Danh mục

Vai trò của khối doanh nghiệp chế biến thực phẩm đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 406.75 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này quan tâm đến vai trò của khối doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong việc thúc đẩy sự cải thiện lợi nhuận của ngành nông nghiệp bằng việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng không gian. Ưu việt của các mô hình này là giúp xử lý vấn đề tương quan theo không gian giữa các quan sát, do đó hy vọng các kết quả thu được sẽ có độ chính xác cao hơn so với các mô hình kinh tế lượng thông thường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của khối doanh nghiệp chế biến thực phẩm đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt NamVAI TRÕ CỦA KHỐI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM NCS. Phùng Minh Đức Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Cải thiện thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trongnhững mục tiêu quan trọng của các chính sách phát triển nông nghiệp và an sinhxã hội nông thôn ở Việt Nam. Bài viết này quan tâm đến vai trò của khối doanhnghiệp chế biến thực phẩm trong việc thúc đẩy sự cải thiện lợi nhuận của ngànhnông nghiệp bằng việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng không gian. Ưu việtcủa các mô hình này là giúp xử lý vấn đề tương quan theo không gian giữa cácquan sát, do đó hy vọng các kết quả thu được sẽ có độ chính xác cao hơn so vớicác mô hình kinh tế lượng thông thường. Kết quả cho thấy, công nghiệp thựcphẩm có vai trò tích cực đối với lợi nhuận nông nghiệp, và vai trò này là lớn hơnso với các ngành công nghiệp - dịch vụ khác. Trong bối cảnh ngành nông nghiệpđối mặt với nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, thì việc phát triểncác ngành công nghiệp thực phẩm là rất cần thiết để nâng cao chất lượng và giátrị nông sản, đồng thời giúp cải thiện thu nhập và ổn định đời sống nông dân. Từ khóa: Công nghiệp chế biến thực phẩm, lợi nhuận nông nghiệp, mốiquan hệ nông nghiệp và công nghiệp - dịch vụ, Việt Nam. 1. Giới thiệu Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sản xuất nông nghiệp ởViệt Nam đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn, nổi bật trong đó là vấnđề nông sản đầu ra có chất lượng và giá trị gia tăng thấp. Trước những biến đổisâu sắc trên thị trường tiêu thụ, trong đó bao gồm sự thay đổi về nhu cầu tiêudùng trong nước do thu nhập tăng lên, các mặt hàng truyền thống của ngànhnông nghiệp đang giảm dần sức cạnh tranh và có nguy cơ bị yếu thế trước cácmặt hàng nông sản đến từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Sản xuất nhiềunhưng giá bán thấp, thậm chí có thời điểm không tiêu thụ được sản phẩm, lànhững căn bệnh trầm kha đeo bám người nông dân và điều này có thể đẩy họ đếntrước bờ vực của sự thua lỗ và đói nghèo [1]. Do vậy, nâng cao giá trị và lợi 445nhuận nông nghiệp là một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra đối với ngànhnông nghiệp hiện nay để qua đó góp phần cải thiện thu nhập nông dân và ổn địnhsinh kế nông thôn. Mặc dù đã bắt đầu nhận được sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu, các nhàhoạch định chính sách cũng như từ các chủ thể sản xuất, song điểm nghẽn quantrọng trong chuỗi giá trị của ngành nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn nằm ởphía đầu ra của ngành nông nghiệp, điển hình là sự yếu kém trong hoạt động củacác ngành công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản. Công nghiệp chế biến làmột ngành công nghiệp có mối quan hệ trực tiếp do sử dụng sản phẩm đầu ra củangành nông nghiệp, nên sự phát triển của khu vực này góp phần quan trọng làmtăng cầu nông sản, dẫn tới tăng giá và tăng thu nhập nông thôn (Gouk, 2012).Hơn nữa, công nghiệp chế biến cũng giúp định hướng sản xuất của các hộ nôngnghiệp, bởi sự dịch chuyển trong nhu cầu tiêu thụ sẽ kích thích sự dịch chuyểntrong cơ cấu sản xuất theo hướng chuyển đổi từ các mặt hàng truyền thống sangcác mặt hàng có giá trị kinh tế cao hơn. Mặc dù vậy, các hoạt động thu hoạch,bảo quản và chế biến nông sản ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn mang tính tựphát, quy mô nhỏ và công nghệ sản xuất lạc hậu, dẫn đến chất lượng sản phẩmkhông đồng đều và giá trị cạnh tranh thấp. Khối doanh nghiệp chế biến thựcphẩm tuy đã hình thành và phát triển, song hầu hết tập trung tại các khu chế xuấtthuộc một số địa phương ở các vùng kinh tế trọng điểm, trong đó chủ yếu nắmvai trò chi phối là các doanh nghiệp vốn nhà nước. Sự thiếu vắng của một khuvực doanh nghiệp tư nhân năng động và hùng mạnh cũng làm giảm năng lực nắmbắt và khai thác cơ hội của ngành nông nghiệp để tạo thêm giá trị, thâm nhập cácthị trường mới và tự tổ chức lại nhằm đối mặt với những thách thức mới(Coxhead, 2010). Bài viết này nhằm phân tích vai trò của khối doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực chế biến thực phẩm đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt Nambằng cách sử dụng các mô hình kinh tế lượng không gian. Trong mô hình phântích, tác giả quan tâm đến tác động của sự gia tăng về quy mô của các hoạt độngchế biến thực phẩm đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đại diện bởi mức lợinhuận nông nghiệp bình quân mỗi đơn vị diện tích đất canh tác ở các địa phươngtrên toàn quốc. So với các mô hình kinh tế lượng thông thường, các mô hình kinhtế lượng không gian có ưu việt hơn bởi đã xem xét đến các tác động được lan tỏatheo không gian giữa các quan sát, trong trường hợp này là lan tỏa theo không446gian giữa các tỉnh và thành phố, để thu được các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: