Danh mục

Vấn đề nguồn nhân lực và đa dạng hoạt động ở các thiết chế văn hóa xã

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 331.44 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu xác định vai trò quan trọng của văn hóa, trong suốt quá trình xây dựng, phát triển đất nước sau thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều nghị quyết, chiến lược, đề án, kế hoạch,... xây dựng, bảo tồn và phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, nhất là ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề nguồn nhân lực và đa dạng hoạt động ở các thiết chế văn hóa xã 255 VẤN ĐỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐA DẠNG HOẠT ĐỘNG Ở CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA XÃ PGS.TS. VÕ VĂN THẮNG* TS. NGUYỄN TRUNG HIẾU** X ác định vai trò quan trọng của văn hóa, trong suốt quá trình xây dựng, phát triển đất nước sau thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều nghị quyết, chiến lược, đề án, kế hoạch,... xây dựng, bảo tồn và phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, nhất là ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số. Trong thời gian qua, lĩnh vực văn hóa, việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho người dân đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, còn một số hạn chế cần phải có sự điều chỉnh chính sách, kế hoạch,... về văn hóa cho kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển bền vững. Từ thực địa nghiên cứu ở địa phương, chúng tôi nhận thấy, hoạt động văn hóa phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho người dân vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số thông qua các thiết chế văn hóa - nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, điểm sinh hoạt văn hóa,... ở một số địa phương thời gian qua có những bất cập. Các thiết chế và hoạt động văn hóa cấp cơ sở chưa phát huy hết vai trò, chức năng như mong muốn. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân căn bản nhất là vấn đề nguồn nhân lực phụ trách văn hóa xã và vận hành các thiết chế văn hóa, chính sách đối với nguồn nhân lực, mô hình và kế hoạch hoạt động... Thiết nghĩ, trong thời gian tới, nếu không giải quyết tốt vấn đề nguồn nhân lực, chế độ chính sách đối với nguồn nhân lực và đa dạng hóa mô hình hoạt động văn hóa ở cơ sở thì việc xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới sẽ còn nhiều khó khăn, bất hợp lý; gây lãng phí rất nhiều các thiết chế văn hóa (nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, điểm sinh hoạt văn hóa,...) đã được đầu tư xây dựng. _______________ * Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. ** Giảng viên Khoa Du lịch và Văn hóa - Nghệ thuật, Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 256 KỶ YẾU HỘI NGHỊ VĂN HÓA TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT... 1. Vấn đề nguồn nhân lực và chính sách đối với nguồn nhân lực Vấn đề quan tâm nhất hiện nay đối với việc xây dựng chiến lược nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân nói chung, người dân vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề nguồn nhân lực. Đây là khâu then chốt để vực dậy các hoạt động văn hóa, tạo ra “đời sống văn hóa tinh thần” ở các thiết chế văn hóa và quan trọng hơn là gìn giữ được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của người dân nông thôn, dân tộc thiểu số. Vấn đề nguồn lực con người trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, triết học, xã hội học, chính trị,... đề cập. Tất cả đều khẳng định rằng, nguồn nhân lực văn hóa - con người cá nhân và cộng đồng là chủ thể của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nguồn lực con người không chỉ thúc đẩy việc giữ gìn, phát triển văn hóa rất hiệu quả mà còn là nguồn gốc của sự phát triển kinh tế - xã hội: “Động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội đã, đang và ngày càng chủ yếu là tiềm năng sáng tạo to lớn của nguồn lực con người - đó là tiềm lực văn hóa”1. Một quan điểm khác cũng khẳng định vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong vấn đề phát triển văn hóa - xã hội: “Khi coi văn hóa là giải pháp quan trọng nhất trong sự phát triển xã hội ta ngày nay, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc rằng, giải pháp văn hóa hội đủ cả sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, các vấn đề của hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc mà trung tâm là các vấn đề của con người”2. Những vấn đề mang tính lý luận này hoàn toàn sát hợp, cấp thiết với thực trạng giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc hiện nay nói chung, xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Tuy nhiên, thông qua một số nghiên cứu và thực tế, thời gian qua chúng tôi nhận thấy đúng như một số nhà nghiên cứu khác khẳng định: “trình độ lãnh đạo và quản lý văn hóa ở nông thôn còn rất thấp”3. Căn cứ trên nghiên cứu điền dã, quan sát trong nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh An Giang và một số địa phương vùng Nam Bộ, chúng tôi nhận thấy thực trạng về nguồn nhân lực đảm nhiệm các hoạt động văn hóa ở các thiết chế văn hóa cấp xã như nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng,... còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Qua khảo sát, phỏng vấn của chúng tôi, cán bộ văn hóa cấp xã ở vùng nông thôn ...

Tài liệu được xem nhiều: