Danh mục

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.52 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442)Lớn lao thay! Thánh triều ta, Thái Tổ Cao hoàng đế, trời ban trí dũng, nghiệp lớn kinh luân, diệt bạo trừ tàn, cứu dân sinh khỏi chốn lầm than. Ngay khi vũ công đại định, văn đức sửa sang, muốn chiêu tập hiền tài, canh tân chính trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) Lớn lao thay! Thánh triều ta, Thái Tổ Cao hoàng đế, trời ban trí dũng, nghiệp lớn kinh luân, diệt bạo trừ tàn, cứu dân sinh khỏi chốn lầm than. Ngay khi vũ công đại định, văn đức sửa sang, muốn chiêu tập hiền tài, canh tân chính trị. Bèn xuống chiếu cho các nơi trong nước dựng nhà học để đào tạo nhân tài. Tại kinh đô có Quốc tử giám, ngoài các phủ có trường học. Thánh thượng đích thân chọn con cháu quan viên và thường dân tuấn tú vào làm học sinh ở các cục Nhập thị, Cận thị, Ngự tiền, cùng là giám sinh ở Quốc tử giám. Lại sai quan chuyên trách rộng chọn con em các nhà lương thiện vào làm sinh đồ ở các trường phủ, cử thày dạy dỗ, in kinh sách ban phát, đất trồng tài năng thực đã rộng mở. Còn như phép tuyển chọn kẻ sĩ, hoặc hỏi nghĩa lý kinh điển, hoặc các đề phú luận, hoặc Thánh thượng đích thân ra đề thi văn sách, tùy tài học từng người mà bổ dụng. Lúc bấy giờ tên gọi khoa thi Tiến sĩ tuy chưa đặt ra, nhưng thực chất đề cao Nho học và phépchọn người thì đại khái đã có đủ. Nền thái bình muôn thuở thực đã bắt đầu từ đây. Ôi! Thái Tông Văn hoàng đế nối giữ nghiệp lớn, làm rạng rỡ ông cha, xem xét nhân văn,giáo hóa thiên hạ. Lấy việc trọng đạo Nho làm việc hàng đầu, coi kén chọn anh tài tôn trọng hiềnsĩ làm mưu lược tốt. Nghĩ việc đặt khoa thi, kén kẻ sĩ là chính sự cần làm trước nhất. Tô điểm cơđồ, khôi phục mở mang trị hóa chính là ở đây; mà sửa sang chính sự, sắp đặt công việc, giáohóa dân phong mỹ tục cũng là ở đây, các bậc đế vương đời xưa làm nên trị bình đời nào cũngtheo thế. Thánh Tổ Cao hoàng đế đã định quy mô, nhưng chưa kịp thi hành. Làm rạng rỡ đời trước,khuyến khích đời sau, nay chính là lúc làm việc này. Bèn vào năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ3 (1442) rộng mở xuân vi1 thi Hội cho các sĩ nhân trong nước. Bấy giờ số dự thi đông đến 450 người.Qua bốn trường, lấy trúng cách được 33 người. Quan Hữu ti chuyên trách kê tên dâng lên, Thánhthượng sai chọn ngày ban cho vào sân rồng ứng đối2. Lúc ấy Đề điệu3 là Thượng thư Tả Bộc xạ LêVăn Linh, Giám thí là Ngự sử đài Thị Ngự sử Triệu Thái, cùng các quan Tuần xước, Thu quyển, Diphong, Đằng lục, Đối độc ai nấy đều kính cẩn thi hành công việc. Ngày mồng 2 tháng 2, Thánhthượng ra ngự ở điện Hội Anh, đích thân ra đề thi văn sách. Ngày hôm sau các viên Độc quyển làHàn lâm viện Thừa chỉ Học sĩ kiêm Trung thư Quốc sử sự Nguyễn Trãi, Trung thư sảnh Trung thưThị lang Nguyễn Mộng Tuân, Nội mật viện Tri viện sự Trình Thuấn Du, Quốc tử giám Bác sĩ NguyễnTử Tấn nâng quyển tiến đọc. Hoàng thượng sáng suốt ngự lãm, xét định thứ bậc cao thấp. Ban choNguyễn Trực đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Như Đổ đỗ Bảng nhãn, Lương Như Hộc đỗ Thám hoa lang;bọn Trần Văn Huy 7 người đỗ Tiến sĩ, bọn Ngô Sĩ Liên 23 người đỗ Phụ bảng 4. Đó là gọi theo danhhiệu đã có từ đời trước. Ngày mồng 3 tháng 3, xướng danh treo bảng, để tỏ cho kẻ sĩ thấy sự vẻ vang. Ân bantước trật để nêu cao nổi bật với dân thường, ban áo mũ cân đai để đẹp cách ăn mặc, cho dự yếnvườn Quỳnh 5 để tỏ ơn huệ, cấp ngựa về quê để rõ lòng đặc biệt mến yêu. Kẻ sĩ và dân chúngTrường An đâu đâu cũng tụ tập đến xem, đều ca ngợi Thánh thượng chuộng Nho xưa nay hiếmthấy. Ngày mồng 4, bọn Trạng nguyên Nguyễn Trực lạy chào dâng biểu tạ ơn. Ngày mồng 9, lạivào bệ kiến cáo từ, xin được vinh quy. Đó là khoa thi đầu tiên đời thánh triều được ơn vinh longtrọng, đến nay kẻ sĩ vẫn còn tấm tắc ngợi ca. Từ đó về sau thánh nối thần truyền, đều tuân theolệ cũ. Thánh hoàng6 trung hưng nghiệp lớn, rộng mở nhân văn, đổi mới chế độ, lừng lẫy tiếngtăm. Đặc biệt về phép lựa chọn kẻ sĩ lại càng lưu tâm chú ý: phàm những định lệ triều trước đãthi hành thì noi theo giữ gìn, những việc triều trước chưa đủ thì mở rộng thêm. Sau khi truyền lôyết bảng, lại cho dựng đá đề danh để truyền lại lâu dài. Phép hay ý tốt khuyến khích thật rất mựcchu đáo tận tình. Tốt thay, thịnh thay! Nay xét các khoa thi Tiến sĩ từ năm Đại Bảo thứ 3 đến nay đều chưa được dựng bia, bọnThượng thư Bộ Lễ Quách Đình Bảo vâng mệnh Hoàng thượng đem họ tên thứ bậc người thi đỗkhắc lên đá tốt, đồng thời xin đem danh hiệu Trạng nguyên7, Bảng nhãn8, Thám hoa lang9 đổilàm Tiến sĩ cập đệ, người đỗ Phụ bảng đổi gọi là đồng Tiến sĩ xuất thân để cho hợp với quy chếhiện nay10. Hoàng thượng chuẩn tấu, sai từ thần là bọn Thân Nhân Trung chia nhau soạn bàiký. Thần kính vâng lời ngọc, khôn xiết vui mừng. Kính nghĩ việc dựng bia khắc đá là cốt đểlàm cho ý tố ...

Tài liệu được xem nhiều: