm cả mạng máy tính và các phần mềmcông cụ, dữ liệu thông tin); - Vật liệu, nhiên liệu, hóa chất...2.2. Vai trò của cơ sở vật chất trong hoạt động đào tạo ở trường đại học sư phạm Hoạt động đào tạo xem xét theo lí luận giáo dục bao gồm các thành tố: mục tiêu giáo dục,nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện và điều kiện giáo dục, lực lượng giáo dục,hình thức tổ chức giáo dục, kết quả giáo dục, môi trường giáo dục. Sản phẩm giáo dục đạt được ởmức độ nào thì phụ thuộc vào chất lượng từng thành tố và mối quan hệ tương tác giữa chúng. Trongquá trình giáo dục, phương tiện giáo dục được xem như điều kiện cần để có chất lượng giáo dục. Theo [6] “Muốn tiến hành một hoạt động giáo dục có hiệu quả thì nhất thiết phải có CSVC- kĩ thuật tương ứng”. Trong giáo dục đại học, người dạy sử dụng CSVC với tư cách là phương tiệnphục vụ điều khiển và tương tác với người học, thông qua đó người học dễ dàng đi sâu lĩnh hội cáckhái niệm, lí thuyết khoa học, hình thành phương pháp khoa học, các kĩ năng, kĩ xảo theo yêu cầumục tiêu đào tạo, giúp họ biết áp dụng tri thức, phương pháp, kĩ năng đó vào thực tiễn và khôngngừng nâng cao năng lực. Các nhà lí luận quản lí giáo dục khẳng định rằng, một nền giáo dục tiên tiến phải thườngxuyên cải tiến nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo. Điều này càng quan trọng đối với giáo dụcđại học trong thời đại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: