Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 286.61 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Định Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên. Trong thời gian qua công tác giáo dục pháp luật về bình đẳng giới (BĐG) trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật BĐG cho chị em. Tuy nhiên, công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới đất nước [5]. Bài viết đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật về bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS ở xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Trịnh Thị Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 77 - 82 VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ TÂN THỊNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Trịnh Thị Kim Thoa* Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Định Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên. Trong thời gian qua công tác giáo dục pháp luật về bình đẳng giới (BĐG) trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật BĐG cho chị em. Tuy nhiên, công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới đất nước [5]. Bài viết đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật về bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS ở xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa Từ khóa: Bình đẳng giới, giáo dục pháp luật, giáo dục bình đẳng giới, phụ nữ dân tộc thiểu số, hôn nhân và gia đình. ĐẶT VẤN ĐỀ* Tân Thịnh là một xã nghèo nằm ở phía Đông huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ các cánh đồng hẹp, nên lực lượng lao động chủ yếu làm nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây chè, thu nhập hằng năm của người dân còn thấp. Trong tổng số 1350 lao động nữ của toàn xã, tỷ lệ lao động nữ là người DTTS chiếm 75,3%, trong đó dân tộc Tày, Nùng, Dao chiếm đại đa số. Trong các gia đình người DTTS sống tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa tình trạng bất BĐG vẫn diễn ra, mà đối tượng chủ yếu là người phụ nữ. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến thực trạng BĐG và công tác giáo dục BĐG cho phụ nữ DTTS trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ DTTS ở xã Tân Thịnh nâng cao ý thức pháp luật hơn nữa giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong hôn nhân, gia đình PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập số liệu trên địa bàn xã Tân Thịnh với 275 mẫu khảo sát trong thời gian 1 năm (1/2016 đến 12/2016). Đối tượng là người phụ nữ DTTS tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa với * các chỉ tiêu về BĐG trong tiếp cận, kiểm soát nguồn lực, lợi ích và ra quyết định trong gia đình, BĐG trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, BĐG về phân công lao động trong gia đình,… Các phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, điều tra, phỏng vấn, phân tích định lượng, thống kê,…đã được sử dụng để thu thập, phân tích thông tin để đảm bảo tính chính xác của kết quả nghiên cứu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa Nhận thức về BĐG của phụ nữ DTTS Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sống của người dân được ngày càng được cải thiện và trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, vai trò của người phụ nữ DTTS ở địa bàn xã Tân Thịnh ngày càng được nâng cao, có nhiều phụ nữ lao động, sản xuất, kinh doanh, tham gia các hoạt động xã hội,... chứng tỏ phụ nữ DTTS ở địa phương ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới. Thế nhưng để thực hiện BĐG còn không ít khó khăn. Theo khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Định Hóa tổ chức tại xã Tân Thịnh vào năm 2016 có 56/105 người (chiếm khoảng 56 %) người được hỏi khẳng định tại địa phương Tel: 0915 798456, Email: ttkthoa@ictu.edu.vn 77 Trịnh Thị Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ đã có bình đẳng giữa nam và nữ [1]. Tuy nhiên, các dẫn chứng để chứng minh cho sự khẳng định này như phụ nữ đã làm tốt công việc gia đình, nuôi con ngoan, nam giới làm ra tiền nuôi gia đình, nam giới làm các công việc nặng, phụ nữ làm các công việc nhẹ... của những người trả lời cho thấy họ chưa có được quan điểm, nhận thức đúng về BĐG. Số còn lại (chiếm 44%) cho rằng ở địa phương vẫn còn có tư tưởng coi trọng nam hơn nữ, được biểu hiện tập trung ở việc: thích đẻ con trai hơn con gái, coi công việc nội trợ, chăm sóc con cái là công việc của phụ nữ, khi chia thừa kế thường dành cho con trai nhiều hơn, coi việc thực hiện các biện pháp tránh thai là của phụ nữ, đầu tư và quan tâm đến việc học tập của con trai nhiều hơn, yêu cầu con gái làm việc nhà nhiều hơn con trai,... Tâm lý mong có con trai để có chỗ dựa lúc tuổi già là một hiện tượng xã hội khá phổ biến không chỉ ở người dân tộc Kinh mà còn có ở những gia đình DTTS nơi đây, tâm lý đó bắt nguồn từ những vấn đề mang tính truyền thống. Thực trạng BĐG trong tiếp cận, kiểm soát nguồn lực, lợi ích và ra quyết định trong gia đình Theo quy định của Luật BĐG thì người vợ và người chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự cũng như các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân, gia đình [4]. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và qu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Trịnh Thị Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 77 - 82 VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ TÂN THỊNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Trịnh Thị Kim Thoa* Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Định Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên. Trong thời gian qua công tác giáo dục pháp luật về bình đẳng giới (BĐG) trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật BĐG cho chị em. Tuy nhiên, công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới đất nước [5]. Bài viết đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật về bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS ở xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa Từ khóa: Bình đẳng giới, giáo dục pháp luật, giáo dục bình đẳng giới, phụ nữ dân tộc thiểu số, hôn nhân và gia đình. ĐẶT VẤN ĐỀ* Tân Thịnh là một xã nghèo nằm ở phía Đông huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ các cánh đồng hẹp, nên lực lượng lao động chủ yếu làm nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây chè, thu nhập hằng năm của người dân còn thấp. Trong tổng số 1350 lao động nữ của toàn xã, tỷ lệ lao động nữ là người DTTS chiếm 75,3%, trong đó dân tộc Tày, Nùng, Dao chiếm đại đa số. Trong các gia đình người DTTS sống tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa tình trạng bất BĐG vẫn diễn ra, mà đối tượng chủ yếu là người phụ nữ. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến thực trạng BĐG và công tác giáo dục BĐG cho phụ nữ DTTS trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ DTTS ở xã Tân Thịnh nâng cao ý thức pháp luật hơn nữa giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong hôn nhân, gia đình PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập số liệu trên địa bàn xã Tân Thịnh với 275 mẫu khảo sát trong thời gian 1 năm (1/2016 đến 12/2016). Đối tượng là người phụ nữ DTTS tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa với * các chỉ tiêu về BĐG trong tiếp cận, kiểm soát nguồn lực, lợi ích và ra quyết định trong gia đình, BĐG trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, BĐG về phân công lao động trong gia đình,… Các phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, điều tra, phỏng vấn, phân tích định lượng, thống kê,…đã được sử dụng để thu thập, phân tích thông tin để đảm bảo tính chính xác của kết quả nghiên cứu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa Nhận thức về BĐG của phụ nữ DTTS Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sống của người dân được ngày càng được cải thiện và trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, vai trò của người phụ nữ DTTS ở địa bàn xã Tân Thịnh ngày càng được nâng cao, có nhiều phụ nữ lao động, sản xuất, kinh doanh, tham gia các hoạt động xã hội,... chứng tỏ phụ nữ DTTS ở địa phương ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới. Thế nhưng để thực hiện BĐG còn không ít khó khăn. Theo khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Định Hóa tổ chức tại xã Tân Thịnh vào năm 2016 có 56/105 người (chiếm khoảng 56 %) người được hỏi khẳng định tại địa phương Tel: 0915 798456, Email: ttkthoa@ictu.edu.vn 77 Trịnh Thị Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ đã có bình đẳng giữa nam và nữ [1]. Tuy nhiên, các dẫn chứng để chứng minh cho sự khẳng định này như phụ nữ đã làm tốt công việc gia đình, nuôi con ngoan, nam giới làm ra tiền nuôi gia đình, nam giới làm các công việc nặng, phụ nữ làm các công việc nhẹ... của những người trả lời cho thấy họ chưa có được quan điểm, nhận thức đúng về BĐG. Số còn lại (chiếm 44%) cho rằng ở địa phương vẫn còn có tư tưởng coi trọng nam hơn nữ, được biểu hiện tập trung ở việc: thích đẻ con trai hơn con gái, coi công việc nội trợ, chăm sóc con cái là công việc của phụ nữ, khi chia thừa kế thường dành cho con trai nhiều hơn, coi việc thực hiện các biện pháp tránh thai là của phụ nữ, đầu tư và quan tâm đến việc học tập của con trai nhiều hơn, yêu cầu con gái làm việc nhà nhiều hơn con trai,... Tâm lý mong có con trai để có chỗ dựa lúc tuổi già là một hiện tượng xã hội khá phổ biến không chỉ ở người dân tộc Kinh mà còn có ở những gia đình DTTS nơi đây, tâm lý đó bắt nguồn từ những vấn đề mang tính truyền thống. Thực trạng BĐG trong tiếp cận, kiểm soát nguồn lực, lợi ích và ra quyết định trong gia đình Theo quy định của Luật BĐG thì người vợ và người chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự cũng như các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân, gia đình [4]. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và qu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Bình đẳng giới Giáo dục pháp luật Giáo dục bình đẳng giới Phụ nữ dân tộc thiểu số Hôn nhân và gia đìnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài tiểu luận Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
24 trang 548 0 0 -
50 trang 158 0 0
-
19 trang 123 0 0
-
4 trang 114 0 0
-
Sử dụng hàm Loga siêu việt để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
11 trang 96 0 0 -
8 trang 92 0 0
-
Bình đẳng giới trong truyền thống dân tộc qua ca dao, tục ngữ của người Việt
4 trang 87 0 0 -
11 trang 85 0 0
-
6 trang 80 0 0
-
7 trang 74 0 0