Danh mục

Vai trò của kiểm toán trong việc ngăn ngừa lãng phí nguồn lực tại các daonh nghịêp nhà nuớc

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.34 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo luật kiểm toán nhà nước, kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán kiểm tra đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của nhà nước. Vì vậy, thực hiện kiểm toán hoạt động tại các doanh nghiệp, ngoài việc giúp cho công tác quản lý đạt mục tiêu hiệu quả và an toàn
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của kiểm toán trong việc ngăn ngừa lãng phí nguồn lực tại các daonh nghịêp nhà nuớc Vai trò của kiểm toán hoạt động trong việc ngăn ngừa lãng phí nguồn lực tại các doanh nghiệp nhà nước. Theo luật kiểm toán nhà nước, kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán kiểm tra đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của nhà nước. Vì vậy, thực hiện kiểm toán hoạt động tại các doanh nghiệp, ngoài việc giúp cho công tác quản lý đạt mục tiêu hiệu quả và an toàn, kiểm toán hoạt động còn có vai trò rất lớn trong ngăn ngừa, hạn chế lãng phí trong quản lý dử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trước hết, nói về lãng phí, lâu nay nhiều người quan niệm đố chỉ là sự chi tiêu xa hoa, vượt quá so với yêu cầu, mục đích chi tiêu và xem lãng phí chủ yếu là lãng phí tiền bạc. Tuy nhiên, theo từ điển tiếng việt, lãng phí có nghĩa là tiêu phí vô ích nên không thể khái niệm đơn thuần là tiêu phí tiền bạc mà còn phải bàn đến lãng phí những nguồn lực khác, như thời gian, sức khỏe, trí tuệ, tài nguyên, cơ hội,… (trong đó lãng phí tiền bạc chỉ là một hình thức cụ thể). Vì vậy, việc xem xét vấn đề lãng phí trong quản lý sử dụng vốn tại các doanh nghiệp cũng không thể chỉ đánh giá lãng phí trong chi tiêu quản lý, chi hội nghị, họp hành đón nhận huân huy chương, chỉ tiêu những khoản chi giao dịch, đối ngoại, tiếp khách, khởi công động thổ, lễ Tết… linh đình, phô trương, tốn kém (vì đó chỉ là lãng phí chi tiêu – “bề nổi”) mà cần thiết phải quan tâm nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn, đó là lãng phí nguồn lực mà doanh nghiệp đang được nhà nước giao quản lý, sử dụng. Đây chính là “phần chìm” rất khó đánh giá, khó xác định nên hậu quả của việc lãng phí nguồn lực thường lớn hơn nhiều so với lãng phí chiêu tiêu, bởi lẽ: Lãng phí trong chi tiêu dễ nhận biêté, dễ so sánh, dễ kiểm soát vì thông thường các doanh nghiệp đều có quy chế quản lý chi tiêu nhất định (kể cả văn bản và những “thông lệ”) để xác định các mức chi tiêu hoạt động cụ thể, ngoài ra một số văn bản pháp quy của nhà nước cũng khống chế mức chi tiêu, một số văn bản chỉ đạo về thực hành tiết kiệm chống lãng ohím quy định tiền lương gắn với lợi nhuận… đã tạo hành lang pháp lý, khuôn khoor cho việc chi tiêu. Vậy nên khi doanh nghiệp chi tiêu với mức chi lớn hoặc vượt quy định tại quy chế,định mức nêu trên đều được kiểm soát, điều chỉnh bằng hệ thống các quy định. Hơn nữa, việc kiểm tra, giám sát của bộ máy kiểm soát nội bộ, của người lao động và các tổ chức đòan thể, của cơ quan quản lý cấp trên, chính quyền địa phương và việc thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng cũng có tác dụng kiểm soát và hạn chế lãng phí chi tiêu của đơn vị, tạo điều kiện để đơn vị thực hành tiết kiệm chống lãng phí trên cả phương diện tự giác và bắt buộc. Nghiên cứu về lãng phí nguồn lực cho thấy : lãng phí nguồn lực là việc sử dụng không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp các nguồn lực doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng (tiêu phí vô ích toàn bộ hoặc một phần nguồn lực kinh tế tài chính, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực thời cơ, nguồn lực về trí tuệ của đội ngũ cán bộ được đào tạo, lợi thế thương mại… của doanh nghiệp): đây là loại lãng phí rất khó phát hiện, khó kiểm soát, có thể phát sinh đột xuất những cũng có thể diễn biến liên tục qua thời gian dài vẫn không được phát hiện và xử lý kịp thời vì nó không hiện hữu cụ thể như lãng phí chi tiêu. Ví dụ như: có đơn vị khả năng tài trợ cao, khả năng thanh toán nợ đảm bảo không cần huy động vốn nhưng đơn vị không quản trị tài chính mà vẫn đi vay vốn ngân hàng, thiêu vốn ngắn hạn nhưng đi vay dài hạn để tài trợ cho nhu cầu sử dụng ngắn hạn là tăng chi phí lãi vay; có trường hợp tính giá thành sản xuất “theo kế hoạch” nên trong số sản phẩm sản xuất, có mặt hàng làm càng nhiều, lỗ càng lớn, vẫn không phát hiện để điều chỉnh phương án kinh doanh. Có đơn vị bố trí sắp xếp cán bộ bất hợp lý, không đúng khả năng, người làm được không được làm hoặc phải “kéo” theo một số người năng lực yếu dẫn đến đình trệ công việc, phát sinh mâu thuẫn và giảm hiệu lực của công tác quản lý, có những đơn vị có cơ hội đầu tư thu lợi nhuận từ nguồn vốn nhàn rỗi nhưng không thực hiện.v.v… Hoặc, có những hình thức lãng phí mang tính hệ thống, phát sinh ở quy mô rộng như tại một số đơn vị đủ tiềm lực để sản xuất thành phẩm hoặc bán thành phẩm phục vụ xuất khẩu nhưng chỉ tổ chức khai thác và tiêu thụ được sản phẩm là nguyên liệu thô; có đơn vị khai thác tài nguyên thiên nhiên không tính đến yếu tố phát triển bền vững, phát triển dài hạn mà chạy theo năng suất và lợi nhuận trước mắt theo kiểu “ăn xổi” nên khai thác bừa bãi, chỗ nào dễ khai thác thì tận thu.v.v… Nguyên nhân dẫn đến lãng phí nguồn lực cho thấy, phần lớn các dơn vị làm theo nếp quản lý cũ, lạc hậu trì trệ, do kinh nghiệm và năng lực quản lý yếu kém, do thiếu thông tin quản trị và thiếu chuyên gia phân tích quản trị doanh nghiệp… và hơn nữa bản thân doa ...

Tài liệu được xem nhiều: