Danh mục

VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT TRONG ĐIỀU TRỊ MÁU TỤ TRONG NÃO DO TĂNG HUYẾT ÁP

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.60 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Máu tụ trong não (MTTN) do bệnh tăng huyết áp (THA) là một biến chứng nặng cần được điều trị tích cực, điều trị nội khoa là chủ yếu, nhưng cũng có nhiều trường hợp can thiệp phẫu thuật có thể giúp cứu được bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu là tìm biện pháp hỗ trợ điều trị nội khoa để hạ thấp tỉ lệ tử vong và giảm di chứng của bệnh lý nặng nề này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt ngang 48 trường hợp MTTN do THA...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT TRONG ĐIỀU TRỊ MÁU TỤ TRONG NÃO DO TĂNG HUYẾT ÁP VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT TRONG ĐIỀU TRỊ MÁU TỤ TRONG NÃO DO TĂNG HUYẾT ÁP TÓM VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT TRONG ĐIỀU TRỊ MÁU TỤ TRONG NÃO DO TĂNG HUYẾT ÁP TÓM TẮT Đặt vấn đề: Máu tụ trong não (MTTN) do bệnh tăng huyết áp (THA) là một biến chứng nặng cần được điều trị tích cực, điều trị nội khoa là chủ yếu, nhưng cũng có nhiều trường hợp can thiệp phẫu thuật có thể giúp cứu được bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu là tìm biện pháp hỗ trợ điều trị nội khoa để hạ thấp tỉ lệ tử vong và giảm di chứng của bệnh lý nặng nề này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt ngang 48 trường hợp MTTN do THA được can thiệp phẫu thuật từ năm 2002 đến năm 2004 tại bệnh viện Nhân Dân 115, so sánh kết quả với 35 tr ường hợp tương tự nhưng chỉ điều trị nội khoa tích cực trong năm 2003 và 2004 tại đơn vị “Đột quị” của cùng bệnh viện. Chỉ định mổ dựa vào nhiều tiêu chuẩn: tiền căn THA, tuổi của bệnh nhân, thang điểm Glasgow lúc vào viện, vị trí và thể tích khối máu tụ. Chúng tôi chọn 2 phương thức phẫu thuật phù hợp với trang thiết bị hiện có: Khoan sọ chọc hút máu tụ và mở sọ lấy máu tụ theo phương pháp cổ điển. Sau mổ, tất cả bệnh nhân đều được tiếp tục điều trị nội khoa tích cực: điều chỉnh huyết áp, chống tăng áp lực trong sọ, ngừa và điều trị các biến chứng bội nhiễm, đặc biệt là bội nhiễm phổi ở người cao tuổi. Vật lý trị liệu được bắt đầu càng sớm càng tốt. Kết quả: Chúng tôi dùng thang điểm đánh giá kết quả điều trị (Glasgow Outcome Scale) để lượng gíá sau mổ. Trong nhóm mổ, có 5 trường hợp dùng phương pháp khoan sọ và chọc hút máu tụ, 43 trường hợp được mở sọ lấy máu tụ theo phương pháp cổ điển. Tỉ lệ tử vong sau 1 tháng ở nhóm mổ là 25%, ở nhóm điều trị nội khoa là 31,42%. Kết luận: Chỉ định mổ đúng lúc với phương pháp mổ hợp lý có thể cứu sống bệnh nhân bị MTTN do THA. Qua kinh nghiệm của nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng hoàn thiện các qui trình điều trị phối hợp và các phương pháp mổ. Trong tương lai, hiệu quả của điều trị nội khoa hay của phẫu thuật cần phải được chứng minh bằng một nghiên cứu ngẫu nhiên lớn hơn, có sự phối hợp của nhiều trung tâm. ABSTRACT Objective: Hypertensive intracerebral hematoma (ICH) is a serious and potentially lethal condition which needs the intensive care and treatment. The essential is the medical treatment but in some special cases the surgical intervention can ameliorate the prognosis of the disease. Finding the surgical method to contribute to the medical treatment to decrease the mortality and the sequelae of this serious disease is the aim of the study. Methods: The authors present a prospective study from year 2002 to 2004 in 115 People hospital, HCM city w ith 48 surgical cases and 35 non- surgical cases. Surgical indications consist of many criteria: antecedent of hypertension, age of the patient, patient‘s neurological status (Glasgow coma scale), site and size of the hematoma. We choose 2 surgical methods which appropriate to our situation: burr hole and suction technique; convential open craniotomy technique. In the post -operative period, one must continue the intensive care and the medical treatment: blood pressure management, the management of increased intracranial pressure, the prevention and treatment of infections, especially the broncho -pulmonary infections in the aged. Results: We use Glasgow Outcome scale (GOS) to evaluate the result of the treatment. In the surgical group, there were 5 cases opera ted on using the burr and suction technique and 43 cases operated on with conventional open craniotomy technique. The mortality rate after 1 month is 25% in the surgical group and 31.42% in the non-surgical group. Conclusion: A right surgical indication a nd a rational surgical method can save the patient’s life. With the experience of this series, we try to ameliorate our treatment protocol and our surgical techniques. In the future, the efficacy of any medical and surgical treatment has yet to be proved in a large multi-centerrandomized trials. ĐẶT VẤN ĐỀ Máu tụ trong não (còn gọi là xuất huyết não) do tai biến mạch máu não (TBMMN) của bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) là một biến chứng nặng có tỉ lệ tử vong cao, cần đ ược điều trị tích cực. Điều trị nội khoa vẫn là chủ yếu nhưng trong một số trường hợp máu tụ trong não (MTTN) gây chèn ép não nhiều thì việc can thiệp phẫu thuật đúng lúc có thể cải thiện được tiên lượng bệnh và cứu sống được bệnh nhân. Chúng tôi nghiên cứu một số trường hợp MTTN được can thiệp phẫu thuật tại bệnh viện Nhân dân 115, TP. Hồ Chí Minh từ năm 2002 đến năm 2004, so sánh với một số trường hợp tương tự nhưng chỉ điều trị nội khoa tích cực tại đơn vị “Đột quị“ của cùng bệnh viện, nhằm mực đích cố tìm biện pháp để hạ thấp tỉ lệ tử vong và l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: