Danh mục

Vai trò của từ địa phương trong thơ Bích Khê

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 651.83 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngôn ngữ là yếu tố góp phần đem lại thành công cho một tác phẩm văn học. Với Bích Khê, kĩ thuật sử dụng ngôn ngữ đã trở thành một khả năng vượt trội. Bích Khê có ý thức cách tân ngôn ngữ. Trên phương diện ngữ âm, ngữ pháp, tổ chức văn bản, ông cũng có nhiều phá cách. Vì vậy thơ Bích Khê rất mới, rất lạ so với những tác giả đương thời. Trong đó, từ địa phương được Bích Khê khai thác bằng một lối tư duy sáng tạo khiến cho thơ ông giàu sắc thái biểu cảm, giàu hình ảnh độc đáo và thể hiện được dấu ấn phong cá nhân của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của từ địa phương trong thơ Bích Khê VAI TRÒ CỦA TỪ ĐỊA PHƯƠNG TRONG THƠ BÍCH KHÊ Phạm Thị Quyên1 Tóm tắt: Ngôn ngữ là yếu tố góp phần đem lại thành công cho một tác phẩm vănhọc. Với Bích Khê, kĩ thuật sử dụng ngôn ngữ đã trở thành một khả năng vượt trội. BíchKhê có ý thức cách tân ngôn ngữ. Trên phương diện ngữ âm, ngữ pháp, tổ chức văn bản,ông cũng có nhiều phá cách. Vì vậy thơ Bích Khê rất mới, rất lạ so với những tác giảđương thời. Trong đó, từ địa phương được Bích Khê khai thác bằng một lối tư duy sángtạo khiến cho thơ ông giàu sắc thái biểu cảm, giàu hình ảnh độc đáo và thể hiện đượcdấu ấn phong cá nhân của mình. Từ khóa: Bích Khê, từ địa phương, hình ảnh, phong cách, biểu cảm. 1. Mở đầu Thơ là nghệ thuật của sự bài trí ngôn từ. Vì vậy, vốn từ trong thơ chính là một trongnhững yếu tố quan trọng góp phần tạo nên tên tuổi của một nhà thơ. Tuy nhiên, xem xétvốn từ của một thi nhân, tiêu chí số lượng chưa nói lên được điều gì đáng kể. Điều cơ bảnlà vốn từ ấy được sử dụng như thế nào, được bài trí ra sao. Do đó, thói quen sử dụng cáclớp từ vựng của một tác giả là vấn đề đáng được quan tâm, nghiên cứu. Đặc biệt, dướigóc nhìn của phong cách học, cách thức dùng từ của một con người được xem là “dấuhiệu vàng” không thể bỏ lỡ. Bởi lẽ, chính nó góp phần không nhỏ trong việc làm nên nétriêng, vẻ riêng và cá tính của một cá nhân cụ thể. Khảo sát thơ Bích Khê, dễ dàng nhận thấy ông là người có ý thức cách tân ngônngữ, sử dụng ngôn ngữ thân thể vào thơ vừa táo bạo vừa tinh tế, rất trần tục nhưng vôcùng thanh cao. Bên cạnh đó, từ địa phương cũng có vai trò rất lớn nhằm thể hiện sự độcđáo trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Bích Khê. 2. Nội dung 2.1. Khái quát chung về từ địa phương 2.1.1. Khái niệm Theo Mai Ngọc Chừ: “Những từ ngữ thuộc phương ngữ (tiếng địa phương) nào đócủa ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó thì gọilà từ địa phương”. [1, tr.221] 2.1.2. Phân loại Theo vùng miền, từ địa phương được chia làm ba loại: - Từ ngữ địa phương Bắc Bộ: thầy, u, bầm, … - Từ ngữ địa phương Trung Bộ: chừ, mô, răng, rứa,…1. Thạc sĩ, Trường Đại học Phạm Văn Đồng74 PHẠM THỊ QUYÊN - Từ ngữ địa phương Nam Bộ: tía, nói xạo, quẹo, … Theo ý nghĩa, từ địa phương được chia làm hai loại: - Từ ngữ địa phương có nghĩa tương ứng với nghĩa của từ ngữ toàn dân: tô - bát,tê - kia,… - Từ ngữ đồng âm nhưng khác nghĩa so với từ toàn dân: té (nghĩa toàn dân là “hắtnước”, nghĩa địa phương là “ngã”), cậu (nghĩa toàn dân là “anh trai của mẹ”, nghĩa địaphương là “em trai của mẹ”), … Như vậy, có thể thấy từ địa phương khá hạn chế trong phạm vi sử dụng. Việc vậndụng từ địa phương vào thi ca phải thật sự khéo léo và tinh tế mới đảm bảo truyền tảiđược nội dung mà tác giả gửi gắm đồng thời phát huy được khả năng “lấy ngôn ngữ làmcứu cánh” của nhà thơ. 2.2. Một số kiểu từ địa phương được sử dụng trong thơ Bích Khê STT Từ Tần suất (Lần) 1 Nút 3 2 Lòn 1 3 Tê 3 4 Nư 2 5 Tợ 4 6 Mô 3 7 Ngớp 3 8 Trụm 1 9 Sú 3 10 Trọi 1 (Thống kê tập thơ Tinh huyết của Bích Khê) 2.2.1. Một số từ địa phương của Huế và Quảng Nam Có sự gặp gỡ với Hàn Mạc Tử, Bích Khê cũng có dùng một số từ ngữ chỉ xuấtkhông gian, thời gian của Huế và Quảng Nam như: mô, xưa tê, chừ, bây chừ, ... Nhữngtừ ngữ này tuy xuất hiện với tần suất thấp nhưng ít nhiều cũng tạo nên phong cách cánhân của thi sĩ. Theo kết quả thống kê tập thơ Tinh huyết, từ tê xuất hiện 3 lần, mô đượctác giả sử dụng 3 lần, chừ có mặt 2 lần,… Những từ kể trên phần lớn là các từ để chỉ trỏ nên người đọc không gặp khó khănnhiều trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Mặt khác, nghĩa của các từ này trong nhiều ngữcảnh đã được mở rộng góp phần tạo nên sự độc đáo trong các thi phẩm của Bích Khê. 75VAI TRÒ CỦA TỪ ĐỊA PHƯƠNG TRONG THƠ BÍCH KHÊ 2.2.2. Biến thể ngữ âm địa phương Thơ Bích Khê cũng xuất hiện nhiều từ ngữ biến thể ngữ âm địa phương như: lòn(luồn), nút (hút, mút), thiệt (thật), ngớp (ngợp), bịnh (bệnh), dong nhan (dung nhan), yếngsáng (ánh sáng ...

Tài liệu được xem nhiều: