Danh mục

Văn chương như ký hiệu khủng hoảng văn hóa thời cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.66 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách mạng công nghiệp 4.0 đánh dấu trình độ phát triển mới về khoa học kĩ thuật của loài người; song bên cạnh những mặt tiến bộ, tích cực, tác động của nó đến lĩnh vực văn hóa, văn chương là không hề nhỏ. Bài viết này đưa ra một vài quan sát, suy ngẫm và dự báo về nguy cơ “khủng hoảng” của văn hóa, văn chương từ những tác động đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn chương như ký hiệu khủng hoảng văn hóa thời cách mạng công nghiệp 4.0TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 28/2018 7 Phần thứ nhất CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC VĂN CHƯƠNG NHƯ KÝ HIỆ HIỆU KHỦ KHỦNG HOẢ HOẢNG VĂN HÓA THỜ THỜI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆ NGHIỆP 4.0 Lê Huy Bắc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắ tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 đánh dấu trình độ phát triển mới về khoa học kĩ thuật của loài người; song bên cạnh những mặt tiến bộ, tích cực, tác động của nó đến lĩnh vực văn hóa, văn chương là không hề nhỏ. Bài báo này đưa ra một vài quan sát, suy ngẫm và dự báo về nguy cơ “khủng hoảng” của văn hóa, văn chương từ những tác động đó. Từ khóa: Văn chương, kí hiệu, khủng hoảng văn hóa, cách mạng công nghiệp 4.0 Nhận bài ngày 18.10.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.12.2018 Liên hệ tác giả: Lê Huy Bắc; Email: lehuybac@gmail.com1. MỞ ĐẦU Cách mạng công nghiệp 4.0 như một cơn sóng thần quét qua toàn bộ đời sống củanhân loại trên trái đất. Đấy là con sóng ‘khủng” mang bóng dáng cổ mẫu: hủy diệt và táisinh. Khi tri thức nhân loại đạt đến một ngưỡng nhất định nào đó thì nó có sự đại nhảy vọtvượt thoát sự kiểm soát của con người. Cách mạng công nghiệp 4.0với nền tảng là kĩ thuậtsố, trí tuệ nhân tạo… ngay từ khi xuất hiện đã trở thành một siêu công nghệ, có nghĩa nó cóthể tự tái sinh, tự quy chiếu đến chính nó mà không cần bất cứ sự can thiệp nào khác từ bênngoài. Nói gọn, nó có thể tự sinh, tự diệt, tự tư duy và tự cắt nghĩa cho chính hiện tồn củamình. Đương nhiên là theo kiểu một cỗ máy biết tư duy. Sự thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0 với tư cách là một trí tuệ nhân tạo vớinăng lực kết nối vạn vật vô biên, thiên về logic “máu lạnh” sẽ là mối đe dọa không thểtránh đối với những dạng thức tồn tại “máu ấm”, kiểu như những sản phẩm nghệ thuật.Trong làn sóng hủy diệt đó, văn chương có lẽ là địa hạt chịu sự hủy hoại mạnh nhất. Là8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘIdạng ký hiệu tinh thần mà ắt phải cả triệu năm mày mò lao động, vất vả sớm khuya để dưthừa vật chất, thì nhân loại mới sản sinh được văn chương. Văn chương vốn rất nhạy cảmvới thời cuộc, luôn gắn với lý tưởng cao đẹp và khát vọngthanh cao. Nơi nào xuất hiện bạolực, dối trá, ti tiện thì chẳng thể nào có văn chương tử tế. Vậy nên, một khi văn chương lâmvào khủng hoảng thì đó đích xác là dấu hiệu của suy thoái văn hóa. Đáng buồn, trong cáithời tao loạn 4.0 hiện nay, suy thoái văn chương lại mang dáng dấp toàn cầu.2. NỘI DUNG Vẫn sẽ luôn quá sớm để nói đến việc khủng hoảng văn chương với tư cách là một kýhiệu văn hóa tinh nhạy. Vì cứ mỗi lần giới phê bình lên tiếng thì văn chương tự khắc có lốimở, thoát hiểm ngoạn mục, khiến mọi chỉ trích trở thành khôi hài. Cuộc khủng hoảng tiểu thuyết Mới, rồi tiểu thuyết Mới Mới ở Pháp vào những thập niên 1950 - 70 là mộtminh chứng. Thêm nữa, đòi hỏi văn chương ngay lập tức sản sinh ra kiệt tác là điều không thể. Phảimất cả thập kỷ, thậm chí là vài thập kỷ, nhân loại sáu, bảy tỷ người mới có thể đón đọcđược một vài tác phẩm thực sự có giá trị. Qua thời gian, số còn lại chỉ là một vài đại diệntiêu biểu nhất mà thôi. Chẳng hạn thời Phục hưng bây giờ còn lại gì ngoài Don Quixote,Hamlet và vài ba cái tên khác? Như thế, sự khủng hoảng văn chương xem ra là của mọi thời. Thời nào cũng có vàbằng cách nào đó thời nào văn chương cũng sống lại, mạnh mẽ hơn xưa. Vấn đề đặt ra là,ngày nay người ta viết văn ra sao và người đọc cần loại văn chương nào? Câu trả lời đâudễ. Khảo sát tình hình xuất bản Việt những năm gần đây, ta thấy, hầu như chẳng có sự đổimới lớn lao nào. Đa phần vẫn là những cây bút cũ với lối viết thì chẳng thể nào cũ hơn.Theo cách, có một cốt truyện, một cảm hứng thường trực, nhà văn miệt mài gõ bàn phímđể cho câu chữ dày lên thành tác phẩm. Chưa có nhiều động thái mang dấu hiệu thực sựcủa cuộc cách tân văn chương. Trong khoảng hai mươi năm trở lại đây, văn chương Việtnhư thể vẫn giẫm chân tại chỗ, với nhịp điệu “bước đều bước” nhưng không nhúc nhíchlấy một ly. Những cái bóng Tố Hữu, Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Vũ, Lê Đạt,Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp… dần chìm khuất mà chẳng thấy mấy hậu sinh sáng giá nàonổi lên. Việt Nam đã vậy mà thế giới cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Rải rác vẫn xuất hiện vàigương mặt có những nỗ lực nhất định để nói được tiếng nói của văn chương thời đại trongbối cảnh văn hóa nhân văn đang suy thoái nghiêm trọng. Chẳng hạn, Nhật có hai đại diệnđang sung sức. Đó là Haruki Murakami và Banana Yoshimoto. Họ viết hay, hấp dẫn. Tácphẩm của họ được dịch ra hàng chục thứ tiếng và được tiêu thụ hàng triệu bản… TuyTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 28/2018 9nhiên, đọc kỹ thì thấy họ vẫn chỉ là hạng hai so với bậc tiền bối Yasunary Kawabata.Tương tự, sau bộ tứ lừng danh John Updike, Don DeLillo, Thomas Pinchon và Philip Roththì Hoa Kỳ vẫn chưa xuất hiện gương mặt nào khả dĩ để “đánh bật” các bậc tiền bối kia.Xem ra thì cái thời khủng hoảng văn chương thực sự đã đến. Khủng hoảng văn chương còn có thể kiểm chứng qua khủng hoảng giải thưởng. Theodõi giải Nobel văn học ba năm lại đây ta thấy sự biến diễn ra rất rõ. Cả hai lần trao giải vào2015, 2016, một cho tác phẩm phóng sự và một cho tác phẩm nhạc được biện minh khôihài là chất thơ trong nhạc. Nobel 2016 được dành cho Bob Dylan. Đây là vinh quang trái khoáy mà ngay đến cảnằm mơ Dylan cũng chẳng thể nào tưởng tượng nổi. Buồn cười hơn là ngay sau đó, khôngbiết vô tình hay cố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: