Danh mục

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy, học và nghiên cứu khoa học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 380.19 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên chủ động lựa chọn và tích lũy các học phần (hay môn học) của một chương trình học. Xuất phát từ tầm quan trọng đó mà bài viết "Vấn đề đổi mới phương pháp dạy, học và nghiên cứu khoa học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ" đã được trình bày. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu để hiểu chi tiết hơn về hệ thống đào tạo theo tín chỉ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy, học và nghiên cứu khoa học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉVẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY, HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà Phòng Quản lý khoa học và Sau đại học - Trường Đại học Văn Hiến 1. Hệ thống đào tạo tín chỉ 1.1 Một số đặc điểm cơ bản Đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên chủ động lựa chọn và tích lũy cáchọc phần (hay môn học) của một chương trình học. Tổng số lượng tín chỉ mà sinh viên tíchlũy sẽ giúp họ có được một tấm bằng tương ứng với chương trình học như bằng cử nhân,thạc sĩ, tiến sĩ hay một bằng cấp chuyên môn nào đó. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ có thể được tóm gọn qua những đặc điểm sau: - Giúp sinh viên hình dung và định lượng tất cả các yêu cầu của bản thân trong từnggiai đoạn cũng như trong suốt quá trình học tập của mình đối với mỗi chương trình đàotạo; - Tạo điều kiện cho sinh viên chủ động lên kế hoạch và thực hiện lộ trình học tậpdựa vào năng lực và điều kiện của mỗi cá nhân, làm chủ thời gian học tập và công việccũng như có quyền tự tích luỹ kiến thức trong chừng mực cho phép; - Tăng cường tính mềm dẻo và linh hoạt của chương trình học, giúp sinh viên linhđộng trong việc tích lũy kiến thức và kỹ năng; - Cho phép sinh viên chuyển đổi từ khoá học này sang khoá học khác trong cùngmột hệ thống hay khác hệ thống; - Lấy sinh viên (người học) làm trung tâm trong giáo dục đại học, trao quyền tự chủhọc tập cho người học… 1.2 Các yêu cầu cơ bản khi đào tạo theo hệ thống tín chỉ Đào tạo theo hệ thống tín chỉ phải đáp ứng càng nhiều càng tốt nhu cầu và điều kiệngiảng dạy của giảng viên, nhu cầu học tập của sinh viên và cả đội ngũ quản lý hoạt độnggiáo dục để có một môi trường làm việc chủ động. Để thực hiện có hiệu quả hình thức đàotạo này cần phải có những thay đổi trong công tác đào tạo đối với tất cả các đối tượng liênquan. a. Đối với sinh viên Vì mục tiêu đào tạo hiện nay là tạo sự chủ động cho người học quyết định và theođuổi việc học tập cá nhân một cách tốt nhất. Do đó sinh viên được rèn luyện các phươngpháp học tập hiện đại, các kỹ năng tiên tiến để đạt được mục tiêu học tập mong muốn nhưquan sát, phân tích, so sánh, phê phán, giải quyết vấn đề… Đào tạo theo tín chỉ tạo sự chủ động cho sinh viên, đồng nghĩa với việc sinh viênphải phát huy tốt nhất khả năng tự học và tự nghiên cứu. Vì thế, sinh viên phải làm quenvới tinh thần làm việc độc lập tự chủ để có thể phát huy tốt các quyền sau đây: - Quyết định lộ trình học tập: Sinh viên tự lập kế hoạch đào tạo của cá nhân tuỳ theoquỹ thời gian của mỗi người dựa trên khung thời gian đào tạo do nhà trường qui định đốivới từng cấp độ đào tạo. Ví dụ một chương trình đào tạo 4 năm sinh viên có thể thực hiệntrong 3 năm hoặc 6 năm, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người. Biện pháp này giúp đa dạnghóa sinh viên đại học, theo tinh thần học tập suốt đời hướng đến sự bình đẳng về cơ hộihọc tập, tiếp cận với giáo dục đại học. - Quyết định nội dung được đào tạo: Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạođiều kiện cho người học tự thiết kế chương trình đào tạo cho chính mình. Sinh viên chọnlựa những học phần cảm thấy hứng thú hoặc phù hợp với năng khiếu, sở thích và địnhhướng nghề nghiệp, những học phần thuộc lĩnh vực quan tâm để rèn luyện những kỹ năng,kiến thức mà thị trường tuyển dụng cần, để xây dựng tương lai nghề nghiệp dựa trên thếmạnh và khả năng của cá nhân. - Quyết định cách thức học tập của từng môn học: Mỗi học phần đều được cung cấpĐề cương chi tiết trong đó đã được cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, kế hoạch học tập, tài liệutham khảo nhằm giúp sinh viên thuận lợi trong việc đạt mục tiêu. b. Đối với giảng viên Đào tạo theo hệ thống tín chỉ trao quyền tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên bằngcách phân chia thời gian cho sinh viên tự học nhưng không có nghĩa là giảng viên giảm giờdạy trên lớp một cách máy móc. Để góp phần làm thay đổi căn bản của việc đào tạo theohệ thống tín chỉ thì giảng viên phải thay đổi phương pháp dạy học phù hợp. Việc thay đổi từ quan niệm lấy giảng viên (người dạy) làm trung tâm sang quanniệm lấy người học làm trung tâm đã dẫn đến việc thay đổi cơ bản vai trò của giảng viên:phương pháp truyền đạt kiến thức hoặc cách tiếp cận nội dung được thay thế bằng cáchtiếp cận mục tiêu sao cho sinh viên đạt được mục tiêu xây dựng những kỹ năng cao cấpnhư phân tích, tổng hợp, phán đoán, phản biện, ra quyết định, giải quyết vấn đề… Vì thế,giảng viên cần phải thực hiện những việc sau: - Giảng viên phải đầu tư chuyên môn nhiều hơn để thực hiện tốt vai trò của ngườidạy, phải chủ động liên tục tự đào tạo chuyên môn và thực hành để thực hiện giảng dạyngày càng tốt hơn, nhất là hướng sinh viên đến việc học cách giải quyết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: