Vai trò của kinh đô Thăng Long trong quá trình hội nhập toàn cầu của Đại Việt thế kỷ XVII
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 201.51 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết của TS. Hoàng Anh Tuấn và ThS. Lê Thùy Linh giới thiệu kỷ nguyên thương mại và toàn cầu hóa cận đại sơ kỳ, hội nhập toàn cầu của Đại Việt thế kỷ XVII và vai trò của Kinh đô Thăng Long. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của kinh đô Thăng Long trong quá trình hội nhập toàn cầu của Đại Việt thế kỷ XVIIHoàng Anh Tuấn, Lê Thùy Linh HéI TH¶O KHOA HäC QUèC TÕ Kû NIÖM 1000 N¡M TH¡NG LONG – Hμ NéI PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG THñ §¤ Hμ NéI V¡N HIÕN, ANH HïNG, V× HOμ B×NH VAI TRß CñA KINH §¤ TH¡NG LONG TRONG QU¸ TR×NH HéI NHËP TOμN CÇU CñA §¹I VIÖT THÕ Kû XVII TS Hoàng Anh Tuấn*, ThS Lê Thuỳ Linh** Có hay không một kỷ nguyên toàn cầu hoá trong lịch sử nhân loại giai đoạn cận đạisơ kỳ? Ba thập kỷ nghiên cứu và tranh luận của giới sử học quốc tế đã góp phần phụcdựng bức tranh toàn cảnh về một diễn trình hội nhập toàn cầu diễn ra từ sau các phátkiến của Christopher Columbus đến cuộc cách mạng tư sản Pháp (khoảng 1500 - 1789).Các quốc gia Đông Á, Đại Việt nói riêng, đã hội nhập như thế nào và có vai trò quan trọngđến đâu trong hệ thống trao đổi thương mại và giao lưu văn hoá toàn cầu thời kỳ đó? Gầnmột thập niên khai thác và nghiên cứu tương đối hệ thống các nguồn tư liệu phương Tâyliên quan đến Đại Việt cho phép khẳng định một cách chắc chắn: Đại Việt - với vai trò nổibật của Kinh đô Thăng Long - đã có sự hội nhập nhất định vào quá trình toàn cầu hoá cậnđại sơ kỳ.1. Kỷ nguyên thương mại và toàn cầu hoá cận đại sơ kỳ Trong cách phân kỳ lịch sử Tây Âu, giai đoạn từ sau các đại phát kiến địa lý của haidân tộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cuối thế kỷ XV đến cuộc cách mạng tư sản Pháp cuốithế kỷ XVIII thường được gọi chung là giai đoạn “cận đại sơ kỳ”1. Từ cuối thế kỷ XX trở lạiđây, ở nhiều nền sử học phương Đông, khái niệm “cận đại sơ kỳ” cũng ngày càng được xáclập một cách phổ biến trong cách phân kỳ lịch sử các dân tộc2. Mặc dù vậy, ở Việt Nam, kháiniệm “cận đại sơ kỳ” vẫn chưa được sử dụng một cách chính thống trong các công trình sửhọc mang tính quy chuẩn mặc dù các nhà nghiên cứu đã luận bàn tương đối nhiều vềnhững chuyển biến nội sinh của Đại Việt dưới tác động của các luồng thương mại và banggiao quốc tế3. Không chỉ khai sinh giai đoạn cận đại sơ kỳ, các đại phát kiến địa lý của người châuÂu đồng thời mở ra một kỷ nguyên phát triển mới cho quan hệ thương mại và bang giao* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.** Viện Sử học Việt Nam.374 VAI TRÒ CỦA KINH ĐÔ THĂNG LONG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP TOÀN CẦU…giữa phương Đông và phương Tây - tiền đề của quá trình toàn cầu hoá. Sau khi tìm ra cáccon đường sang Đông Ấn và Tây Ấn, trong suốt thế kỷ XVI, hai dân tộc Tây Ban Nha vàBồ Đào Nha đã tiến hành khai thác thuộc địa (khai mỏ bạc ở Nam Mỹ) và khai mở cáctuyến buôn bán nối liền nhiều trung tâm kinh tế lớn của thế giới (Lisbon - Ấn Độ - ĐôngNam Á - Trung Quốc - Nhật Bản). Sang thế kỷ XVII, các dân tộc châu Âu khác như Anh,Hà Lan, Pháp… cũng tham gia một cách mạnh mẽ vào hệ thống trao đổi này. Từ MỹLatinh, bạc nén theo thuyền về Tây Ban Nha để từ đó chảy sang các trung tâm thươngmại lớn của châu Âu như Lisbon, Luân Đôn, Antwerp (Bỉ), Amsterdam (Hà Lan)… Từ cáctrung tâm thương mại chính đó, bạc lại theo các thương thuyền Bồ Đào Nha, Hà Lan,Anh, Pháp… sang Đông Ấn (Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Quốc…), chưa kể đến mộtlượng bạc lớn khác chảy thẳng từ Nam Mỹ sang Manila (Philippines) trên các thươngthuyền Tây Ban Nha vượt Thái Bình Dương. Ngoài bạc, các loại thương phẩm cũng được trao đổi rộng rãi: vải dạ, đồ mỹ nghệ vàkỹ thuật của châu Âu cũng theo thuyền sang phương Đông để đổi lấy hương liệu, tơ lụa,gốm sứ, xạ hương… Từ thế kỷ XVI, một mạng lưới thương mại liên hoàn đã được ngườiBồ Đào Nha lập ra, nối liền thương cảng Lisbon với Goa (Ấn Độ), Malacca (Đông Nam Á),Macao (Trung Quốc), Nagasaki (Nhật Bản). Ở phía tây, không chỉ thương phẩm mà mộtdòng chảy nhân lực (người châu Âu và nô lệ châu Phi) cũng tràn qua Đại Tây Dương,hình thành những trung tâm kinh tế thuộc địa mới nằm rải rác từ miền Bắc đến miềnNam châu Mỹ. Các loại cây trồng và vật nuôi (khoai lang, ngô, đậu…) từ Nam Mỹ đượcgiới thiệu sang Đông Á, góp phần làm nên sự bùng nổ dân số và biến đổi kinh tế - xã hội ởTrung Quốc thế kỷ XVIII, trong khi các loại dịch bệnh từ các cựu châu lục cũng theo chânngười châu Âu và nô lệ da đen sang tân thế giới, góp phần vào quá trình diệt vong củanhiều nền văn minh cổ xưa thuộc khu vực Nam Mỹ… Quá trình toàn cầu hoá giai đoạncận đại sơ kỳ ra đời từ đó4.2. Hội nhập toàn cầu của Đại Việt thế kỷ XVII và vai trò của Kinh đô Thăng Long Cho đến những năm cuối của thế kỷ XX, trước khi có những nghiên cứu mới vềThăng Long (Đại Việt nói chung) thế kỷ XVII, giới sử học nhìn chung duy trì quan điểmtương đối thiếu tích cực về vị trí và vai trò của kinh đô Thăng Long trong các mạng lướithương mại và bang giao quốc tế. Trong cách nhìn truyền thống, việc các triều đình phongkiến Việt Nam, nhất là triều Lê sơ, không ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của kinh đô Thăng Long trong quá trình hội nhập toàn cầu của Đại Việt thế kỷ XVIIHoàng Anh Tuấn, Lê Thùy Linh HéI TH¶O KHOA HäC QUèC TÕ Kû NIÖM 1000 N¡M TH¡NG LONG – Hμ NéI PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG THñ §¤ Hμ NéI V¡N HIÕN, ANH HïNG, V× HOμ B×NH VAI TRß CñA KINH §¤ TH¡NG LONG TRONG QU¸ TR×NH HéI NHËP TOμN CÇU CñA §¹I VIÖT THÕ Kû XVII TS Hoàng Anh Tuấn*, ThS Lê Thuỳ Linh** Có hay không một kỷ nguyên toàn cầu hoá trong lịch sử nhân loại giai đoạn cận đạisơ kỳ? Ba thập kỷ nghiên cứu và tranh luận của giới sử học quốc tế đã góp phần phụcdựng bức tranh toàn cảnh về một diễn trình hội nhập toàn cầu diễn ra từ sau các phátkiến của Christopher Columbus đến cuộc cách mạng tư sản Pháp (khoảng 1500 - 1789).Các quốc gia Đông Á, Đại Việt nói riêng, đã hội nhập như thế nào và có vai trò quan trọngđến đâu trong hệ thống trao đổi thương mại và giao lưu văn hoá toàn cầu thời kỳ đó? Gầnmột thập niên khai thác và nghiên cứu tương đối hệ thống các nguồn tư liệu phương Tâyliên quan đến Đại Việt cho phép khẳng định một cách chắc chắn: Đại Việt - với vai trò nổibật của Kinh đô Thăng Long - đã có sự hội nhập nhất định vào quá trình toàn cầu hoá cậnđại sơ kỳ.1. Kỷ nguyên thương mại và toàn cầu hoá cận đại sơ kỳ Trong cách phân kỳ lịch sử Tây Âu, giai đoạn từ sau các đại phát kiến địa lý của haidân tộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cuối thế kỷ XV đến cuộc cách mạng tư sản Pháp cuốithế kỷ XVIII thường được gọi chung là giai đoạn “cận đại sơ kỳ”1. Từ cuối thế kỷ XX trở lạiđây, ở nhiều nền sử học phương Đông, khái niệm “cận đại sơ kỳ” cũng ngày càng được xáclập một cách phổ biến trong cách phân kỳ lịch sử các dân tộc2. Mặc dù vậy, ở Việt Nam, kháiniệm “cận đại sơ kỳ” vẫn chưa được sử dụng một cách chính thống trong các công trình sửhọc mang tính quy chuẩn mặc dù các nhà nghiên cứu đã luận bàn tương đối nhiều vềnhững chuyển biến nội sinh của Đại Việt dưới tác động của các luồng thương mại và banggiao quốc tế3. Không chỉ khai sinh giai đoạn cận đại sơ kỳ, các đại phát kiến địa lý của người châuÂu đồng thời mở ra một kỷ nguyên phát triển mới cho quan hệ thương mại và bang giao* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.** Viện Sử học Việt Nam.374 VAI TRÒ CỦA KINH ĐÔ THĂNG LONG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP TOÀN CẦU…giữa phương Đông và phương Tây - tiền đề của quá trình toàn cầu hoá. Sau khi tìm ra cáccon đường sang Đông Ấn và Tây Ấn, trong suốt thế kỷ XVI, hai dân tộc Tây Ban Nha vàBồ Đào Nha đã tiến hành khai thác thuộc địa (khai mỏ bạc ở Nam Mỹ) và khai mở cáctuyến buôn bán nối liền nhiều trung tâm kinh tế lớn của thế giới (Lisbon - Ấn Độ - ĐôngNam Á - Trung Quốc - Nhật Bản). Sang thế kỷ XVII, các dân tộc châu Âu khác như Anh,Hà Lan, Pháp… cũng tham gia một cách mạnh mẽ vào hệ thống trao đổi này. Từ MỹLatinh, bạc nén theo thuyền về Tây Ban Nha để từ đó chảy sang các trung tâm thươngmại lớn của châu Âu như Lisbon, Luân Đôn, Antwerp (Bỉ), Amsterdam (Hà Lan)… Từ cáctrung tâm thương mại chính đó, bạc lại theo các thương thuyền Bồ Đào Nha, Hà Lan,Anh, Pháp… sang Đông Ấn (Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Quốc…), chưa kể đến mộtlượng bạc lớn khác chảy thẳng từ Nam Mỹ sang Manila (Philippines) trên các thươngthuyền Tây Ban Nha vượt Thái Bình Dương. Ngoài bạc, các loại thương phẩm cũng được trao đổi rộng rãi: vải dạ, đồ mỹ nghệ vàkỹ thuật của châu Âu cũng theo thuyền sang phương Đông để đổi lấy hương liệu, tơ lụa,gốm sứ, xạ hương… Từ thế kỷ XVI, một mạng lưới thương mại liên hoàn đã được ngườiBồ Đào Nha lập ra, nối liền thương cảng Lisbon với Goa (Ấn Độ), Malacca (Đông Nam Á),Macao (Trung Quốc), Nagasaki (Nhật Bản). Ở phía tây, không chỉ thương phẩm mà mộtdòng chảy nhân lực (người châu Âu và nô lệ châu Phi) cũng tràn qua Đại Tây Dương,hình thành những trung tâm kinh tế thuộc địa mới nằm rải rác từ miền Bắc đến miềnNam châu Mỹ. Các loại cây trồng và vật nuôi (khoai lang, ngô, đậu…) từ Nam Mỹ đượcgiới thiệu sang Đông Á, góp phần làm nên sự bùng nổ dân số và biến đổi kinh tế - xã hội ởTrung Quốc thế kỷ XVIII, trong khi các loại dịch bệnh từ các cựu châu lục cũng theo chânngười châu Âu và nô lệ da đen sang tân thế giới, góp phần vào quá trình diệt vong củanhiều nền văn minh cổ xưa thuộc khu vực Nam Mỹ… Quá trình toàn cầu hoá giai đoạncận đại sơ kỳ ra đời từ đó4.2. Hội nhập toàn cầu của Đại Việt thế kỷ XVII và vai trò của Kinh đô Thăng Long Cho đến những năm cuối của thế kỷ XX, trước khi có những nghiên cứu mới vềThăng Long (Đại Việt nói chung) thế kỷ XVII, giới sử học nhìn chung duy trì quan điểmtương đối thiếu tích cực về vị trí và vai trò của kinh đô Thăng Long trong các mạng lướithương mại và bang giao quốc tế. Trong cách nhìn truyền thống, việc các triều đình phongkiến Việt Nam, nhất là triều Lê sơ, không ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vai trò kinh đô Thăng Long Kinh đô Thăng Long Hội nhập toàn cầu Quá trình hội nhập toàn cầu Đại Việt thế kỷ XVII Kỷ nguyên thương mạiTài liệu liên quan:
-
26 trang 42 0 0
-
Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh
10 trang 16 0 0 -
5 trang 15 0 0
-
Tây Đô - Thăng Long: Mối liên hệ lịch sử
8 trang 15 0 0 -
Từ Kinh đô Văn Lang xưa đến Thăng Long - Hà Nội
7 trang 15 0 0 -
Quân sự Việt Nam: Từ thuở cây giáo đến khẩu súng (Tập VI): Phần 1
130 trang 14 0 0 -
Giáo án Lịch sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
4 trang 14 0 0 -
Bài giảng Lịch sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
41 trang 13 0 0 -
hoàng thành thăng long (thang long imperial citadel): phần 4
59 trang 13 0 0 -
Đồng bằng sông Cửu Long cần tư duy mang tính cách mạng về quy hoạch
7 trang 12 0 0