'Vấn đề Trung Quốc' tại Hội nghị Versailles (1919-1920)
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 515.20 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung trình bày về quá trình giải quyết “Vấn đề Trung Quốc” tại hội nghị nói trên. Đặc biệt là việc các nước chủ trì hội nghị đã toan tính, thỏa thuận, mặc cả, dàn xếp để giải quyết “Vấn đề Trung Quốc” theo lợi ích của nước lớn. Từ đó, đưa ra một số nhận xét về hệ quả của nó đối với Trung Quốc và thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Vấn đề Trung Quốc” tại Hội nghị Versailles (1919-1920) Nguyễn Văn Tuấn / “Vấn đề Trung Quốc” tại hội nghị Versailles (1919-1920) “VẤN ĐỀ TRUNG QUỐC” TẠI HỘI NGHỊ VERSAILLES (1919-1920) Nguyễn Văn Tuấn Viện Sư phạm Xã hội, Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 13/01/2020, ngày nhận đăng 20/3/2020 Tóm tắt: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận đã tổ chức Hội nghị Versailles để phân chia lại thế giới, thiết lập trật tự hoà bình, an ninh mới sau chiến tranh. Trong hội nghị này, “Vấn đề Trung Quốc” được đưa ra bàn bạc và phán quyết, có ảnh hưởng lớn đến tình hình Trung Quốc và quan hệ quốc tế. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày về quá trình giải quyết “Vấn đề Trung Quốc” tại hội nghị nói trên. Đặc biệt là việc các nước chủ trì hội nghị đã toan tính, thoả thuận, mặc cả, dàn xếp để giải quyết “Vấn đề Trung Quốc” theo lợi ích của nước lớn. Từ đó, đưa ra một số nhận xét về hệ quả của nó đối với Trung Quốc và thế giới. Từ khoá: “Vấn đề Trung Quốc”; Hội nghị Versailles; quan hệ quốc tế. 1. Vài nét về Hội nghị Versailles và “Vấn đề Trung Quốc” Hội nghị Versailles khai mạc ngày 18/01/1919 tại Versailles (ngoại vi thủ đôParis nước Pháp) và kéo dài suốt năm sau. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình thếgiới có những biến động sâu sắc. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, đã đếnlúc các nước thắng trận phải bàn bạc để phân chia thế giớivà giải quyết hậu quả của chiếntranh. Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi, lập ra nhànước xã hội chủ nghĩa, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thếgiới. Dưới tác động của cuộc cách mạng này, phong trào cách mạng bùng nổ và pháttriển ở hầu hết các châu lục. Vì vậy, các nước tư bản cần thống nhất tìm biện pháp hòngtiêu diệt nhà nước Xô Viết và đàn áp phong trào cách mạng thế giới. Ngoài ra, chiếntranh đã làm thay đổi căn bản tương quan lực lượng giữa các nước: Các nước Đức, Áo -Hung, Thổ Nhĩ Kì bại trận và suy sụp, tan rã; các nước Anh, Pháp, Italia tuy là nhữngnước thắng trận nhưng cũng bị suy yếu; Nhật Bản có chịu ảnh hưởng bởi chiến tranhnhưng đã tận dụng thời cơ để làm giàu và vươn lên mạnh mẽ; nước Mỹ tập trung pháttriển kinh tế nên đã vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính. Xác định lạitương quan lực lượng và thiết lập một trật tự thế giới mới là việc cần thiết phải làm củacác nước, cũng trở thành một trong những lý do để tổ chức hội nghị. Tham dự hội nghị có hơn 1.000 đại biểu của 27 nước thắng trận (Lê Văn Quang,2001, tr. 40). Cơ chế hoạt động của Hội nghị Versailles bao gồm: Hội nghị toàn thể; Hộinghị tối cao (thường gọi là “Hội đồng 10 người”, 5 nước Mỹ, Anh, Pháp, Italia và NhậtBản mỗi nước có hai đại biểu) là cơ quan lãnh đạo hội nghị; “Hội đồng bộ tứ” (gồmTổng thống Mỹ T. W. Wilson, Thủ tướng Anh Lloyd George, Thủ tướng Pháp G.Clemenceau, Thủ tướng Italia V. Orlando); “Hội đồng Ngoại trưởng 5 nước (Mỹ, Anh,Pháp, Italia, Nhật Bản)”… Quyền điều khiển hội nghị là 5 cường quốc có vai trò quantrọng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là Mỹ, Anh, Pháp, Italia và Nhật Bản, nhưngtrên thực tế quyền quyết định thuộc về ba nước là Mỹ, Anh, Pháp.Email: nguyenvantuandhv@gmail.com110Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 1B/2020, tr. 110-117 Các nước tham dự hội nghị, đặc biệt là 5 cường quốc đều có toan tính và mưu đồriêng làm cho hội nghị diễn ra quyết liệt và kéo dài. Sau nhiều lần đứng trước nguy cơ bịtan vỡ, cuối cùng các nước đã tạm dàn xếp mâu thuẫn và đi đến thống nhất ký kết cácvăn kiện. Kết quả của hội nghị là đã: Thành lập Hội Quốc liên (League of Nations); kýHoà ước Versailles với Đức (ngày 28/6/1919). Sau hội nghị, các nước tiếp tục ký kết cácvăn kiện khác, như ký hoà ước với các nước trong phe bại trận gồm Áo, Hungary,Bulgaria, Thổ Nhĩ Kì, đó là Hoà ước Saint - Germain với Áo (ngày 10/9/1919), Hoà ướcNeuilly với Bulgaria (ngày 27/11/1919), Hoà ước Trianon với Hungary (ngày 4/6/1920),Hoà ước Sèvres với Thổ Nhĩ Kì (ngày 10/8/1920). Các văn kiện này cùng với hai vănkiện đã ký trong Hội nghị được gọi là Hệ thống hoà ước Versailles. Hội nghị Versailles xác lập một trật tự thế giới mới giữa các nước tư bản, đế quốcsau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nó phản ánh tương quan lực lượng giữa các cườngquốc, cũng như những thỏa hiệp, đấu tranh rất phức tạp của các nước đế quốc với nhau.Xét đến cùng, kết quả của hội nghị không hề xoá bỏ được những mâu thuẫn, bất đồnggiữa các nước thắng trận tham dự hội nghị, mà còn làm nảy sinh những mâu thuẫn, bấtđồng mới. Rất nhiều nước không hài lòng với kết quả hội nghị, bởi mang danh là “hộinghị hoà bình”, nhưng Hội nghị Versailles đã xác lập sự thống trị, nô d ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Vấn đề Trung Quốc” tại Hội nghị Versailles (1919-1920) Nguyễn Văn Tuấn / “Vấn đề Trung Quốc” tại hội nghị Versailles (1919-1920) “VẤN ĐỀ TRUNG QUỐC” TẠI HỘI NGHỊ VERSAILLES (1919-1920) Nguyễn Văn Tuấn Viện Sư phạm Xã hội, Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 13/01/2020, ngày nhận đăng 20/3/2020 Tóm tắt: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận đã tổ chức Hội nghị Versailles để phân chia lại thế giới, thiết lập trật tự hoà bình, an ninh mới sau chiến tranh. Trong hội nghị này, “Vấn đề Trung Quốc” được đưa ra bàn bạc và phán quyết, có ảnh hưởng lớn đến tình hình Trung Quốc và quan hệ quốc tế. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày về quá trình giải quyết “Vấn đề Trung Quốc” tại hội nghị nói trên. Đặc biệt là việc các nước chủ trì hội nghị đã toan tính, thoả thuận, mặc cả, dàn xếp để giải quyết “Vấn đề Trung Quốc” theo lợi ích của nước lớn. Từ đó, đưa ra một số nhận xét về hệ quả của nó đối với Trung Quốc và thế giới. Từ khoá: “Vấn đề Trung Quốc”; Hội nghị Versailles; quan hệ quốc tế. 1. Vài nét về Hội nghị Versailles và “Vấn đề Trung Quốc” Hội nghị Versailles khai mạc ngày 18/01/1919 tại Versailles (ngoại vi thủ đôParis nước Pháp) và kéo dài suốt năm sau. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình thếgiới có những biến động sâu sắc. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, đã đếnlúc các nước thắng trận phải bàn bạc để phân chia thế giớivà giải quyết hậu quả của chiếntranh. Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi, lập ra nhànước xã hội chủ nghĩa, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thếgiới. Dưới tác động của cuộc cách mạng này, phong trào cách mạng bùng nổ và pháttriển ở hầu hết các châu lục. Vì vậy, các nước tư bản cần thống nhất tìm biện pháp hòngtiêu diệt nhà nước Xô Viết và đàn áp phong trào cách mạng thế giới. Ngoài ra, chiếntranh đã làm thay đổi căn bản tương quan lực lượng giữa các nước: Các nước Đức, Áo -Hung, Thổ Nhĩ Kì bại trận và suy sụp, tan rã; các nước Anh, Pháp, Italia tuy là nhữngnước thắng trận nhưng cũng bị suy yếu; Nhật Bản có chịu ảnh hưởng bởi chiến tranhnhưng đã tận dụng thời cơ để làm giàu và vươn lên mạnh mẽ; nước Mỹ tập trung pháttriển kinh tế nên đã vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính. Xác định lạitương quan lực lượng và thiết lập một trật tự thế giới mới là việc cần thiết phải làm củacác nước, cũng trở thành một trong những lý do để tổ chức hội nghị. Tham dự hội nghị có hơn 1.000 đại biểu của 27 nước thắng trận (Lê Văn Quang,2001, tr. 40). Cơ chế hoạt động của Hội nghị Versailles bao gồm: Hội nghị toàn thể; Hộinghị tối cao (thường gọi là “Hội đồng 10 người”, 5 nước Mỹ, Anh, Pháp, Italia và NhậtBản mỗi nước có hai đại biểu) là cơ quan lãnh đạo hội nghị; “Hội đồng bộ tứ” (gồmTổng thống Mỹ T. W. Wilson, Thủ tướng Anh Lloyd George, Thủ tướng Pháp G.Clemenceau, Thủ tướng Italia V. Orlando); “Hội đồng Ngoại trưởng 5 nước (Mỹ, Anh,Pháp, Italia, Nhật Bản)”… Quyền điều khiển hội nghị là 5 cường quốc có vai trò quantrọng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là Mỹ, Anh, Pháp, Italia và Nhật Bản, nhưngtrên thực tế quyền quyết định thuộc về ba nước là Mỹ, Anh, Pháp.Email: nguyenvantuandhv@gmail.com110Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 1B/2020, tr. 110-117 Các nước tham dự hội nghị, đặc biệt là 5 cường quốc đều có toan tính và mưu đồriêng làm cho hội nghị diễn ra quyết liệt và kéo dài. Sau nhiều lần đứng trước nguy cơ bịtan vỡ, cuối cùng các nước đã tạm dàn xếp mâu thuẫn và đi đến thống nhất ký kết cácvăn kiện. Kết quả của hội nghị là đã: Thành lập Hội Quốc liên (League of Nations); kýHoà ước Versailles với Đức (ngày 28/6/1919). Sau hội nghị, các nước tiếp tục ký kết cácvăn kiện khác, như ký hoà ước với các nước trong phe bại trận gồm Áo, Hungary,Bulgaria, Thổ Nhĩ Kì, đó là Hoà ước Saint - Germain với Áo (ngày 10/9/1919), Hoà ướcNeuilly với Bulgaria (ngày 27/11/1919), Hoà ước Trianon với Hungary (ngày 4/6/1920),Hoà ước Sèvres với Thổ Nhĩ Kì (ngày 10/8/1920). Các văn kiện này cùng với hai vănkiện đã ký trong Hội nghị được gọi là Hệ thống hoà ước Versailles. Hội nghị Versailles xác lập một trật tự thế giới mới giữa các nước tư bản, đế quốcsau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nó phản ánh tương quan lực lượng giữa các cườngquốc, cũng như những thỏa hiệp, đấu tranh rất phức tạp của các nước đế quốc với nhau.Xét đến cùng, kết quả của hội nghị không hề xoá bỏ được những mâu thuẫn, bất đồnggiữa các nước thắng trận tham dự hội nghị, mà còn làm nảy sinh những mâu thuẫn, bấtđồng mới. Rất nhiều nước không hài lòng với kết quả hội nghị, bởi mang danh là “hộinghị hoà bình”, nhưng Hội nghị Versailles đã xác lập sự thống trị, nô d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vấn đề Trung Quốc Hội nghị Versailles Quan hệ quốc tế Quan hệ Trung - Mỹ Lịch sử cận đại Trung QuốcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế: Phần 1
87 trang 256 1 0 -
Tìm hiểu về chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam: Phần 1
141 trang 183 0 0 -
Tìm hiểu Trung Đông và khả năng mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam: Phần 2
238 trang 153 0 0 -
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế: Phần 2
92 trang 138 1 0 -
Tìm hiểu về chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam: Phần 2
81 trang 77 0 0 -
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế (dành cho hệ đại học và sau đại học): Phần 1
194 trang 48 0 0 -
29 trang 46 0 0
-
101 trang 44 1 0
-
Khoá luận tốt nghiệp: Trung Đông trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ đầu thế kỷ XXI đến nay
80 trang 37 0 0 -
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế (dành cho hệ đại học và sau đại học): Phần 2
156 trang 37 0 0