Danh mục

Vai trò của tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương trong tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định hệ thống tài chính và thực thi chính sách tiền tệ trong bối cảnh chuyển đổi số

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.36 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày vai trò của tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương trong tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định hệ thống tài chính và thực thi chính sách tiền tệ trong bối cảnh chuyển đổi số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương trong tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định hệ thống tài chính và thực thi chính sách tiền tệ trong bối cảnh chuyển đổi số KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 28. VAI TRÒ CỦA TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ, ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TS. Nguyễn Hữu Mạnh* TS. Vương Thị Hương Giang** Tóm tắt Việt Nam đã và đang là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực thi chiến lược chuyển đổi số nói chung, kinh tế số nói riêng ở khu vực Đông Nam Á. Ngân hàng Trung ương (NHTW) luôn khẳng định vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. Xuất phát từ bối cảnh thực hiện chủ trương chuyển đổi kinh tế số đã được Chính phủ đề ra, bài viết này phân tích những tác động của tiền kỹ thuật số (CBDC) đến việc thực thi chính sách tiền tệ, sự ổn định của hệ thống tài chính, cũng như tác động của CBDC đến nền kinh tế nếu như CBDC được sử dụng tại Việt Nam. Từ đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tạo điều kiện để phát triển CBDC tại thị trường Việt Nam với mục đích sử dụng CBDC để hỗ trợ tăng trưởng phát triển kinh tế. Từ khóa: Chính sách tiền tệ, tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương, tăng trưởng kinh tế, kinh tế số, chuyển đổi số 1. GIỚI THIỆU Nền kinh tế số Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á. Theo Báo cáo về “Kinh tế số và chuyển đổi số tại Việt Nam” được tài trợ bởi Liên minh châu Âu (tháng 11/2020), giá trị nền kinh tế số đã đạt 12 tỷ USD * Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Nha Trang ** Khoa Tài chính, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 348 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 năm 2019 với mức tăng trưởng trung bình đạt 38%/năm kể từ năm 2015 và dự kiến sẽ đạt 43 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam hướng tới mở rộng nền kinh tế số, đạt khoảng 20% giá trị GDP vào năm 2025. Theo Statista, chỉ tính riêng thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025. Dịch COVID-19 bùng phát mạnh trong hai năm (2020 - 2021) với việc phong tỏa, giãn cách xã hội đã tạo điều kiện thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ thanh toán hiện tại phi tiếp xúc trong giao dịch, thanh toán mạnh mẽ hơn. Chuyển đổi số là một yếu tố không thể thiếu giúp doanh nghiệp dần dần quay trở lại trạng thái bình thường mới sau đại dịch COVID-19. Theo Lê Duy Bình và Trần Thị Phương (2020), trước thời kỳ khủng hoảng do dịch COVID-19, thay đổi công nghệ chủ yếu tập trung vào việc giảm chi phí và tăng năng suất. Mục đích là giúp các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn nữa. Cùng với việc thích nghi với các tác động mới do dịch COVID-19 gây ra, vai trò của công nghệ sẽ bao gồm cả việc hướng tới phục hồi sản xuất, tạo ra lợi nhuận và phát triển bền vững. Chính phủ cũng đang cho thấy quyết tâm và cam kết mạnh mẽ trong chiến lược phát triển kinh tế số và coi số hóa nền kinh tế là con đường tương lai rộng mở phía trước để phát triển (World Bank, 2021). Với việc thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 cho thấy nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để gia nhập nhóm nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Theo dự báo của World Bank (2021), để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở thấp nhất khoảng 5% mỗi năm. Bài học từ thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Singapore trong việc thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp chế tạo, thâm dụng lao động, tăng cường xuất khẩu trong quá khứ có thể là con đường giúp Việt Nam chuyển mình từ quốc gia nghèo, thu nhập thấp thành quốc gia thu nhập trung bình - thấp. Việc tận dụng lợi thế sẵn có về lực lượng lao động trẻ, đông đảo với chi phí lao động thấp cùng với những ưu ái về tài nguyên thiên nhiên, sản xuất nông nghiệp đã giúp Việt Nam đạt được những chuyển biến quan trọng và có những kết quả đáng khích lệ về xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập của người dân trong hơn 20 năm qua. Tuy nhiên, theo World Bank, Việt Nam cần thay đổi chiến lược để đạt hiệu suất trong việc sử dụng tài sản và tài nguyên, bao gồm cả nguồn nhân lực để trở thành quốc gia có thu nhập cao như mục tiêu đặt ra vào năm 2045. Một trong những chiến lược để nâng cao hiệu suất của nền kinh tế được Việt Nam chú trọng nhằm thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 là chiến lược chuyển đổi số nền kinh tế. Là cơ quan chịu trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không thể đứng ngoài cuộc chiến lược chuyển đổi số mà Chính phủ đang quyết tâm thực hiện. Nghiên cứu này sẽ tập trung làm rõ một số vấn đề cốt lõi căn bản sau: tiền kỹ thuật số (Central Bank Digital Currency – CBDC) của NHTW là gì? Những tác động của CBDC đến nền kinh tế cũng như ảnh hưởng của CBDC đến các chủ thể tham gia nền kinh tế. Cuối cùng, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị trong bối cảnh hiện nay. 349 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. CBDC LÀ GÌ? Thế giới đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của nền kinh tế số, và việc số hóa nền kinh tế sẽ trở thành xu hướng phát triển không thể đảo ngược. Trên thực tế, với sự tích hợp của các công nghệ kỹ thuật số hiện đại từ Internet, trí tuệ nhân tạo, công nghệ Blockchain và nhiều công nghệ hiện đại khác đã làm xuất hiện khái niệm về tiền kỹ thuật số. Tong và Jiayou (2020) cho rằng, có ba loại tiền kỹ thuật số có tác động ti ...

Tài liệu được xem nhiều: