Danh mục

Vai trò của hệ thống quản trị môi trường đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh phát triển bền vững

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.03 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài nhằm chỉ rõ những yếu tố Doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để phát triển. Sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu, bài báo tiếp tục phân tích vai trò của phương thức quản trị môi trường đối với doanh nghiệp Việt Nam trong chiến lược kinh doanh định hướng phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của hệ thống quản trị môi trường đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh phát triển bền vững INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THE ESSENTIAL ROLE OF ENVIRONMENTAL MANAGEMENT SYSTEM TO VIETNAMESE COMPANIES IN THE CONTEXT OF SUSTAINABLE DEVELOPMENT TS. Nguyễn Thị Thu Đến Trường Cao Đẳng Thương Mại Đà Nẵng thuden1985@gmail.com Tóm tắt Phát triển bền vững là xu thế và yêu cầu đặt ra trên phạm vi toàn cầu. Trong xu thế phát triển bền vững, quản trị môi trường đã được phát triển và ứng dụng thành công trong nhiều doanh nghiệp ở nước phát triển cũng chưa đang phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam hệ thống quản trị này vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi và các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc quản trị theo xu thế bền vững. Dưới sức ép của chuỗi cung ứng toàn cầu và sự cạnh tranh toàn cầu, việc phát triển kinh doanh theo hướng bền vững là xu thế tất yếu để mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Do vậy, việc nhìn nhận về tầm quan trọng của công cụ quản trị môi trường phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh doanh bền vững là cần thiết đối với doanh nghiệp Việt Nam. Bài báo này sẽ trình bày phân tích SWOT đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh doanh bền vững và chỉ ra lợi ích của quản trị môi trường đối với chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Từ khóa: Phát triển bền vững, quản trị môi trường, SWOT, cơ hội và thách thức, doanh nghiệp Việt Nam Abstract Sustainable development is a global trend and target. In the sustainable development ten- dency, environmental management system has been developed and applied successfully in many developed countries as well as developing ones. However, in Vietnam this system has still been unfamiliar and Vietnamese companies has not take advantages of environmental management system for sustainability. Moreover, under the pressure of sustainable supply chain and global competition, sustainable development is essential to widen and develop. Therefore, awareness of environmental management system is important to Vietnamese companies to strive sustainability. This paper presents SWOT analysis to Vietnamese companies in the context of sustainable de- velopment and the benefits of environmental management for their sustainable strategy. Keywords: Sustainable development, environmental management, SWOT, opportunities and risk, Vietnam enterprenuer 1396 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 1. Đặt vấn đề Phát triển bền vững (PTBV) là mục tiêu được thảo luận trong nhiều nghị sự toàn cầu. Mục tiêu PTBV yêu cầu phát triển của các quốc gia và tổ chức nhằm đạt mục tiêu kinh tế, xã hội và duy trì sự cân bằng của môi trường. Khái niệm về PTBV được thừa nhận ở nhiều quốc gia đó là sự phát triển mà đáp ứng được nhu cầu của con người ở hiện tại trong khi không tác động đến nhu cầu của thế hệ tương lai (Brundtland, 1987; UNCED, 1992). Trong bối cảnh PTBV toàn cầu và ở mỗi quốc gia, ở khía cạnh mỗi DN đều phải có trách nhiệm đối với mục tiêu này. Tuy nhiên, trong khi một số doanh nghiệp tích cực sử dụng hệ thống quản trị bền vững để tạo ra lợi thế cạnh tranh, một số thì miễn cưỡng khi phải tuân thủ các tiêu chuẩn về phát triển bền vững (Tweed, 2010) bởi có lẻ chưa nhận biết hết được tầm quan trọng của công cụ ấy hoặc chưa chịu những áp lực cạnh tranh với quy mô toàn cầu. Thực vậy, hoạt động kinh doanh bền vững là việc kinh doanh với những mục tiêu dài hạn là mang lại lợi ích kinh tế trong khi vẫn mang lại những lợi ích cho môi trường và xã hội (Hassini và cộng sự, 2012). Để đạt được mục tiêu quản trị bền vững, các DN cần chú trọng những mục tiêu kinh doanh lâu dài nhằm bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên, điều này cũng là giúp cho chính DN tạo lợi thế cạnh tranh của mình cũng như duy trì hoạt động kinh doanh trong tương lai và trách nhiệm xã hội. Phát triển bền vững đặt ra yêu cầu đối với mọi chính phủ, tổ chức và cá nhân dần tuân thủ các quy định chặt chẽ hơn về quản lý môi trường và phát triển xã hội và cộng đồng chung. Do vậy, tình nguyện đặt ra các tiêu chuẩn về quản trị môi trường hoặc phải tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội xuất phát từ sự lựa chọn của DN phù hợp với điều kiện năng lực và nguồn lực của mình. Tuy nhiên, việc chủ động tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn ấy giúp DN tạo một lợi thế cạnh tranh, sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh của mình. Từ góc nhìn của DN, quản trị DN bền vững là hoạt động nhằm phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trong những hoạt động quản trị kinh doanh truyền thống của DN đó (Schaltegger, 2002). Phương thức mà DN định hướng PTBV được biết đến là quản trị môi trường mà đã được vận dụng và đạt được những kết quả hơn 20 năm ở nhiều quốc gia phát triển (Johnson và Schaltegger, 2016). Tuy nhiên, đối với Việt Nam, kinh doanh bền vững vẫn còn rất mới mẻ và còn nhiều hạn chế. Để PTBV và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, DNVN cần có sự nhìn nhận về những thuận lợi và khó khăn của họ trên bình diện này; đồng thời, tận dụng những lợi thế mà họ có và khắc phục những hạn chế để thực hiện kinh doanh bền vững. Do vậy, bài báo sẽ sử dụng phân tích SWOT để thấy được những cơ hội cũng như thách thức, những lợi thế cũng như điểm yếu của DNVN trong hội nhập PTBV. Phân tích SWOT là một công cụ quản trị được sử dụng trong việc xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh của DN (Gurel và Tat, 2017). Phân tích SWOT hay còn được ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: