Danh mục

Vấn đề đối thoại trong tiểu thuyết Những kẻ thiện tâm của Jonathan Littell

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 316.54 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đi sâu vào tìm hiểu những hình thức đối thoại trong “Những kẻ thiện tâm” từ góc nhìn lý thuyết liên văn bản để làm sáng tỏ những vấn đề về văn hoá, lịch sử và nhân quyền được đặt ra trong tác phẩm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề đối thoại trong tiểu thuyết "Những kẻ thiện tâm" của Jonathan Littell Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 101 – 107 Trường Đại học An Giang VẤN ĐỀ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG KẺ THIỆN TÂM CỦA JONATHAN LITTELL Trần Đình Nhân1 ABSTRACT “The Kindly Ones” (French: Les Bienveillantes) is the novel awarded two big prizes in France: Grand Prix du Roman and Goncourt 2006. This novel has given readers a new perspective of the Jewish pogrom by German Fascists in World War II. With a cold tone, Jonathan Littell posed a question: How would the humans be if evil governed the society? In the area of this work , we aim to inquire futher into the forms of dialogue in The Kindly Ones from the perspective of intertextuality in order to clarify the issues about culture, history and human rights which have been raised in this novel. TÓM TẮT “Những kẻ thiện tâm” (tiếng Pháp: Les Bienveillantes) (2) là cuốn tiểu thuyết đạt hai giải thưởng lớn của nước Pháp: Grand Prix du Roman và Goncourt 2006. Tác phẩm đã mang lại cho người đọc một cái nhìn hoàn toàn mới về cuộc tàn sát người Do Thái của phát xít Đức trong thế chiến thứ hai. Bằng một giọng văn lạnh lùng, Jonathan Littell đã đặt ra câu hỏi: tương lai con người sẽ đi về đâu một khi cái ác trở thành thế lực thống trị xã hội? Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu những hình thức đối thoại trong “Những kẻ thiện tâm” từ góc nhìn lý thuyết liên văn bản để làm sáng tỏ những vấn đề về văn hoá, lịch sử và nhân quyền được đặt ra trong tác phẩm 1. VÀI NÉT VỀ LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN Liên văn bản (tiếng Pháp Intertextualité; tiếng Anh Intertextuality) là một thuật ngữ của văn bản học chỉ mối liên hệ tác động qua lại giữa văn bản đang được xem xét với những văn bản khác (có thể là/ không là văn bản văn học) hoặc với môi trường (context) văn hóa - lịch sử nói chung (3). Thuật ngữ liên văn bản lần đầu tiên được nhà lý luận về chủ nghĩa hậu hiện đại Julia Kristéva đưa ra năm 1967 trong bài viết “Bakhtin, lời nói, đối thoại và tiểu thuyết. Kristéva đã giới thiệu về sự vận dụng và phát triển một cách sáng tạo quan điểm về ngôn ngữ học của erdinand de Saussure của akhtin Tuy nhiên, tư tưởng đối thoại của akhtin được Kristéva tiếp nhận hoàn toàn theo cách của chủ nghĩa hình thức, tức là chỉ hạn chế trong lĩnh vực văn học, như là sự đối thoại giữa các văn bản Sau đó, đến lý thuyết kí hiệu của J Derrida, lý thuyết của chủ nghĩa hậu cấu trúc của R arthes, J Lacan, M oucault thì khái niệm liên văn bản mới được mở rộng Họ cho rằng rốt cuộc mọi thứ như văn học, văn hoá, xã hội, lịch sử, bản thân con người đều được khảo sát như văn bản Lịch sử và xã hội có thể đọc như văn bản Văn hoá của nhân loại cũng được coi như một thứ liên văn bản mà 1 ThS. Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Huế, Đại học Huế Email: dinhnhandhsp@gmail.com “Những kẻ thiện tâm” là tên bản dịch cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Pháp “Les ienveillantes” của nhà văn Mỹ Jonathan Littell Cuốn tiểu thuyết tái hiện một cách toàn diện cuộc tàn sát người Do Thái của phát xít Đức trong thế chiến thứ hai thông qua hồi ức của nhân vật Maximilien Aue (viết tắt là Max), một sĩ quan SS, kẻ trực tiếp tham gia vào cuộc diệt chủng này Với độ dày 900 trang (bản tiếng pháp), cuốn tiểu thuyết gồm bảy chương , mỗi chương mang tên một bản tổ khúc của nhạc sĩ Sebastian ach Tác phẩm được Cao Việt Dũng dịch sang tiếng việt và được phát hành bởi nhà xuất bản Hôi nhà văn (liên kết với công ty Nhã Nam) năm 2008 3 Phạm Gia Lâm, Motip Kyto giáo trong tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita của M ulgakov Đọc từ: www.nguoibanduong.net/index.php?... 2 101 Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 101 – 107 Trường Đại học An Giang đến lượt mình, nó đóng vai trò tiền văn bản cho bất cứ văn bản nào xuất hiện tiếp theo (Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân & Nguyễn Thị Hoài Thanh, 2003, tr. 32). Sự xuất hiện của lí thuyết liên văn bản vào những năm 60 - 70 của thế kỉ XX mang lại cho chúng ta một cách hiểu mới về tác phẩm văn học ản chất của tác phẩm văn học không phải gì khác mà chính là sự kết nối, hấp thu và chuyển đổi với các văn bản khác nhau 2. BẢN CHẤT CỦA ĐỐI THOẠI MANG TÍNH LIÊN VĂN BẢN “Ngôn từ đối thoại là sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia (giữa những phía tham gia giao tiếp; mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy” (Lại Nguyên Ân, 2004, tr. 130). Trong học thuật hiện đại, nhân tố đối thoại được xem như một đặc tính phổ quát hết sức quan trọng của hoạt động ngôn từ, bởi ở các phát ngôn luôn hiện diện sự chờ đợi (sự kích thích) một lời đáp lại nào đó, cũng tức là phản ứng lại kinh nghiệm ngôn ngữ trước đó: “ý thức mang tính đối thoại hướng tới những tiếp xúc rộng, liên cá nhân và được làm giàu bởi kinh nghiệm của người khác” (Lại Nguyên Ân, 2004, tr. 133). Như vậy, chúng ta thấy rằng, bản chất của bất kì một phát ngôn đối thoại nào cũng mang những mối ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: