Danh mục

Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong đổi mới phương pháp dạy học các môn Lý luận chính trị tại các trường đại học ở thành phố Đà Nẵng

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 323.21 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong đổi mới phương pháp dạy học các môn Lý luận chính trị tại các trường đại học ở thành phố Đà Nẵng" tập trung phân tích việc đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị theo lí thuyết kiến tạo mang lại đa mục tiêu: vừa trang bị những tri thức, kỹ năng, tư tưởng cho sinh viên; vừa tạo điều kiện cho người học được trải nghiệm trong cách dạy học mới và dễ dàng vận dụng vào thực tiễn ở nước ta trong thời kỳ hội nhập. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong đổi mới phương pháp dạy học các môn Lý luận chính trị tại các trường đại học ở thành phố Đà NẵngKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” VẬN DỤNG LÍ THUYẾT KIẾN TẠO TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Lê Thị Hương, Vũ Thị Thu Trang Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Lê Thị Hương, email: lethihuong_llct@iuh.edu.vn Tóm tắt: Lí thuyết kiến tạo nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của sự tương tác lẫn nhau giữa những người tham gia quá trình kiến tạo tri thức. Điều này phù hợp với bản chất của việc học hợp tác trong môi trường hiện đại của các cơ sở đào tạo đại học ở thành phố Đà Nẵng, nơi mà, sinh viên được yêu cầu tương tác cùng nhau trên các công việc học tập để đạt mục tiêu học tập chung. Bài viết tập trung phân tích việc đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị theo lí thuyết kiến tạo mang lại đa mục tiêu: vừa trang bị những tri thức, kỹ năng, tư tưởng cho sinh viên; vừa tạo điều kiện cho người học được trải nghiệm trong cách dạy học mới và dễ dàng vận dụng vào thực tiễn ở nước ta trong thời kỳ hội nhập. Từ khóa: lí thuyết kiến tạo; đổi mới; phương pháp dạy học; lý luận chính trị; Đà Nẵng.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lí thuyết kiến tạo ra đời từ thế kỷ 18, được phát triển bởi nhà tâm lý học JeanPiaget (1896 - 1980) người Thụy Sĩ, với ưu thế vượt trội của nó, rất phù hợp khi vậndụng ở môi trường đại học ở Đà Nẵng nói riêng và nước ta nói chung, góp phầnnâng cao chất lượng dạy học. Nguyên nghĩa từ kiến tạo trong từ điển Tiếng Việtđược hiểu là “xây dựng nên” (Hoàng, 2000). Quan điểm của lí thuyết kiến tạo chorằng, mục đích của việc dạy học là làm thay đổi hoặc phát triển các quan niệm củangười học, giúp họ xây dựng kiến thức riêng và thể hiện kiến thức từ trải nghiệmcủa mình. Việc học tập không phải chỉ diễn ra nhờ quá trình chuyển thông tin từgiảng viên hay giáo trình đến bộ não của sinh viên mà thay vào đó, mỗi người họctự xây dựng được các hiểu biết hợp lý mang tính cá nhân của riêng họ, “người họclà trung tâm của tiến trình kiến tạo kiến thức bằng một cách thức chủ động” (Đặng,2004). Trong dạy học các môn lý luận chính trị theo lí thuyết kiến tạo, ngoài việc xácđịnh mục tiêu lĩnh hội tri thức, kỹ năng, tư tưởng mà còn cần quan tâm đến việc 193TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGngười học đạt được kết quả đó thông qua quá trình nào. Vì vậy, giảng dạy và họctập theo thuyết kiến tạo, thực hiện có hiệu quả chương trình dạy học định hướngkết quả đầu ra nhằm phát triển năng lực sinh viên có ý nghĩa quan trọng. Đồng thời,đánh giá một cách thực chất các nhu cầu, phát triển phương pháp dạy học phù hợpvới phương châm và chiến lược phát triển của các trường đại học ở Đà Nằng nhằmtối đa hóa kết quả học tập tích cực và tìm cách cung cấp các tài liệu, nguồn lực thíchhợp trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1. Những thế mạnh và hạn chế trong dạy học các môn lý luận chính trị theothuyết kiến tạo tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Một là, trong nội dung dạy học các môn lý luận chính trị theo thuyết kiến tạo Hiện nay, nội dung của dạy học các môn Lý luận chính trị dành cho khốikhông chuyên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được thiếtkế chủ yếu theo nội dung khoa học lý luận, với đặc điểm nổi bật là chú trọng đếnhệ thống tri thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự theo logic của các nguyên lý,phạm trù, khái niệm, quan điểm… Trong dạy học các môn lý luận chính trị, việctuân thủ nội dung chương trình của bộ Giáo dục & Đào tạo là một nguyên tắccao nhất mà bất cứ giảng viên nào cũng cần thực hiện, nhằm đảm bảo cho nhữngtri thức giáo dục cung cấp người học mang tính hệ thống. Và, mặt trái của yêucầu này là chương trình học thuần túy lý thuyết, mang nặng kiến thức hàn lâm,trở nên xơ cứng, chưa tạo ra được hứng thú ở người học. Tuy nhiên, theo lí thuyếtkiến tạo, yêu cầu dạy học ở các bộ môn lý luận tập trung vào những vấn đề lớn,những tri thức lý luận, những “khái niệm nền tảng” cần hình thành ở người học.Để dạy học theo hướng này được tốt, giảng viên cần phải thiết kế nội dung dạyhọc thành các tình huống đa dạng, phong phú phù hợp với cuộc sống để từ đókích thích hứng thú của người học, giúp sinh viên của mình tự “đồng hóa” và“điều ứng” (Piaget, 2001) để bộc lộ những quan niệm của mình trong quá trìnhtiếp nhận tri thức. Giảng viên cần nắm bắt được vốn kiến thức của sinh viên đểcó kế hoạch định hướng và gợi mở thích hợp để sinh viên có được kết quả thuđược một cách tốt nhất. 194KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: L ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: