Danh mục

Vai trò của tổ chức quốc tế Pháp ngữ tại Việt Nam trước và sau 1975: Quá trình hình thành và đóng góp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 107.77 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết, tác giả tập trung tóm lược quá trình hình thành và phát triển của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ trên thế giới, đồng thời nêu lên sự tham gia của Việt Nam trong hai thời kì: Bắt đầu với sự tham gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và quá trình tiếp quản của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1979 cho tới nay. Bài viết cũng sẽ so sánh động cơ và mục đích tham gia TCQTPN của Việt Nam dưới hai chính thể chính trị khác nhau để từ đó hiểu rõ hơn vai trò và những đóng góp của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ trong những giai đoạn lịch sử nhất định của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của tổ chức quốc tế Pháp ngữ tại Việt Nam trước và sau 1975: Quá trình hình thành và đóng gópJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 81-89This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2018-0012VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ PHÁP NGỮ TẠI VIỆT NAMTRƯỚC VÀ SAU 1975: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐÓNG GÓPNguyễn Thảo HươngPhòng Hợp tác Quốc tế, trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Quá trình Việt Nam gia nhập Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (TCQTPN) gắn liền vớicác mốc lịch sử phát triển của Việt Nam từ khi đất nước còn đang trong giai đoạn chiếntranh và hai miền Bắc Nam bị chia cắt cho đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng và bắtđầu quá trình xây dựng đất nước. Trong bài viết, tác giả tập trung tóm lược quá trình hìnhthành và phát triển của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ trên thế giới, đồng thời nêu lên sự thamgia của Việt Nam trong hai thời kì: bắt đầu với sự tham gia của chính quyền Việt Nam Cộnghòa và quá trình tiếp quản của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1979 cho tớinay. Bài viết cũng sẽ so sánh động cơ và mục đích tham gia TCQTPN của Việt Nam dướihai chính thể chính trị khác nhau để từ đó hiểu rõ hơn vai trò và những đóng góp của Tổchức quốc tế Pháp ngữ trong những giai đoạn lịch sử nhất định của Việt Nam.Từ khóa: Pháp ngữ, chính sách đối ngoại, động cơ, đóng góp, Tổ chức quốc tế.Chữ viết tắt sử dụng trong bài: ACCT: Agence de coopération culturelle et technique (Hiệphội hợp tác văn hóa và kĩ thuật); OIF: Organisation internationale de la Francophonie (Tổchức quốc tế Pháp ngữ); TCQTPN: Tổ chức quốc tế Pháp ngữ; UACE: Union africaine decoopération économique (Liên minh châu Phi về hợp tác kinh tế); UAM: Union Africaine etMalgache (Liên minh châu Phi và Malgache); VNCH: Việt Nam Cộng hòa; CHXHCNVN:Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.1.Mở đầuTổ chức Quốc tế Pháp ngữ (TCQTPN) tên tiếng Pháp là Organisation internationale de laFrancophonie, là một trong những tổ chức lâu đời nhất mà Việt Nam làm thành viên kể từ khi tổchức này được thành lập song có lẽ cho đến giờ vẫn ít ai biết được sự ra đời của tổ chức này cũngnhư quá trình tham gia của Việt Nam từ những ngày đầu đã diễn ra như thế nào. Cụ thể là có haigiai đoạn, giai đoạn đầu Chính quyền Sài Gòn là một trong các thành viên sáng lập TCQTPN vàonăm 1970, giai đoạn sau bắt đầu từ sự kiện tiếp quản mối quan hệ này của CHXHCNVN vào cuốinăm 1978 đầu 1979. Các nghiên cứu về TCQTPN cũng như về sự hình thành và quá trình pháttriển của TCQTPN ở Việt Nam rất ít, chủ yếu là các bài viết mang tính thông tin, muốn tiếp cận đaphần phải sử dụng tiếng Pháp để tìm hiểu, và như vậy chỉ có người biết tiếng Pháp mới có thể tiếpcận được nguồn thông tin này. Chúng ta có thể xem xét một vài nghiên cứu của các tác giả trongnước như: luận án đã được xuất bản sách mang tựa đề Pháp ngữ tại Việt Nam từ thời kì thuộc địaNgày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/12/2017. Ngày nhận đăng: 20/1/2018.Liên hệ: Nguyễn Thảo Hương, e-mail: thaohuong@hnue.edu.vn.81Nguyễn Thảo Hươngđến thời kì toàn cầu hóa: thách thức giữ gìn một bản sắc của tác giả Trang Phan Labays chủ yếukhai thác ở khía cạnh ngôn ngữ, sự phát triển của tiếng Pháp và những ảnh hưởng của tiếng Pháp,văn hóa Pháp đối với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam cũng những vấn đề đặt ra cho việc gìn giữ mộtbản sắc Pháp ngữ khi Việt Nam bước chân vào kỉ nguyên toàn cầu hóa. Nghiên cứu TCQTPN vàhợp tác Việt Nam-Châu Phi của tác giả Đặng Hồng Khanh tập trung vào khai thác vai trò và nhữngđóng góp của TCQTPN đối với quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa giữa Việt Nam với các nướcnói tiếng Pháp ở châu Phi trong giai đoạn hiện tại. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Thư với tựa đềNgoại giao văn hóa của Việt Nam: một chiến lược đẩy mạnh tiến trình hội nhập toàn cầu lại khaithác vai trò của TCQTPN như một tác nhân có những đóng góp mạnh mẽ trong ngoại giao vănhóa. Hay như tác giả Nguyễn Khánh Toàn với nghiên cứu TCQTPN – một chủ thể quan hệ quốc tếthì tập trung khai thác vai trò của TCQTPN như một tổ chức liên chính phủ lớn trên chính trườngquốc tế nói chung với lượng thành viên chiếm 1/3 số lượng của Liên Hiệp quốc. Các tác giả nướcngoài cũng không nhiều, có thể kể đến như Valérie DANIEL với nghiên cứu thuộc ngành xã hộihọc có tên gọi hết sức ngắn gọn Pháp ngữ tại Việt Nam xuất bản năm 2001 trong đó khai thác sựcó mặt của “pháp ngữ” nói chung trên khắp Việt Nam trong suốt giai đoạn từ 1986 đến năm 2000.Hay như tác giả Trung Quốc Jing Geng với nghiên cứu Pháp ngữ - một công cụ trong chính sáchđối ngoại của Pháp: trường hợp 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) đã nói đến tácđộng của nước Pháp đối với sự hình thành và phát triển của TCQTPN cùng những can thiệp chínhtrị thông qua tổ chức này đối với 3 nước thuộc địa cũ Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngoài ra, chủthể TCQTPN còn xuất hiện trong nhiều nghiên cứu ở các tạp chí thuộc các ngành Lịch sử, Chínhtrị, Quan hệ Quốc tế và cả xã hội học. ...

Tài liệu được xem nhiều: