![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Vấn đề đẳng cấp trong kịch thơ Sơkuntơla của Kaliđasa
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 97.81 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vấn đề đẳng cấp được phản ánh sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, văn hóa, xã hội Ấn Độ, trở thành nguồn đề tài hấp dẫn và được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau trong văn học Ấn Độ. Trong kịch thơ Sơkuntơla, Kalidasa dùng chính những quy phạm khắt khe của chế độ đẳng cấp để len lỏi, làm rạn nứt chế độ đẳng cấp đã tồn tại, bám rễ từ lâu trong đời sống của người dân Ấn Độ và phản ánh vấn đề đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ thông qua việc thể hiện mối quan hệ của các nhân vật thuộc các đẳng cấp trên, qua các xung đột kịch và đặt trong không gian nghệ thuật vườn tự linh thiêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề đẳng cấp trong kịch thơ Sơkuntơla của Kaliđasa JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 23-29 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0079 VẤN ĐỀ ĐẲNG CẤP TRONG KỊCH THƠ SƠKUNTƠLA CỦA KALIĐASA Lê Thị Bích Thủy Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt. Vấn đề đẳng cấp được phản ánh sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, văn hóa, xã hội Ấn Độ, trở thành nguồn đề tài hấp dẫn và được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau trong văn học Ấn Độ. Trong kịch thơ Sơkuntơla, Kaliđasa dùng chính những quy phạm khắt khe của chế độ đẳng cấp để len lỏi, làm rạn nứt chế độ đẳng cấp đã tồn tại, bám rễ từ lâu trong đời sống của người dân Ấn Độ và phản ánh vấn đề đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ thông qua việc thể hiện mối quan hệ của các nhân vật thuộc các đẳng cấp trên, qua các xung đột kịch và đặt trong không gian nghệ thuật vườn tu linh thiêng. Từ khóa: Vấn đề đẳng cấp, kịch thơ Sơkuntơla, Kaliđasa. 1. Mở đầu Trong nền văn học viết Ấn Độ, nhà viết kịch thơ Kaliđasa được xem như vì sao sáng trên bầu trời, là “kì công thứ nhất” và vở kịch thơ Sơkuntơla của ông là đỉnh cao của nghệ thuật sân khấu cổ điển, là tiếng đồng vọng sâu sắc giữa tư tưởng nhân văn cao cả của ông với ước mơ của nhân dân Ấn Độ. Kaliđasa và những tác phẩm của ông đã có ảnh hưởng lớn tới nền văn học Ấn Độ và thế giới, được quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Ở Việt Nam đã có nhiều tài liệu giới thiệu về tiểu sử, cuộc đời Kaliđasa và kịch thơ Sơkuntơla. Cao Huy Đỉnh khẳng định kịch thơ Sơkuntơla là “kì công thứ nhất của văn học Ấn Độ. Sự ảnh hưởng của Sơkuntơla với nền văn học Ấn Độ và thế giới là vô cùng to lớn” [3;17]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Đàn trong các công trình nghiên cứu của mình về văn hóa Ấn Độ nói chung [2] và sự ảnh hưởng của Kaliđasa đối với văn học cổ điển Ấn Độ nói riêng cũng đã khẳng định tư tưởng nghệ thuật của Kaliđasa và tác phẩm của ông “tiêu biểu cho sự hoàn thiện của phong cách Xăngcơrít” [1;26]. Trong công trình nghiên cứu về văn hóa Ấn Độ, tác giả Nguyễn Thừa Hỷ cũng đã dành một số trang để giới thiệu về Kaliđasa [5]. Trong cuốn giáo trình Văn học Ấn Độ của tác giả Lưu Đức Trung đã nghiên cứu một cách hệ thống nền văn học Ấn Độ trong suốt chiều dài hình thành và phát triển của nó. Trong công trình này, tác giả đã khẳng định vị trí của Kaliđasa và kịch thơ Sơkuntơla trong nền văn học cổ điển Ấn Độ [6]. Như vậy, các nhà nghiên cứu mới chỉ giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóa, văn học Ấn Độ với các tác giả tiêu biểu trong đó có Kaliđasa dựa trên những đặc trưng nền tảng văn hóa và tác phẩm tiêu biểu là Sơkuntơla. Ở bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu vấn đề đẳng cấp được Kaliđasa phản ánh trong kịch thơ Sơkuntơla. Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016 Liên hệ: Lê Thị Bích Thủy, e-mail: lebichthuyhcm@gmail.com 23 Lê Thị Bích Thủy 2. Nội dung nghiên cứu Hindu giáo là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ, với tư cách là “tôn giáo thống lĩnh” đã ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc trong đời sống, văn hóa, xã hội Ấn Độ cổ đại. Một trong những biểu hiện rõ nét là chế độ độ đẳng cấp trong cơ cấu xã hội truyền thống. Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại là vấn đề nổi bật mà sự trì trệ của nó “là phản động, là kìm hãm, là những hàng rào ngăn cản sự tiến bộ”. Lúc đầu sự phân chia đẳng cấp chỉ là sự phân biệt chủng tính, màu da giữa người Arian và người bản địa, về sau đã hình thành chế độ đẳng cấp như một cố gắng tổ chức xã hội của các chủng tộc, được gắn vào yếu tố thiêng liêng huyền bí và mở rộng bằng sự phân biệt về nghề nghiệp, tôn giáo, tục cấm kị hôn nhân, quan niệm về sự trong sạch và giao tiếp trong xã hội. Theo truyền thuyết Ấn Độ, khi tạo lập thế giới vị thần Purusa đã tự phân thân thành bốn đẳng cấp: miệng thuộc đẳng cấp tăng lữ, tay thuộc tầng lớp võ sĩ, đùi thuộc tầng lớp bình dân và chân thuộc tầng lớp tiện dân. Trong bộ luật Manu và thánh điển của đạo Bàlamôn, người ta chia thành bốn đẳng cấp chính trong xã hội Ấn Độ cổ đại: Đẳng cấp Brahmin bao gồm các tu sĩ, các thầy giáo, các nhà làm luật. Đẳng cấp này ngày càng có vị trí cao trong xã hội Ấn Độ và được tôn sùng là thần sáng tạo, được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi và không ai có thể bắt tội hoặc xử phạt người thuộc đẳng cấp này; Đẳng cấp Kshatrya gồm những người cầm quyền (vua chúa) và các chiến binh. Đây là những người có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, tham gia chiến tranh và ban phát của bố thí. Buổi đầu với tư cách là người đứng đầu trong việc tổ chức, xây dựng lãnh thổ và chỉ huy quân đội nên những người này được coi là đẳng cấp cao nhất trong xã hội. Trong các buổi tế lễ, vua là người chủ lễ còn những người thuộc đẳng cấp Bàlamôn chỉ đóng vai trò phụ. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, toàn thể cộng đồng tập trung phát triển sản xuất và theo tín ngưỡng của người Ấn Độ luôn tôn trọng sự tiếp xúc với Thượng Đế vì vậy đẳng cấp Brahmin chuyên làm công việc cúng lễ ngày càng được tôn sùng hơ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề đẳng cấp trong kịch thơ Sơkuntơla của Kaliđasa JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 23-29 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0079 VẤN ĐỀ ĐẲNG CẤP TRONG KỊCH THƠ SƠKUNTƠLA CỦA KALIĐASA Lê Thị Bích Thủy Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt. Vấn đề đẳng cấp được phản ánh sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, văn hóa, xã hội Ấn Độ, trở thành nguồn đề tài hấp dẫn và được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau trong văn học Ấn Độ. Trong kịch thơ Sơkuntơla, Kaliđasa dùng chính những quy phạm khắt khe của chế độ đẳng cấp để len lỏi, làm rạn nứt chế độ đẳng cấp đã tồn tại, bám rễ từ lâu trong đời sống của người dân Ấn Độ và phản ánh vấn đề đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ thông qua việc thể hiện mối quan hệ của các nhân vật thuộc các đẳng cấp trên, qua các xung đột kịch và đặt trong không gian nghệ thuật vườn tu linh thiêng. Từ khóa: Vấn đề đẳng cấp, kịch thơ Sơkuntơla, Kaliđasa. 1. Mở đầu Trong nền văn học viết Ấn Độ, nhà viết kịch thơ Kaliđasa được xem như vì sao sáng trên bầu trời, là “kì công thứ nhất” và vở kịch thơ Sơkuntơla của ông là đỉnh cao của nghệ thuật sân khấu cổ điển, là tiếng đồng vọng sâu sắc giữa tư tưởng nhân văn cao cả của ông với ước mơ của nhân dân Ấn Độ. Kaliđasa và những tác phẩm của ông đã có ảnh hưởng lớn tới nền văn học Ấn Độ và thế giới, được quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Ở Việt Nam đã có nhiều tài liệu giới thiệu về tiểu sử, cuộc đời Kaliđasa và kịch thơ Sơkuntơla. Cao Huy Đỉnh khẳng định kịch thơ Sơkuntơla là “kì công thứ nhất của văn học Ấn Độ. Sự ảnh hưởng của Sơkuntơla với nền văn học Ấn Độ và thế giới là vô cùng to lớn” [3;17]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Đàn trong các công trình nghiên cứu của mình về văn hóa Ấn Độ nói chung [2] và sự ảnh hưởng của Kaliđasa đối với văn học cổ điển Ấn Độ nói riêng cũng đã khẳng định tư tưởng nghệ thuật của Kaliđasa và tác phẩm của ông “tiêu biểu cho sự hoàn thiện của phong cách Xăngcơrít” [1;26]. Trong công trình nghiên cứu về văn hóa Ấn Độ, tác giả Nguyễn Thừa Hỷ cũng đã dành một số trang để giới thiệu về Kaliđasa [5]. Trong cuốn giáo trình Văn học Ấn Độ của tác giả Lưu Đức Trung đã nghiên cứu một cách hệ thống nền văn học Ấn Độ trong suốt chiều dài hình thành và phát triển của nó. Trong công trình này, tác giả đã khẳng định vị trí của Kaliđasa và kịch thơ Sơkuntơla trong nền văn học cổ điển Ấn Độ [6]. Như vậy, các nhà nghiên cứu mới chỉ giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóa, văn học Ấn Độ với các tác giả tiêu biểu trong đó có Kaliđasa dựa trên những đặc trưng nền tảng văn hóa và tác phẩm tiêu biểu là Sơkuntơla. Ở bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu vấn đề đẳng cấp được Kaliđasa phản ánh trong kịch thơ Sơkuntơla. Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016 Liên hệ: Lê Thị Bích Thủy, e-mail: lebichthuyhcm@gmail.com 23 Lê Thị Bích Thủy 2. Nội dung nghiên cứu Hindu giáo là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ, với tư cách là “tôn giáo thống lĩnh” đã ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc trong đời sống, văn hóa, xã hội Ấn Độ cổ đại. Một trong những biểu hiện rõ nét là chế độ độ đẳng cấp trong cơ cấu xã hội truyền thống. Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại là vấn đề nổi bật mà sự trì trệ của nó “là phản động, là kìm hãm, là những hàng rào ngăn cản sự tiến bộ”. Lúc đầu sự phân chia đẳng cấp chỉ là sự phân biệt chủng tính, màu da giữa người Arian và người bản địa, về sau đã hình thành chế độ đẳng cấp như một cố gắng tổ chức xã hội của các chủng tộc, được gắn vào yếu tố thiêng liêng huyền bí và mở rộng bằng sự phân biệt về nghề nghiệp, tôn giáo, tục cấm kị hôn nhân, quan niệm về sự trong sạch và giao tiếp trong xã hội. Theo truyền thuyết Ấn Độ, khi tạo lập thế giới vị thần Purusa đã tự phân thân thành bốn đẳng cấp: miệng thuộc đẳng cấp tăng lữ, tay thuộc tầng lớp võ sĩ, đùi thuộc tầng lớp bình dân và chân thuộc tầng lớp tiện dân. Trong bộ luật Manu và thánh điển của đạo Bàlamôn, người ta chia thành bốn đẳng cấp chính trong xã hội Ấn Độ cổ đại: Đẳng cấp Brahmin bao gồm các tu sĩ, các thầy giáo, các nhà làm luật. Đẳng cấp này ngày càng có vị trí cao trong xã hội Ấn Độ và được tôn sùng là thần sáng tạo, được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi và không ai có thể bắt tội hoặc xử phạt người thuộc đẳng cấp này; Đẳng cấp Kshatrya gồm những người cầm quyền (vua chúa) và các chiến binh. Đây là những người có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, tham gia chiến tranh và ban phát của bố thí. Buổi đầu với tư cách là người đứng đầu trong việc tổ chức, xây dựng lãnh thổ và chỉ huy quân đội nên những người này được coi là đẳng cấp cao nhất trong xã hội. Trong các buổi tế lễ, vua là người chủ lễ còn những người thuộc đẳng cấp Bàlamôn chỉ đóng vai trò phụ. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, toàn thể cộng đồng tập trung phát triển sản xuất và theo tín ngưỡng của người Ấn Độ luôn tôn trọng sự tiếp xúc với Thượng Đế vì vậy đẳng cấp Brahmin chuyên làm công việc cúng lễ ngày càng được tôn sùng hơ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vấn đề đẳng cấp trong thơ ca Kịch thơ Sơkuntơla Kịch thơ Sơkuntơla của Kaliđasa Văn học Ấn Độ Vấn đề đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ Không gian nghệ thuật vườn tự linh thiêngTài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabharata
24 trang 45 0 0 -
Panchatantra - Thuật xử thế Ấn Độ: Phần 2
150 trang 31 0 0 -
Rabindranath Tagore – kịch tác gia xuất sắc của văn học Ấn Độ phục hưng
9 trang 25 0 0 -
Tính nữ thiêng trong Shaktism của Hindu giáo
33 trang 23 0 0 -
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 4. SỬ THI ẤN ĐỘ
16 trang 22 0 0 -
986 trang 20 0 0
-
455 trang 20 0 0
-
Panchatantra - Thuật xử thế Ấn Độ: Phần 1
197 trang 19 0 0 -
GIÁO ÁN Y KHOA - CHẨN ĐOÁN SA SÚT TRÍ TUỆ
13 trang 19 0 0 -
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: 'HÌNH TƯỢNG THIÊN NHIÊN TRONG SỬ THI RAMAYANA'
54 trang 18 0 0