Vai trò của tín dụng đối với sản xuất của nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 624.71 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Vai trò của tín dụng đối với sản xuất của nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đánh giá vai trò của tín dụng đối với sản xuất của nông hộ tại tỉnh Đắk Lắk thông qua phương pháp đánh giá có sự tham gia đồng thời sử dụng mô hình hồi quy bội (mô hình Log-log) để kiểm định tác động của tín dụng và các yếu tố khác đến kết quả sản xuất của nông hộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của tín dụng đối với sản xuất của nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Lê Đức Niêm Trường Đại học Tây Nguyên Email: Ldniem@gmail.com Võ Xuân Hội Trường Đại học Tây Nguyên Email: vxhoi@ttn.edu.vn Nguyễn Đức Quyền Trường Đại học Tây Nguyên Email: ndquyen@ttn.edu.vn Mã bài báo: JED-933 Ngày nhận: 22/09/2022 Ngày nhận bản sửa: 17/10/2022 Ngày duyệt đăng: 10/01/2023 Tóm tắt: Tín dụng là nguồn lực bên ngoài quan trọng để hộ nông dân gia tăng năng lực sản xuất của họ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tác động của tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp là đặc biệt quan trọng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá vai trò của tín dụng đối với sản xuất của nông hộ tại tỉnh Đắk Lắk thông qua phương pháp đánh giá có sự tham gia đồng thời sử dụng mô hình hồi quy bội (mô hình Log-log) để kiểm định tác động của tín dụng và các yếu tố khác đến kết quả sản xuất của nông hộ. Kết quả phân tích cho thấy tín dụng đã tạo ra nhiều tác động tích cực đến hoạt động sản xuất của nông hộ thông qua cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất. Trên cơ sơ đó, chúng tôi đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao vai trò tích cực của tín dụng đối với sản xuất của nông hộ tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. Từ khóa: Tín dụng, Đắk Lắk, nông hộ. Mã JEL: D12, G21, O18. The role of credits in the farming households’ production in Dak Lak province Abstract: Credit is an essential external resource for farmers to increase their production capacity. Therefore, it is imperative to investigate the impact of credit on agricultural production. In this research, we evaluate the role of credit on farmers’ production in Dak Lak province through a participatory assessment method and using multiple regression models (Log-Log model) to estimate the impact of credit and other factors on household production results. The analysis results show that credit has created many positive effects on the production activities of farmers by improving productivity and production efficiency. Based on the findings, some policy suggestions are proposed for enhancing the positive role of credit in farmers’ production in Dak Lak province in the coming time. Keywords: Credit, Dak Lak, farmers. JEL Codes: D12, G21, O18. Số 307(2) tháng 01/2023 62 1. Giới thiệu Đắk Lắk là trung tâm của vùng Tây Nguyên về chính trị và kinh tế với một bộ phận lớn dân số dựa vào nguồn sinh kế từ sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông hộ trên địa bàn tỉnh có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định kinh tế và đời sống người dân ở khu vực nông thôn, góp phần quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Lắk bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 5,84% (Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2021). Nguồn lực của các nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là khá hạn chế. Vì vậy, để đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, các hộ nông hộ đã tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Tín dụng có thể giúp nông hộ tránh được tình trạng thiếu nguồn lực đầu theo mùa vụ hay tránh gián đoạn sản xuất trong trung và dài hạn. Nguồn lực tài chính này cũng có thể được sử dụng để đầu tư trang thiết bị nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Đối với hộ nghèo, tín dụng là một trong những công cụ quan trọng để phát triển sản xuất từ đó giúp họ giảm nghèo (World Bank, 2003). Tuy nhiên, tín dụng cũng có thể là gánh nặng đối với nông hộ do sử dụng sai mục đích, quản lý kinh tế kém hay thiên tai dịch bệnh. Các chương trình tín dụng nhỏ đôi khi lại là “kẻ hút máu” của người nghèo (Anam, 2011). Chính vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của tín dụng trong sản xuất của nông hộ trên các địa bàn khác nhau. Bài báo này tập trung vào đánh giá vai trò tín dụng đối với sản xuất của nông hộ trên địa bàn Đắk Lắk, một địa bàn với các đặc điểm khá riêng biệt như sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào cây công nghiệp lâu năm với quy mô tương đối lớn và chủ hộ thường là dân tộc thiểu số. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đặc biệt nghiên cứu sự tương tác giữa các biến về đặc điểm dân tộc và quy mô tín dụng đối với sản xuất của nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, những giải pháp nhằm thúc đẩy mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của tín dụng cũng được đề xuất. 2. Tổng quan nghiên cứu Vai trò của tín dụng đối với hoạt động sản xuất của nông hộ là một chủ đề được nhiều tác giả quan tâm. Hoàng Hữu Hòa & Nguyễn Lê Hiệp (2007) đã nghiên cứu về tác động của vốn vay tín dụng đối với xoá đói giảm nghèo và cho thấy vốn vay đã giúp các hộ nghèo khai thác tốt hơn tiềm năng về sức lao động, thời gian nhàn rỗi, đất đai, mặt nước từ đó chủ động tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập và tiến tới thoát nghèo. Tín dụng tác động đến thu nhập của hộ nghèo rõ nét hơn ở trong dài hạn và ở những mức vốn vay cao hơn. Những hộ nghèo nào được tiếp cận với vốn tín dụng sớm hơn, có mức vốn vay nhiều hơn thì xác suất thoát nghèo cao hơn. Fengxia & cộng sự (2010) trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các hạn chế tín dụng đến năng suất và thu nhập hộ gia đình nông thôn ở Trung Quốc cho thấy rằng: tín dụng cũng có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến năng suất và thu nhập của nông hộ, đặc biệt là ở những nông hộ có trình độ giáo dục v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của tín dụng đối với sản xuất của nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Lê Đức Niêm Trường Đại học Tây Nguyên Email: Ldniem@gmail.com Võ Xuân Hội Trường Đại học Tây Nguyên Email: vxhoi@ttn.edu.vn Nguyễn Đức Quyền Trường Đại học Tây Nguyên Email: ndquyen@ttn.edu.vn Mã bài báo: JED-933 Ngày nhận: 22/09/2022 Ngày nhận bản sửa: 17/10/2022 Ngày duyệt đăng: 10/01/2023 Tóm tắt: Tín dụng là nguồn lực bên ngoài quan trọng để hộ nông dân gia tăng năng lực sản xuất của họ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tác động của tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp là đặc biệt quan trọng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá vai trò của tín dụng đối với sản xuất của nông hộ tại tỉnh Đắk Lắk thông qua phương pháp đánh giá có sự tham gia đồng thời sử dụng mô hình hồi quy bội (mô hình Log-log) để kiểm định tác động của tín dụng và các yếu tố khác đến kết quả sản xuất của nông hộ. Kết quả phân tích cho thấy tín dụng đã tạo ra nhiều tác động tích cực đến hoạt động sản xuất của nông hộ thông qua cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất. Trên cơ sơ đó, chúng tôi đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao vai trò tích cực của tín dụng đối với sản xuất của nông hộ tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. Từ khóa: Tín dụng, Đắk Lắk, nông hộ. Mã JEL: D12, G21, O18. The role of credits in the farming households’ production in Dak Lak province Abstract: Credit is an essential external resource for farmers to increase their production capacity. Therefore, it is imperative to investigate the impact of credit on agricultural production. In this research, we evaluate the role of credit on farmers’ production in Dak Lak province through a participatory assessment method and using multiple regression models (Log-Log model) to estimate the impact of credit and other factors on household production results. The analysis results show that credit has created many positive effects on the production activities of farmers by improving productivity and production efficiency. Based on the findings, some policy suggestions are proposed for enhancing the positive role of credit in farmers’ production in Dak Lak province in the coming time. Keywords: Credit, Dak Lak, farmers. JEL Codes: D12, G21, O18. Số 307(2) tháng 01/2023 62 1. Giới thiệu Đắk Lắk là trung tâm của vùng Tây Nguyên về chính trị và kinh tế với một bộ phận lớn dân số dựa vào nguồn sinh kế từ sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông hộ trên địa bàn tỉnh có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định kinh tế và đời sống người dân ở khu vực nông thôn, góp phần quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Lắk bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 5,84% (Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2021). Nguồn lực của các nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là khá hạn chế. Vì vậy, để đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, các hộ nông hộ đã tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Tín dụng có thể giúp nông hộ tránh được tình trạng thiếu nguồn lực đầu theo mùa vụ hay tránh gián đoạn sản xuất trong trung và dài hạn. Nguồn lực tài chính này cũng có thể được sử dụng để đầu tư trang thiết bị nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Đối với hộ nghèo, tín dụng là một trong những công cụ quan trọng để phát triển sản xuất từ đó giúp họ giảm nghèo (World Bank, 2003). Tuy nhiên, tín dụng cũng có thể là gánh nặng đối với nông hộ do sử dụng sai mục đích, quản lý kinh tế kém hay thiên tai dịch bệnh. Các chương trình tín dụng nhỏ đôi khi lại là “kẻ hút máu” của người nghèo (Anam, 2011). Chính vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của tín dụng trong sản xuất của nông hộ trên các địa bàn khác nhau. Bài báo này tập trung vào đánh giá vai trò tín dụng đối với sản xuất của nông hộ trên địa bàn Đắk Lắk, một địa bàn với các đặc điểm khá riêng biệt như sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào cây công nghiệp lâu năm với quy mô tương đối lớn và chủ hộ thường là dân tộc thiểu số. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đặc biệt nghiên cứu sự tương tác giữa các biến về đặc điểm dân tộc và quy mô tín dụng đối với sản xuất của nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, những giải pháp nhằm thúc đẩy mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của tín dụng cũng được đề xuất. 2. Tổng quan nghiên cứu Vai trò của tín dụng đối với hoạt động sản xuất của nông hộ là một chủ đề được nhiều tác giả quan tâm. Hoàng Hữu Hòa & Nguyễn Lê Hiệp (2007) đã nghiên cứu về tác động của vốn vay tín dụng đối với xoá đói giảm nghèo và cho thấy vốn vay đã giúp các hộ nghèo khai thác tốt hơn tiềm năng về sức lao động, thời gian nhàn rỗi, đất đai, mặt nước từ đó chủ động tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập và tiến tới thoát nghèo. Tín dụng tác động đến thu nhập của hộ nghèo rõ nét hơn ở trong dài hạn và ở những mức vốn vay cao hơn. Những hộ nghèo nào được tiếp cận với vốn tín dụng sớm hơn, có mức vốn vay nhiều hơn thì xác suất thoát nghèo cao hơn. Fengxia & cộng sự (2010) trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các hạn chế tín dụng đến năng suất và thu nhập hộ gia đình nông thôn ở Trung Quốc cho thấy rằng: tín dụng cũng có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến năng suất và thu nhập của nông hộ, đặc biệt là ở những nông hộ có trình độ giáo dục v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vốn tín dụng Kinh tế nông hộ Sản xuất nông nghiệp Mô hình Log-log Tăng trưởng kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 719 3 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 247 0 0 -
Cơ sở lý thuyết cho bài toán tối ưu hóa động sử dụng phân bổ nước cho mục tiêu tưới và phát điện
7 trang 220 0 0 -
13 trang 191 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 163 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 156 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 151 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 142 0 0 -
76 trang 126 3 0
-
Đề cương: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
7 trang 124 0 0