![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Vai trò và nhiệm vụ của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ dưới góc nhìn giáo dục dựa trên đầu ra
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 183.65 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết xác lập một góc nhìn về vị trí, vai trò, và trách nhiệm của cố vấn học tập bằng cách hệ thống hóa một số tài liệu và tư liệu trong và ngoài nước liên quan đến công tác cố vấn học tập và đưa ra những đề nghị những giải pháp nâng cao chất lượng của công tác này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò và nhiệm vụ của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ dưới góc nhìn giáo dục dựa trên đầu ra VAI TRÕ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ DƢỚI GÓC NHÌN GIÁO DỤC DỰA TRÊN ĐẦU RA Vũ Văn Thái1 Dẫn nhập Là một phương thức đào tạo khoa học và hiệu quả nên học chế tín chỉ đã và đang được áp dụng tại các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đây là một phương thức đào tạo linh hoạt, lấy người học làm trung tâm, nhắm đến nhu cầu và lợi ích của người họci, và chú trọng đến việc phát triển của từng cá nhân. Ngày 02/11/2005 chính Phủ ra Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về “đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020”. Trong đó thể hiện chủ trương sau: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ”ii. Thực hiện chủ trương này, đến nay hầu hết các trường đại học Việt Nam đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ và đang dần hoàn thiện phương thức đào tạo này tại đơn vị của mình. Trong phương thức đào tạo này, cố vấn học tập là mảng công tác không thể thiếu. Mỗi CVHT không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của sinh viên mà còn góp phần giúp nhà trường hoàn thành sứ mạng đào tạo. Ngoài ra, CVHT còn được xem như “bộ mặt của trường” khi thay mặt trường trực tiếp làm việc với sinh viên. Ở Hoa Kỳ, CVHT được xem là một nghề, với những yêu cầu nhất định về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, và tâm huyết với công việc. Trang web Cổng Thông tin Giáo dục Hoa Kỳ (Education Portal)iii trích dẫn dự báo của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ rằng trong giai đoạn 2012-2022, nhu cầu nhân lực cho công tác cố vấn học tập trong các trường ở nước này tăng thêm 12%. Thu nhập bình quân của một CVHT là 39.290 USD một năm (tính theo thời điểm tháng 9/2014)iv. Do việc đào tạo theo học chế tín chỉ ở hầu hết các trường đại học – cao đẳng tại Việt Nam đang ở gian đoạn hoàn thiện nên công tác tư vấn học tập chưa được đầu tư đúng mức. Bài viết này xác lập một góc nhìn về vị trí, vai trò, và trách nhiệm của CVHT bằng cách hệ thống hóa một số tài liệu và tư liệu trong và ngoài nước liên quan đến công tác cố vấn học tập. 1 Giảng viên Khoa Ngữ Văn Anh, ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM 178 1. Giáo dục đào tạo đầu ra Giáo dục đào tạo đầu ra GD DTĐR (Outcome-based Education hoặc Outcomes- based Education) là một cách tiếp cận trong giáo dục lấy người học làm trung tâm và chú trọng đến kết quả đầu ra (KQĐR), với luận điểm rằng mọi người đều có thể học và thành công. v GD DTĐR bao hàm hai đặc điểm cốt lõi: sự chú ý đến kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo, và sự nhấn mạnh vai trò của việc đo lường để đưa ra nhận định về mức độ đạt kết quả.vi GD DTĐR đã được áp dụng cho việc nâng cao chất lượng dạy và học cũng như quản lý chất lượng giáo dục.vii Theo Adam (2004)viii, ở bậc đại học, GD DTĐR xuất phát từ Mỹ, Úc, New Zealand và Anh, và sau đó là các nước phát triển khác. Theo định nghĩa của Biggs và Tang (2007, tr.55), “KQĐR là những phát biểu, được xác lập từ góc nhìn của người học, chỉ ra mức độ nhận thức và khả năng áp dụng mà người học được kỳ vọng sẽ đạt sau khi tham gia vào quá trình dạy và học.” Trong Hướng dẫn số 2196/BGDĐT-GDĐH, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định nội hàm của kết quả đầu ra, gồm yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, vị trí làm việc mà người học có để đảm trách sau khi tốt nghiệp, và khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi ra trường. Theo tiếp cận GD DTĐR, qui trình đào tạo bắt đầu bằng việc xây dựng bộ kết quả đầu ra dự kiến (KQĐRDK) ở các cấp độ chương trình chuyên ngành, môn học, và đơn vị bài học. Tiếp theo đó, cần đảm bảo sự tương thích giữa KQĐRDK và việc thiết kế chương trình đào tạo (CTĐT), dạy và học, và kiểm tra đánh giá. Theo đó, công tác tư vấn học tập cũng phải xoay quanh bộ KQĐRDK này. 1.1. Các luận điểm cơ bản của giáo dục đầu ra Spady (1994) trình bày 3 luận điểm cơ bản của GD DTĐR như sau: - Mọi sinh viên đều có thể học và thành công, nhưng với những phương cách và thời lượng khác nhau. - Thành công trong học tập sẽ kéo theo thành công khác trong học tập. - Các đơn vị đào tạo kiểm soát các điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến thành công trong học tập của sinh viên. 1.2. Nhiệm vụ của đơn vị đào tạo Theo quan điểm của GD DTĐR, trách nhiệm của các cơ sở đào tạo là tối ưu hóa những điều kiện cần thiết cho sự thành công của sinh viên.ix Spady (1994) xác định 4 nguyên tắc trong việc triển khai Giáo dục dựa trên đầu ra. Cơ hội thành công của sinh 179 viên sẽ được nâng cao đáng kể nếu những nguyên tắc này được tuân thủ một cách nhất quán và hệ thống. - Đặt mục tiêu rõ ràng: Tất cả những hoạt động dạy và học phải liên hệ một cách hệ thống với các KQĐRDK của CTĐT và các KQĐRDK này phải được thông ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò và nhiệm vụ của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ dưới góc nhìn giáo dục dựa trên đầu ra VAI TRÕ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ DƢỚI GÓC NHÌN GIÁO DỤC DỰA TRÊN ĐẦU RA Vũ Văn Thái1 Dẫn nhập Là một phương thức đào tạo khoa học và hiệu quả nên học chế tín chỉ đã và đang được áp dụng tại các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đây là một phương thức đào tạo linh hoạt, lấy người học làm trung tâm, nhắm đến nhu cầu và lợi ích của người họci, và chú trọng đến việc phát triển của từng cá nhân. Ngày 02/11/2005 chính Phủ ra Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về “đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020”. Trong đó thể hiện chủ trương sau: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ”ii. Thực hiện chủ trương này, đến nay hầu hết các trường đại học Việt Nam đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ và đang dần hoàn thiện phương thức đào tạo này tại đơn vị của mình. Trong phương thức đào tạo này, cố vấn học tập là mảng công tác không thể thiếu. Mỗi CVHT không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của sinh viên mà còn góp phần giúp nhà trường hoàn thành sứ mạng đào tạo. Ngoài ra, CVHT còn được xem như “bộ mặt của trường” khi thay mặt trường trực tiếp làm việc với sinh viên. Ở Hoa Kỳ, CVHT được xem là một nghề, với những yêu cầu nhất định về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, và tâm huyết với công việc. Trang web Cổng Thông tin Giáo dục Hoa Kỳ (Education Portal)iii trích dẫn dự báo của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ rằng trong giai đoạn 2012-2022, nhu cầu nhân lực cho công tác cố vấn học tập trong các trường ở nước này tăng thêm 12%. Thu nhập bình quân của một CVHT là 39.290 USD một năm (tính theo thời điểm tháng 9/2014)iv. Do việc đào tạo theo học chế tín chỉ ở hầu hết các trường đại học – cao đẳng tại Việt Nam đang ở gian đoạn hoàn thiện nên công tác tư vấn học tập chưa được đầu tư đúng mức. Bài viết này xác lập một góc nhìn về vị trí, vai trò, và trách nhiệm của CVHT bằng cách hệ thống hóa một số tài liệu và tư liệu trong và ngoài nước liên quan đến công tác cố vấn học tập. 1 Giảng viên Khoa Ngữ Văn Anh, ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM 178 1. Giáo dục đào tạo đầu ra Giáo dục đào tạo đầu ra GD DTĐR (Outcome-based Education hoặc Outcomes- based Education) là một cách tiếp cận trong giáo dục lấy người học làm trung tâm và chú trọng đến kết quả đầu ra (KQĐR), với luận điểm rằng mọi người đều có thể học và thành công. v GD DTĐR bao hàm hai đặc điểm cốt lõi: sự chú ý đến kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo, và sự nhấn mạnh vai trò của việc đo lường để đưa ra nhận định về mức độ đạt kết quả.vi GD DTĐR đã được áp dụng cho việc nâng cao chất lượng dạy và học cũng như quản lý chất lượng giáo dục.vii Theo Adam (2004)viii, ở bậc đại học, GD DTĐR xuất phát từ Mỹ, Úc, New Zealand và Anh, và sau đó là các nước phát triển khác. Theo định nghĩa của Biggs và Tang (2007, tr.55), “KQĐR là những phát biểu, được xác lập từ góc nhìn của người học, chỉ ra mức độ nhận thức và khả năng áp dụng mà người học được kỳ vọng sẽ đạt sau khi tham gia vào quá trình dạy và học.” Trong Hướng dẫn số 2196/BGDĐT-GDĐH, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định nội hàm của kết quả đầu ra, gồm yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, vị trí làm việc mà người học có để đảm trách sau khi tốt nghiệp, và khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi ra trường. Theo tiếp cận GD DTĐR, qui trình đào tạo bắt đầu bằng việc xây dựng bộ kết quả đầu ra dự kiến (KQĐRDK) ở các cấp độ chương trình chuyên ngành, môn học, và đơn vị bài học. Tiếp theo đó, cần đảm bảo sự tương thích giữa KQĐRDK và việc thiết kế chương trình đào tạo (CTĐT), dạy và học, và kiểm tra đánh giá. Theo đó, công tác tư vấn học tập cũng phải xoay quanh bộ KQĐRDK này. 1.1. Các luận điểm cơ bản của giáo dục đầu ra Spady (1994) trình bày 3 luận điểm cơ bản của GD DTĐR như sau: - Mọi sinh viên đều có thể học và thành công, nhưng với những phương cách và thời lượng khác nhau. - Thành công trong học tập sẽ kéo theo thành công khác trong học tập. - Các đơn vị đào tạo kiểm soát các điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến thành công trong học tập của sinh viên. 1.2. Nhiệm vụ của đơn vị đào tạo Theo quan điểm của GD DTĐR, trách nhiệm của các cơ sở đào tạo là tối ưu hóa những điều kiện cần thiết cho sự thành công của sinh viên.ix Spady (1994) xác định 4 nguyên tắc trong việc triển khai Giáo dục dựa trên đầu ra. Cơ hội thành công của sinh 179 viên sẽ được nâng cao đáng kể nếu những nguyên tắc này được tuân thủ một cách nhất quán và hệ thống. - Đặt mục tiêu rõ ràng: Tất cả những hoạt động dạy và học phải liên hệ một cách hệ thống với các KQĐRDK của CTĐT và các KQĐRDK này phải được thông ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cố vấn học tập Giáo dục đào tạo đầu ra Đào tạo theo học chế tín chỉ Bảo vệ quyền lợi sinh viên Bảo lưu học phầnTài liệu liên quan:
-
Đào tạo liên thông con đường vòng để đạt được trình độ cao hơn
7 trang 33 0 0 -
3 trang 28 0 0
-
Nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
6 trang 28 0 0 -
Đào tạo theo học chế tín chỉ ở khối ngành Mỹ thuật - Những nghịch lý và tiến trình
6 trang 26 0 0 -
Thực trạng lựa chọn các học phần tự chọn của sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng
5 trang 23 0 0 -
Hoạt động tư vấn của cố vấn học tập cho sinh viên các trường đại học
5 trang 22 0 0 -
Cố vấn học tập trong các trường đại học
10 trang 21 0 0 -
8 trang 21 0 0
-
Các hình thức tổ chức và quy trình áp dụng phương pháp dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ
7 trang 20 0 0 -
Chất lượng công tác cố vấn học tập dưới góc nhìn của sinh viên
9 trang 20 0 0