Danh mục

Vai trò của con người trong giữ gìn, đảm bảo an ninh môi trường hướng tới phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 577.41 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn về an ninh môi trường của tỉnh Bắc Ninh đang bị đe dọa bởi cả các nguyên nhân nội tại và các nguyên nhân từ bên ngoài, nhưng tựu chung lại đều xuất phát từ ý thức và hành vi của con người trong khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của con người trong giữ gìn, đảm bảo an ninh môi trường hướng tới phát triển bền vững tỉnh Bắc NinhVAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG GIỮ GÌN, ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH BẮC NINH Nguyễn Thị Phương Hảo Cục Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an Trịnh Trị Thanh Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Nguyễn Mai Hoa Trường Đại học Mỏ - Địa chấtMỞ ĐẦU Ngày nay, an ninh môi trường (ANMT) không phải là lĩnh vựcquá mới trên thế giới, nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam vàđang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học cũng nhưcác cơ quan quản lý, từ trung ương đến địa phương. Đảm bảo ANMTlà đảm bảo khả năng môi trường có thể đáp ứng các chức năng cơbản một cách bền vững, đó là cung cấp nơi ở an toàn, cung cấpnguyên liệu và năng lượng, khả năng tiếp nhận chất thải, cung cấpthông tin và các tiện nghi môi trường cho cuộc sống an toàn của conngười. Điều đó có nghĩa là, đảm bảo ANMT không chỉ là tránh chocon người khỏi bị sát hại hoặc bị thương, mà còn cung cấp nướcuống, thức ăn, việc làm và các yêu cầu cần thiết khác, mà mọi conngười trên Trái đất đều phải được hưởng. Tuy nhiên, các hoạt độnghiện nay của con người lại đang trở thành nguyên nhân quan trọng đedọa đến ANMT, từ cấp địa phương, đến quốc gia và cả quốc tế. Đểđảm bảo ANMT trong chiến lược phát triển, cần có sự đầu tư hợp lý,cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, chú trọng kết hợp đầu tưphát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Cónhư vậy, các trụ cột của phát triển mới bền vững, nhu cầu của các thếhệ hiện tại được đáp ứng ngày càng tốt hơn, nhưng cũng tạo cơ hộicho sự phát triển của các thế hệ tương lai. Trong bối cảnh hiện nay,đảm bảo ANMT là một thách thức lớn trong quá trình phát triển bềnvững (PTBV) ở Việt Nam. Là một tỉnh nằm ở cửa ngõ Thủ đô, cótốc độ phát triển xếp vào loại nhanh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ,cũng như toàn miền Bắc, ANMT của Bắc Ninh sẽ có tác động rất lớnđến an ninh của Thủ đô. 3251. CÁC NGUY CƠ ĐE DỌA AN NINH MÔI TRƯỜNG TỈNH BẮC NINH An ninh môi trường của tỉnh Bắc Ninh đang bị đe dọa bởi cả cácnguyên nhân nội tại và các nguyên nhân từ bên ngoài, nhưng tựuchung lại đều xuất phát từ ý thức và hành vi của con người trong khaithác, sử dụng tài nguyên, môi trường, trong đó phải kể tới các nguyênnhân chính sau:1.1. Nguyên nhân nội tại Ở Bắc Ninh, ANMT hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà biểuhiện đầu tiên dễ nhận thấy nhất là suy thoái, ô nhiễm và sự cố môitrường có xu hướng ngày càng gia tăng do sự phát triển mạnh mẽ củahoạt động sản xuất, mà con người đang tạo ra tại các khu công nghiệp(KCN), cụm công nghiệp (CCN) và làng nghề, tiềm ẩn các nguy cơgây xung đột môi trường, đe dọa sự an toàn cho cuộc sống con ngườivà sự ổn định kinh tế - xã hội. Kết quả điều tra tại các KCN cho thấy,chỉ có 33,3% KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 100% cácKCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn và đa số các nhàmáy tại các KCN không có hệ thống xử lý khói bụi đạt tiêu chuẩn. Vớilượng phát sinh chất thải rắn ước hơn 47.700 tấn/năm, trong đó có trên32.000 tấn/năm tại các KCN tập trung, đã tạo nên áp lực lớn đối vớimôi trường, nhất là do sự gia tăng dân số cơ học tại các khu vực xungquanh các KCN. Tại các CCN trên địa bàn tỉnh, nước thải đang bị ô nhiễm, chủ yếubởi 3 thông số chính là TSS, COD và amoni. Nguyên nhân chính là dochủ các cơ sở vẫn chưa thật sự hiểu và quan tâm đúng mức tới côngtác bảo vệ môi trường. Hầu hết làng nghề ở Bắc Ninh hiện nay đều không có biện phápxử lý chất thải, các loại khí thải, nước thải và chất thải rắn đều xảtrực tiếp ra môi trường, dẫn tới môi trường tại một số làng nghề đã bịô nhiễm nghiêm trọng, chất lượng nước, không khí tại một số nơivượt giới hạn cho phép nhiều lần, ví dụ như, tại làng giấy PhongKhê, Phú Lâm, làng đúc đồng Đại Bái, làng gỗ Đồng Kỵ, làng búnKhắc Niệm, đúc nhôm chì Văn Môn, sản xuất sắt thép tái chế ĐaHội... Theo kết quả xét nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệMôi trường, thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (năm 2014),100% số mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quá giới hạn chophép, cụ thể là: hàm lượng Mn vượt quy chuẩn 1,47 lần; hàm lượngFe vượt 1,23 lần; BOD5 tại tất cả các điểm đo đều vượt từ 1,28-19,3lần; COD vượt từ 1,16-17,28 lần; TSS có 3/5 điểm đo vượt quy326chuẩn từ 4,98-7,82 lần... Chất lượng nước ngầm cũng bị ô nhiễmnặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân dân khuvực xung quanh. Tại làng giấy Phong Khê, do phải làm việc và sốngtrong môi trường ô nhiễm, nên nhiều người dân đã bị nhiễm độc. Sốngười mắc bệnh hô hấp, ngoài da, đường ruột tăng nhanh, tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: