Danh mục

Vận dụng hai nguyên lí cơ bản của triết học duy vật biện chứng vào dạy học Tích phân lớp 12

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.43 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ài báo này trình bày việc vận dụng hai nguyên lí cơ bản của triết học duy vật biện chứng vào dạy học Tích phân lớp 12 - THPT. Đó là nguyên lí về mối liên hệ và nguyên lí về sự phát triển. Giáo viên có thể dựa trên hai nguyên lí này hướng dẫn cách suy nghĩ tìm cách tính tích phân nhờ mối liên hệ và có thể phát triển, sáng tạo những bài toán về tính tích phân, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng hai nguyên lí cơ bản của triết học duy vật biện chứng vào dạy học Tích phân lớp 12 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp. 168-173 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VẬN DỤNG HAI NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀO DẠY HỌC TÍCH PHÂN LỚP 12 Hoàng Ngọc Anh, Đặng Minh Tuyến Khoa Toán - Tin, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Bài báo này trình bày việc vận dụng hai nguyên lí cơ bản của triết học duy vật biện chứng vào dạy học Tích phân lớp 12 - THPT. Đó là nguyên lí về mối liên hệ và nguyên lí về sự phát triển. Giáo viên có thể dựa trên hai nguyên lí này hướng dẫn cách suy nghĩ tìm cách tính tích phân nhờ mối liên hệ và có thể phát triển, sáng tạo những bài toán về tính tích phân, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề này. Từ khóa: Nguyên lí, duy vật biện chứng, dạy học, tích phân. 1. Mở đầu Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và con người. Bởi vậy, trong quá trình nghiên cứu các khoa học khác, cần chú ý tới những kết quả của triết học. Nghiên cứu Toán học và Giáo dục Toán học cũng không phải là ngoại lệ. “Do khái quát những sự kiện từ tất cả các khoa học và trên cơ sở đó phát hiện ra những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật là cơ sở phương pháp luận cho mọi lĩnh vực khoa học, trong đó có phương pháp dạy học Toán” [2; 26]. Thực tiễn cho thấy, có không ít giáo viên không chỉ dạy những gì đã có sẵn trong các sách giáo khoa, sách bài tập, mà có nhiều sáng tạo trong dạy học. Những giáo viên này có được uy tín cao trong học sinh và phụ huynh học sinh, vì họ có năng lực và nghệ thuật cao trong dạy học. Việc nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học Tích phân lớp 12 THPT đã được nhiều tác giả quan tâm [1; 3]. Tuy nhiên, việc vận dụng hai nguyên lí cơ bản của phép biện chứng duy vật vào dạy học nội dung này còn ít kết quả nghiên cứu và chưa được quan tâm và khai thác một cách có hệ thống. Nếu biết vận dụng hai nguyên lí cơ bản của triết học duy vật biện chứng vào dạy học môn Toán ở trường phổ thông thì giáo viên có khả năng sáng tạo trong dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán. Bài báo này trình bày sự vận dụng hai nguyên lí cơ bản của triết học duy vật biện chứng vào dạy học Tích phân - một trong các nội dung quan trọng của chương trình môn Toán lớp 12, THPT. Liên hệ: Hoàng Ngọc Anh, e-mail: ngocanhtbu2002@gmail.com. 168 Vận dụng hai nguyên lí cơ bản của triết học duy vật biện chứng vào dạy học Tích phân lớp 12 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Sơ lược về hai nguyên lí cơ bản của phép biện chứng duy vật: Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lí luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới [3;24]. “Nguyên lí này biểu hiện rõ thông qua sáu cặp phạm trù: Cái chung và cái riêng; Bản chất và hiện tượng; Nội dung và hình thức; Nguyên nhân và kết quả; Khả năng và hiện thực; Tất nhiên và ngẫu nhiên” [4]. Nguyên lí về sự phát triển là nguyên tắc lí luận mà trong trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. . . ). “Nguyên lí này biểu hiện thông qua ba quy luật đó là: Mâu thuẫn; lượng - chất; phủ định” [4]. 2.2. Vận dụng nguyên lí về mối liên hệ phổ biến trong dạy học Tích phân Khi hướng dẫn học sinh tính tích phân, ta có thể hướng dẫn các em tìm ra, phát hiện ra mối liên hệ sau đây: + Phát hiện mối liên hệ giữa các dạng toán - giữa dạng toán mới gặp với những dạng toán đã biết (quy lạ về quen). Ví dụ 1. Tính các tích phân sau: Z2 Z2 1 1 J= dx và K = dx. x2 (x + 1)2 x3 (x + 1)3 1 1 Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phát hiện mối liên hệ giữa J, K với tích phân R2 1 I = dx và tận dụng mối liên hệ đó. 1 x(x + 1) 1 1 1 Nếu I được tính bằng cách phân tích = − thì J, K có thể tính nhờ khai x(x + 1) x x+1 triển các hằng đẳng thức sau:  2   1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: