Danh mục

Vấn đề quản trị chi phí để thúc đẩy tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 413.30 KB      Lượt xem: 41      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Vấn đề quản trị chi phí để thúc đẩy tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hiện nay" tiếp cận phân tích vấn đề từ góc độ quản trị chi phí để đưa ra các hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp thủy sản thúc đẩy tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững trong giai đoạn tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề quản trị chi phí để thúc đẩy tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hiện nay KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Mai Thị Diệu Hằng Khoa Quản lý Kinh doanh - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Email: maithidieuhang@haui.edu.vn Tóm tắt: Tăng trưởng “nóng” của nuôi trồng và chế biến thủy sản đã kéo theo nhiều hệ lụy, nhất là gây áp lực lên môi trường và đa dạng sinh học. Đứng trước xu thế phát triển mới, ngành thủy sản buộc phải nỗ lực chuyển đổi sang mô tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững. Nghiên cứu tiếp cận phân tích vấn đề từ góc độ quản trị chi phí để đưa ra các hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp (DN) thủy sản thúc đẩy tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Từ khóa: tăng trưởng xanh, doanh nghiệp thủy sản, quản trị chi phí 1. Đặt vấn đề Hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây. Ngành thủy sản có quá trình hội nhập sớm và trên 90% các sản phẩm thủy sản được xuất khẩu, đi khoảng 164 quốc gia trên thế giới. Với vị thế là quốc gia ven biển có vị trí chiến lược ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á, ngành thủy sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đạt tốc độ tăng trưởng cao, quy mô và giá trị sản xuất lớn, có nhiều sản phẩm xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, tăng trưởng “nóng” của nuôi trồng và chế biến thủy sản đã kéo theo nhiều hệ lụy, nhất là gây áp lực lên môi trường và đa dạng sinh học. Trong 5 năm trở lại đây, từ năm 2017 đến năm 2022, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chương trình lớn nhằm hỗ trợ, cũng như định hướng cho ngành thủy sản trong tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững. Trong số đó có thể kể đến: Nghị quyết số 120/NQ-CP, ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Quyết định số 885/QĐ-TTg, ngày 23/6/2020 phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030; Quyết định số 79/QĐ- TTg, ngày 18/01/2018 ban hành Kế hoạch hành đồng Quốc gia phát triển bền vững ngành Tôm đến năm 2025; Quyết định số 339/QĐ-TTg, ngày 11/3/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt cho thấy, mục tiêu đến năm 2045 là 410 Kinh tế và Dự báo KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học - công nghệ tiên tiến, có vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển. Đây vừa là cơ hội mới, vừa là thách thức cho ngành thủy sản Việt Nam thực hiện phát triển bền vững trong giai đoạn sắp tới. Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế mà ngành thủy sản Việt Nam có thể tận dụng, tạo bước đà để phát triển thì cũng đối mặt với không ít khó khăn. Theo Trung tâm Hợp tác Quốc tế và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) nhận định, 3 thách thức lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam khi phát triển bền vững là: môi trường, kinh tế và các vấn đề xã hội. Theo đó, (i) Ngành thủy sản cần có nhiều hơn nữa các biện pháp làm sao để giảm thiểu đến mức tối đa các cái tác động xấu của vấn đề nuôi đến môi trường xung quanh liên quan đến nguồn đất, nguồn nước, hệ sinh thái; (ii) Ngành thủy sản phải đảm bảo vấn đề về trách nhiệm xã hội đối với người lao động làm việc trong các trại nuôi, giảm thiểu các tác động xấu, cũng như các mâu thuẫn với cộng đồng xung quanh; (iii) Ngành thủy sản cần phải chọn các mô hình canh tác bền vững (như mô hình sinh thái, hữu cơ, mô hình nuôi sử dụng vi sinh… hay các mô hình tương ứng với biến đổi khí hậu, mô hình sử dụng thân thiện với môi trường trong khai thác) để giảm thiểu các tác động đối với môi trường và đáp ứng các tiêu chí về phát triển bền vững mà bên mua hàng, cũng như các nước nhập khẩu đưa ra. Theo thống kê cả nước hiện có 825 DN chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu và 3.280 DN, tổ hợp tác chế biến quy mô nhỏ phục vụ tiêu thụ nội địa [1]. Đa phần các cơ sở này đều là các DN nhỏ và vừa, có tiềm lực kinh tế hạn chế, kỹ thuật lạc hậu nên trong sản xuất thường phát sinh nước thải với hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ rất cao, lưu lượng xả thải lớn, vị trí sản xuất thường nằm ở khu vực ven sông, ven biển và nơi có nhiều cư dân sinh sống làm ảnh hưởng đến môi trường và các hệ sinh thái ven sông, ven biển... Tuy nhiên, do yêu cầu của sự phát triển hội nhập kinh tế quốc tế, các DN thủy sản buộc phải thay đổi phương thức sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững để lưu thông hàng hóa. Nhưng, để đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn thì chi phí của quá trình sản xuất - kinh doanh không hề giảm mà có xu hướng tăng. Vì vậy, quản trị chi phí có hiệu quả để hội tụ nguồn lực cho tăng trưởng xanh, đạt mục tiêu hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh hiện nay là một trong những giải pháp quan trọng để các DN thủy sản tồn tại và phát triển trong thời gian sắp tới. 2. Nhận dạng chi phí môi trường trong các DN thủy sản Việt Nam Chi phí môi trường có thể hiểu là các chi p ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: