Vận dụng các dạng thức dạy học nêu vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho sinh viên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng các dạng thức dạy học nêu vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho sinh viênJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0261Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 108-114This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VẬN DỤNG CÁC DẠNG THỨC DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN Lê Thị Quỳnh Trang Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên Tóm tắt. Sự phát triển của kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải đổi mới căn bản, toàn diện. Trước hết là mục tiêu giáo dục đó là phát triển năng lực và phẩm chất người học, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Việc phát triển năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên là yêu cầu tất yếu của quá trình dạy học đại học, nó có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp trong đó việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy là một giải pháp mang lại hiệu quả cao. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về năng lực tư duy sáng tạo và việc vận dụng các dạng thức của dạy học nêu vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho sinh viên. Từ khóa: Sáng tạo, tư duy sáng tạo, năng lực tư duy sáng tạo, phương pháp dạy học, dạy học nêu vấn đề.1. Mở đầu Bước sang thế kỉ XXI, cùng xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, sự phát triển của công nghệthông tin, sự tăng gấp bội của tri thức là điều kiện cơ bản đề mang lại thành tựu kinh tế hiện đại.Những năm 70 của thế kỉ XX, tri thức nhân loại tăng gấp đôi theo chu kì 8 năm nhưng đến naychu kì đó chỉ còn 4 năm. Như vậy, tất yếu thế hệ cha dạy cho con sẽ không đủ để thoả mãn nhu cầusống; nghĩa là kiến thức thế hệ con tiếp thu được từ thế hệ cha trở nên lạc hậu, con không dùngđược, nếu đó là những kiến thức nhận được bằng con đường thông báo [1]. Nắm bắt được xu thếnày của thời đại, Nghị quyết Trung ương 8, khoá XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4–11–2013)“Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đạihoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xácđịnh rõ mục tiêu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là “Chuyển mạnh quá trìnhgiáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”,“Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triểnphẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học”. Vì vậy đổi mới dạyhọc đại học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất sinh viên, nhất là năng lực sáng tạo – đápứng chuẩn đầu ra là yêu cầu tất yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo – tạo ranguồn nhân lực trình độ cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dạy học hiện đại là sự lĩnh hội và vận dụng tri thức một cách tự giác, tích cực, chủ động,độc lập, sáng tạo của người học (hoạt động học) dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ, tổ chức, thúc đẩy, kiểmNgày nhận bài: 16/7/2015. Ngày nhận đăng: 20/10/2015.Liên hệ: Lê Thị Quỳnh Trang, e-mail: lquynhtrang@gmail.com108 Vận dụng các dạng thức dạy học nêu vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo...tra của người dạy (hoạt động dạy) nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Việc nghiên cứu phát triển vàbồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho người học là một trong những vấn đề của lí luận dạy họchiện đại đã và đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn [2 - 9]. . . Qua nghiên cứu lí luận có thể thấy cho đến nay thì hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứuvận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạocho người học nói chung và cho sinh viên nói riêng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về năng lực tưduy sáng tạo và việc vận dụng các dạng thức của dạy học nêu vấn đề nhằm phát triển năng lực tưduy sáng tạo cho sinh viên.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Một số khái niệm2.1.1. Sáng tạo Sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới có giá trị của con người nhằm giải quyết vấn đề đặt ramột cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của con người. Hoạt động sáng tạo gồm 4 bộ phận [2]: a/ Chủthể sáng tạo; b/ Vấn đề sáng tạo; c/ Điều kiện sáng tạo (công cụ, phương tiện, tư liệu và môi trườngsáng tạo); d/ Sản phẩm sáng tạo. Trong hoạt động sáng tạo, chủ thể sáng tạo giữ vai trò trung tâm.Cả bốn bộ phận này có sự tác động tương hỗ lẫn nhau trong đó chủ thể sáng tạo là trung tâm, vấnđề sáng tạo là điểm khởi đầu (nảy sinh vấn đề sáng tạo ở chủ thể), sản phẩm sáng tạo là kết quả. Ởbộ phận thứ 3 (những điều kiện khách quan của sáng tạo) môi trường sáng tạo là yếu tố tác độngtất yếu lên chủ thể sáng tạo, vì con người luôn nằm trong các mối quan hệ xã hội và trong đại đas ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư duy sáng tạo Năng lực tư duy sáng tạo Phương pháp dạy học Dạy học nêu vấn đề Phẩm chất người họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tổ chức dạy học hợp tác có sự hỗ trợ của giáo án điện tử vào môn Tin học cơ bản
5 trang 260 0 0 -
Tiểu luận: Tư duy phản biện và tư duy sáng tạo
46 trang 256 0 0 -
9 trang 203 0 0
-
Phương pháp học tập mới và hiệu quả cho lối tư duy của học sinh
5 trang 169 0 0 -
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ ( QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ )
7 trang 166 0 0 -
Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 2: Phần 1
112 trang 131 0 0 -
Dạy học theo dự án – một trong những động lực phát triển kĩ năng tự học của sinh viên
14 trang 113 0 0 -
40 nguyên tắc thủ thuật sáng tạo cơ bản (nguyên tắc 31 - 40)
5 trang 105 0 0 -
11 trang 104 0 0
-
64 trang 103 0 0
-
142 trang 86 0 0
-
10 trang 79 0 0
-
7 trang 76 1 0
-
Một số vấn đề cần chú trọng về đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay
6 trang 69 0 0 -
Vận dụng phương pháp 'dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ' vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc
11 trang 67 0 0 -
Phương pháp dạy học hiện đại nhìn từ chất lượng đào tạo đại học - TS. Trần Long
11 trang 59 0 0 -
30 trang 57 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2
22 trang 56 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn tạo hình lớp 3-4 tuổi – Bài 9: Vẽ mưa (mẫu)
2 trang 56 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn toán mẫu giáo 4-5 tuổi – bài 22 nhận biết gọi tên khối cầu khối vuông
2 trang 55 0 0