Vận dụng marketing địa phương trong thu hút FDI: Kinh nghiệm của một số địa phương điển hình và bài học tham khảo cho tỉnh Bình Định
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 673.79 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của bài viết "Vận dụng marketing địa phương trong thu hút FDI: Kinh nghiệm của một số địa phương điển hình và bài học tham khảo cho tỉnh Bình Định" là tập trung khía cạnh marketing diễn giải khi vận dụng thu hút FDI, giới thiệu kinh nghiệm từ một số địa phương điển hình và đưa ra một số bài học tham khảo vận dụng marketing địa phương trong thu hút FDI.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng marketing địa phương trong thu hút FDI: Kinh nghiệm của một số địa phương điển hình và bài học tham khảo cho tỉnh Bình Định VẬN DỤNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TRONG THU HÚT FDI: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG ĐIỂN HÌNH VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO CHO TỈNH BÌNH ĐỊNH ThS. Ngô Thị Thanh Thúy1, ThS. Trần Lê Diệu Linh2 (1),(2) Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Trong xu hướng toàn cầu hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia nói chung, của một địa phương nói riêng. Điều này tạo sự cạnh tranh giữa các địa phương, quốc gia trong việc thu hút ngồn vốn FDI để phát triển kinh tế xã hội. Không ngoài mục tiêu đó, Bình Định cũng đang nổ lực thu hút nguồn vốn này. Tuy nhiên, cho đến cuối năm 2016, Bình Định chỉ mới thu hút được 66 dự án với tổng vốn đăng ký 541,7 triệu USD (thấp nhất trong 5 tỉnh, thành thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung). Trong khi đó, rất nhiều địa phương khác trong nước rất thành công trong việc thu hút FDI. Việc nghiên cứu kinh nghiệm từ các địa phương sẽ góp phần giúp cho Bình Định có những bài học qúy báu cho việc thu hút FDI. Mục tiêu của bài viết này, nhóm tác giả tập trung khía cạnh marketing diễn giải khi vận dụng thu hút FDI, giới thiệu kinh nghiệm từ một số địa phương điển hình và đưa ra một số bài học tham khảo vận dụng marketing địa phương trong thu hút FDI. Từ khóa: Marketing địa phương, thu hút FDI. 1. Marketing địa phương dưới góc độ thu hút FDI 1.1. Môt số khái niệm 1.1.1. Marketing địa phương Marketing địa phương hay còn gọi là tiếp thị địa phương, tuy nhiên, thuật ngữ bằng tiếng Việt không thể hiện đầy đủ nội dung nên việc sử dụng từ gốc “marketing” tương đối phổ biến. Theo Philip Kotler (2004), “Marketing địa phương được định nghĩa là việc thiết kế hình tượng của một địa phương để thỏa mãn nhu cầu của những thị trường mục tiêu. Điều này thành công khi người dân, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương sẵn lòng hợp tác với nhà đầu tư”. Bản chất của marketing địa phương là các hoạt động của chủ thể địa phương tác động lên đối tượng khách hàng mục tiêu. Đó chính là những chương trình, công cụ marketing mà mỗi địa phương sử dụng nhằm chủ động tạo ra những sản phẩm lãnh thổ có giá trị để thu hút sự chú ý của khách hàng. 1.1.2. Thu hút FDI Theo Nguyễn Ngọc Anh (2014), thu hút FDI được diễn đạt trên 2 phương diện cụ thể như sau: Trên phương diện “hành động” của nước chủ nhà, thu hút FDI đựợc hiểu là tập hợp các hành động, chính sách của chính quyền nước chủ nhà nhằm gia tăng sự hấp dẫn của một địa điểm đầu tư, kích thích nhà đầu tư nước ngoài đưa ra quyết định bỏ vốn đầu tư, từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một địa phương, quốc gia đựợc biểu hiện thông qua số lựợng, giá trị giao dịch của hợp đồng FDI đăng ký, thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Trên phương diện “ hành vi ”của nhà đầu tư, thu hút FDI được hiểu là sự hấp dẫn của một địa điểm đầu tư, kích thích nhà đầu tư nước ngoài hình thành ý định và thực hiện hành vi ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một địa phương, quốc gia được biểu hiện thông qua số lượng, giá trị giao dịch của hợp đồng FDI đăng ký, thực hiện trong một thời kỳ nhất định. 1.1.3. Marketing địa phương dưới góc độ thu hút FDI Theo Nguyễn Đức Hải (2013), Marketing địa phương trong thu hút FDI là những chính sách, giải pháp, hoạt động của chính quyền, tổ chức, người dân nhằm hiểu biết và thỏa mãn nhu , 263 cầu, mong muốn của nhà đầu tư nước ngoài, qua đó, thu hút nhiều dự án đầu tư vào một địa phương. Như vậy, trên quan điểm marketing trong thu hút FDI, nhà đầu tư đến với địa phương là những ích lợi thực tế mà học nhận được từ môi trường đầu tư của địa phương. Do đó, chính quyền địa phương cần am hiểu và giải quyết các yếu cầu thoả đáng đối với các doanh nghiệp FDI và sử dụng chính sách phù hợp để thu hút nguồn vốn này. 1.2. Nội dung của hoạt động marketing địa phương trong thu hút FDI 1.2.1. Nhận dạng địa phương từ góc nhìn tương quan về vị thế kinh tế Thứ nhất, cần tìm hiểu được đặc tính hiện trạng kinh tế địa phương về vị trí địa lý kinh tế và lịch sử hình thành nền kinh tế địa phương bởi vì việc phân bố các hoạt động kinh tế chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: môi trường, xã hội, chính trị, lịch sử, v.v... Địa chất của mỗi vùng còn có thể ảnh hưởng tới tính sẵn có của nguồn lực, địa hình, chi phí vận tải, và chất lượng đất từ đó tác động tới các hoạt động kinh tế. Khí hậu có thể ảnh hưởng tới tính sẵn có của nguồn lực (như lâm sản) và quy hoạch vùng nông nghiệp. Các thể chế xã hội và chính trị đặc thù của một khu vực cũng có ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng marketing địa phương trong thu hút FDI: Kinh nghiệm của một số địa phương điển hình và bài học tham khảo cho tỉnh Bình Định VẬN DỤNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TRONG THU HÚT FDI: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG ĐIỂN HÌNH VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO CHO TỈNH BÌNH ĐỊNH ThS. Ngô Thị Thanh Thúy1, ThS. Trần Lê Diệu Linh2 (1),(2) Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Trong xu hướng toàn cầu hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia nói chung, của một địa phương nói riêng. Điều này tạo sự cạnh tranh giữa các địa phương, quốc gia trong việc thu hút ngồn vốn FDI để phát triển kinh tế xã hội. Không ngoài mục tiêu đó, Bình Định cũng đang nổ lực thu hút nguồn vốn này. Tuy nhiên, cho đến cuối năm 2016, Bình Định chỉ mới thu hút được 66 dự án với tổng vốn đăng ký 541,7 triệu USD (thấp nhất trong 5 tỉnh, thành thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung). Trong khi đó, rất nhiều địa phương khác trong nước rất thành công trong việc thu hút FDI. Việc nghiên cứu kinh nghiệm từ các địa phương sẽ góp phần giúp cho Bình Định có những bài học qúy báu cho việc thu hút FDI. Mục tiêu của bài viết này, nhóm tác giả tập trung khía cạnh marketing diễn giải khi vận dụng thu hút FDI, giới thiệu kinh nghiệm từ một số địa phương điển hình và đưa ra một số bài học tham khảo vận dụng marketing địa phương trong thu hút FDI. Từ khóa: Marketing địa phương, thu hút FDI. 1. Marketing địa phương dưới góc độ thu hút FDI 1.1. Môt số khái niệm 1.1.1. Marketing địa phương Marketing địa phương hay còn gọi là tiếp thị địa phương, tuy nhiên, thuật ngữ bằng tiếng Việt không thể hiện đầy đủ nội dung nên việc sử dụng từ gốc “marketing” tương đối phổ biến. Theo Philip Kotler (2004), “Marketing địa phương được định nghĩa là việc thiết kế hình tượng của một địa phương để thỏa mãn nhu cầu của những thị trường mục tiêu. Điều này thành công khi người dân, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương sẵn lòng hợp tác với nhà đầu tư”. Bản chất của marketing địa phương là các hoạt động của chủ thể địa phương tác động lên đối tượng khách hàng mục tiêu. Đó chính là những chương trình, công cụ marketing mà mỗi địa phương sử dụng nhằm chủ động tạo ra những sản phẩm lãnh thổ có giá trị để thu hút sự chú ý của khách hàng. 1.1.2. Thu hút FDI Theo Nguyễn Ngọc Anh (2014), thu hút FDI được diễn đạt trên 2 phương diện cụ thể như sau: Trên phương diện “hành động” của nước chủ nhà, thu hút FDI đựợc hiểu là tập hợp các hành động, chính sách của chính quyền nước chủ nhà nhằm gia tăng sự hấp dẫn của một địa điểm đầu tư, kích thích nhà đầu tư nước ngoài đưa ra quyết định bỏ vốn đầu tư, từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một địa phương, quốc gia đựợc biểu hiện thông qua số lựợng, giá trị giao dịch của hợp đồng FDI đăng ký, thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Trên phương diện “ hành vi ”của nhà đầu tư, thu hút FDI được hiểu là sự hấp dẫn của một địa điểm đầu tư, kích thích nhà đầu tư nước ngoài hình thành ý định và thực hiện hành vi ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một địa phương, quốc gia được biểu hiện thông qua số lượng, giá trị giao dịch của hợp đồng FDI đăng ký, thực hiện trong một thời kỳ nhất định. 1.1.3. Marketing địa phương dưới góc độ thu hút FDI Theo Nguyễn Đức Hải (2013), Marketing địa phương trong thu hút FDI là những chính sách, giải pháp, hoạt động của chính quyền, tổ chức, người dân nhằm hiểu biết và thỏa mãn nhu , 263 cầu, mong muốn của nhà đầu tư nước ngoài, qua đó, thu hút nhiều dự án đầu tư vào một địa phương. Như vậy, trên quan điểm marketing trong thu hút FDI, nhà đầu tư đến với địa phương là những ích lợi thực tế mà học nhận được từ môi trường đầu tư của địa phương. Do đó, chính quyền địa phương cần am hiểu và giải quyết các yếu cầu thoả đáng đối với các doanh nghiệp FDI và sử dụng chính sách phù hợp để thu hút nguồn vốn này. 1.2. Nội dung của hoạt động marketing địa phương trong thu hút FDI 1.2.1. Nhận dạng địa phương từ góc nhìn tương quan về vị thế kinh tế Thứ nhất, cần tìm hiểu được đặc tính hiện trạng kinh tế địa phương về vị trí địa lý kinh tế và lịch sử hình thành nền kinh tế địa phương bởi vì việc phân bố các hoạt động kinh tế chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: môi trường, xã hội, chính trị, lịch sử, v.v... Địa chất của mỗi vùng còn có thể ảnh hưởng tới tính sẵn có của nguồn lực, địa hình, chi phí vận tải, và chất lượng đất từ đó tác động tới các hoạt động kinh tế. Khí hậu có thể ảnh hưởng tới tính sẵn có của nguồn lực (như lâm sản) và quy hoạch vùng nông nghiệp. Các thể chế xã hội và chính trị đặc thù của một khu vực cũng có ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Marketing địa phương Thu hút nguồn vốn FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Kinh nghiệm vận dụng Marketing địa phương Hoạt động marketing địa phươngGợi ý tài liệu liên quan:
-
10 trang 198 0 0
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3 trang 150 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 147 0 0 -
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ
8 trang 133 0 0 -
14 trang 107 0 0
-
88 trang 87 0 0
-
Phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ lần 1 năm 2023 - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 1
285 trang 68 0 0 -
Đánh giá tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp ở Nghệ An
9 trang 65 0 0 -
Rủi ro hối đoái và đầu tư trực tiếp của nước ngoài – nghiên cứu tại Việt Nam
5 trang 63 0 0 -
27 trang 58 0 0