Danh mục

Vai trò của hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định trong kinh doanh thông minh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 495.76 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vai trò của hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định trong kinh doanh thông minh" nhằm làm rõ đặc điểm, các thành phần cũng như vai trò quan trọng của hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định đối với việc quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định trong kinh doanh thông minh VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH TRONG KINH DOANH THÔNG MINH ThS Lâm Hoàng Trúc Mai ThS Trương Xuân Hương Trường Đại học Tài chính – Marketing Tóm tắt: Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định trong kinh doanh – một loại hình đặc thù của hệ thống thông tin – ngày càng được triển khai ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp dưới hình thức các hệ thống kinh doanh thông minh (Business Intelligence) hoạt động độc lập hoặc triển khai như một phân hệ nhằm khai thác sức mạnh quản lý và cơ sở dữ liệu tập trung của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning – ERP). Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và phân tích trên dữ liệu thứ cấp nhằm làm rõ đặc điểm, các thành phần cũng như vai trò quan trọng của hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định đối với việc quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Từ khóa: hệ thống thông tin (Information System), hệ hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System), kinh doanh thông minh (Business Intelligence) 1. Giới thiệu: Từ dữ liệu đến thông tin và tri thức Dữ liệu được hiểu là những dữ kiện, số liệu phát sinh từ các hoạt động nghiệp vụ hằng ngày bên trong một tổ chức, doanh nghiệp. Dữ liệu được thu thập, lưu trữ và quản lý bởi các hệ thống thông tin. Từ đó, những thao tác tổng hợp, tính toán, hay tìm kiếm, thống kê được thực hiện trên dữ liệu để rút trích các thông tin hữu ích, phục vụ cho nhu cầu thông tin từ các quy trình nghiệp vụ cũng như các báo cáo kiểm soát nội bộ. Dữ liệu và thông tin lại tiếp tục được phân tích, đánh giá và kiểm định để đưa ra những giả thuyết đã được kiểm chứng, phát hiện những quy luật hữu ích trên dữ liệu và thông tin; và các giả thuyết, quy luật này được vận dụng như những tri thức cho nhà quản trị khi ra các quyết định trong kinh doanh. Hình 1 bên dưới minh họa kết quả của một quá trình phân tích từ dữ liệu kinh doanh của hai sản phẩm hoặc hai nhóm sản phẩm. Kết quả này cho thấy có sự tương quan giữa doanh số hai mặt hàng này khi phân tích dữ liệu bán hàng trong quá khứ. Dữ liệu bán hàng có thể được thu thập từ các đơn hàng bán ra hàng ngày (dữ liệu), tiếp theo các thông tin cần quan tâm sẽ được rút trích và tính toán, thống kê, chẳng hạn thông tin về doanh số trung bình theo ngày của từng sản phẩm cần quan tâm. Giả thuyết về sự tương quan có thể được kiểm định từ các tập dữ liệu kiểm thử, và nếu đạt được một độ tin cậy và độ phổ biến nhất - 223 định, sẽ được đưa vào ứng dụng như một tri thức cho nhà quản trị khi ra quyết định trong kinh doanh. Hình 1. Minh họa phân tích tương quan trong doanh số tiêu thụ của hai sản phẩm. Trục hoành và trục tung lần lượt thể hiện doanh số của từng sản phẩm. Các điểm nút là các bộ số liệu được thu thập theo định kỳ hàng ngày hoặc hàng tháng, hàng quý. Một tri thức khác cũng có thể được phát hiện trong quá trình phân tích dữ liệu kinh doanh của các sản phẩm đang được quan tâm. Đó là sự phụ thuộc trong thói quen tiêu dùng của khách hàng. Thói quen tiêu dùng được hiểu ở đây là những tri thức có dạng “Nếu có/ không mua sản phẩm/nhóm sản phẩm X thì sẽ có/không mua sản phẩm/nhóm sản phẩm Y”. Hình 2 bên dưới minh họa bảng số liệu được sử dụng như thông tin đầu vào của quá trình phân tích. Hình 2. Minh họa một bảng số liệu thu thập dữ liệu từ các đơn hàng. Cột đầu tiên là mã đơn hàng, các cột còn lại cho biết sự hiện diện của sản phẩm có trong đơn hàng. Mỗi dòng mô tả về một đơn hàng (thể hiện một lần mua sắm của một khách hàng). 224 - Từ bảng số liệu ở Hình 2, các tri thức được phát hiện có dạng: “Nếu khách hàng mua trứng, thường sẽ mua thêm dầu”, với một độ tin cậy và một độ phổ biến được tính toán cụ thể. Việc xác định được các tri thức như trên sẽ rất có ý nghĩa đối với nhà quản trị khi cần phải đưa ra quyết định trong các tình huống như: xây dựng kế hoạch nhập hàng; sắp xếp hàng trong kho, nơi trưng bày; lên kế hoạch quảng bá sản phẩm, các chương trình khuyến mãi,... Trong trường hợp bảng số liệu trên có rất nhiều dòng và rất nhiều cột (như dữ liệu kinh doanh trong một năm của một siêu thị chẳng hạn), thì việc xác định được các qui luật như trên là không dễ dàng. Hơn nữa, thói quen tiêu dùng của khách hàng có thể thay đổi tùy theo đối tượng với các tiêu chí phân loại như khu vực địa lý (quốc gia, vùng/miền), độ tuổi, giới tính, thu nhập, vai trò trong gia đình,… Để tổ chức và quản lý hiệu quả dữ liệu từ đó cung cấp các chức năng khai thác thông tin, tri thức phục vụ cho việc quản lý và quản trị trong một tổ chức nói chung và doanh nghiệp nói riêng, khái niệm hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định được đặt ra như một giải pháp phù hợp trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của hạ tầng công nghệ thông tin, Internet và điện toán đám mây ngày nay. Phần tiếp theo của bài viết phân tích về khái niệm hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định và ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp dưới hình thức của một hệ thống kinh doanh thông minh (Business Intelligence – BI). 2. Hệ thống thông tin Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ phần cứng máy tính cũng như cơ sở hạ tầng viễn thông trên toàn thế giới, ngày càng có nhiều tổ chức quản lý, doanh nghiệp triển khai áp dụng hệ thống thông tin, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, vào trong công tác quản lý ở mọi cấp độ từ các bộ phận tác nghiệp đến trung tâm điều hành cao nhất, mà ta tạm gọi các hệ thống này là Hệ thống thông tin. Đặc điểm lợi ích tiêu biểu của một doanh nghiệp khi đã triển khai tốt Hệ thống thông tin chính là khả năng luân chuyển thông tin trong toàn bộ doanh nghiệp cũng n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: