Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học học phần Khoa học quản lý đại cương cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 108.03 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích tính phù hợp của mô hình này với học phần Khoa học quản lý đại cương, từ đó đề xuất các bước vận dụng mô hình B-learning trong dạy học học phần Khoa học quản lý đại cương cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục như một minh chứng về khả năng vận dụng của mô hình này trong giáo dục đại học nói riêng và giáo dục nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học học phần Khoa học quản lý đại cương cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n8.86 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 8, pp. 86-91 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN KHOA HỌC QUẢN LÝ ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Đậu Thị Hồng Thắm1 Tóm tắt. Mô hình Blended learning là mô hình dạy học tận dụng được những ưu thế của mô hình dạy học trực tuyến E-learning và mô hình dạy học truyền thống. Trên cơ sở giới thiệu một số vấn đề lý luận về mô hình B-learning, tác giả đã phân tích tính phù hợp của mô hình này với học phần Khoa học quản lý đại cương, từ đó đề xuất các bước vận dụng mô hình B-learning trong dạy học học phần Khoa học quản lý đại cương cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục như một minh chứng về khả năng vận dụng của mô hình này trong giáo dục đại học nói riêng và giáo dục nói chung. Từ khóa: Mô hình Blended learning, học phần khoa học quản lý đại cương, mô hình dạy học. 1. Đặt vấn đề Sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng với các ứng dụng trên các thiết bị điện tử thông minh trong thập kỷ qua đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người, giúp mọi người có thể kết nối và tương tác với nhau mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh chóng và tiện lợi. Đối với giáo dục, Internet đã đưa đến những cơ hội phát triển và mở rộng mô hình dạy học trực tuyến E- learning. Tuy nhiên, mô hình dạy học E- learning chưa thể thay thế hoàn toàn việc giảng dạy trực tiếp trên lớp, không thay thế được vai trò của người thầy cũng như những kỹ năng sư phạm của người thầy; tỷ lệ người học hoàn thành tốt khóa học thấp do thiếu động lực học tập, trải nghiệm học tập không cao so với hình thức học tập truyền thống, đòi hỏi người học phải có tính tự chủ cao. . . Trong bối cảnh đó, mô hình Blended learning (viết tắt là B-learning) đã ra đời như một sự “bù đắp” cho những tồn tại của mô hình E-learning nhờ sự kết hợp mô hình dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến. Bài viết giới thiệu về mô hình B-learning và đề xuất các bước vận dụng mô hình B-learning trong dạy học học phần Khoa học quản lý đại cương cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục như một minh chứng về khả năng vận dụng của mô hình này trong giáo dục đại học nói riêng và giáo dục nói chung. 2. Mô hình Blended learning trong dạy học đại học 2.1. Khái niệm mô hình Blended learning Mô hình Blended learning - mô hình dạy học kết hợp (Blended learning - blend có nghĩa là pha trộn) là một mô hình dạy học khá mới mẻ ở Việt Nam và cả trên thế giới. Mô hình này ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình dạy học trực tuyến (E-learning) như sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, thiếu biểu hiện cảm xúc ở người học. . . Mô hình B-learning là sự kết hợp giữa dạy học trực tuyến và dạy học truyền thống nên nó phát huy được những thế mạnh của hai hình thức dạy học này. Có nhiều định nghĩa khác nhau về B-learning, cụ thể: Ngày nhận bài: 05/07/2022. Ngày nhận đăng: 23/08/2022. 1 Khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục e-mail: dauthamvt@gmail.com 86 THỰC TIỄN JEM., Vol. 14 (2022), No. 8. Tác giả Victoria L. Tinio cho rằng “Học tích hợp (B-learning) để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp e-learning” [8]. Theo Bonk và Graham (2006), B-learning là: Kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông); Kết hợp các phương pháp giảng dạy; Kết hợp học tập trực tuyến và dạy học truyền thống [2]. Tác giả Michael B. Horn định nghĩa hình thức dạy học B-learning là một chương trình giáo dục chính quy mà ở đó người học học một phần trực tuyến, có sự kiểm soát về thời gian, địa điểm, lộ trình và tiến độ. Có ít nhất một phần giảng dạy trên lớp và các hình thức học tập của từng người học phải được liên kết với nhau tạo sự thống nhất. Cách thức học tập khóa học, môn học của người học được kết nối để cung cấp trải nghiệm học tập tích hợp [5]. Như vậy, B-learning là một mô hình hay hình thức học tập mà gười học phải kết hợp học trên lớp trực tiếp và qua mạng Internet để đạt được mục tiêu học tập. Tại Việt Nam, B-learning đã được nghiên cứu nhưng chưa nhiều. Tác giả Nguyễn Văn Hiền có đưa ra một khái niệm tương tự là “Học tập hỗn hợp” để chỉ hình thức kết hợp giữa học tập trên lớp với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng [7]. Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa E-learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là “Blended Learning” [4]. Tóm lại, có thể hiểu mô h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học học phần Khoa học quản lý đại cương cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n8.86 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 8, pp. 86-91 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN KHOA HỌC QUẢN LÝ ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Đậu Thị Hồng Thắm1 Tóm tắt. Mô hình Blended learning là mô hình dạy học tận dụng được những ưu thế của mô hình dạy học trực tuyến E-learning và mô hình dạy học truyền thống. Trên cơ sở giới thiệu một số vấn đề lý luận về mô hình B-learning, tác giả đã phân tích tính phù hợp của mô hình này với học phần Khoa học quản lý đại cương, từ đó đề xuất các bước vận dụng mô hình B-learning trong dạy học học phần Khoa học quản lý đại cương cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục như một minh chứng về khả năng vận dụng của mô hình này trong giáo dục đại học nói riêng và giáo dục nói chung. Từ khóa: Mô hình Blended learning, học phần khoa học quản lý đại cương, mô hình dạy học. 1. Đặt vấn đề Sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng với các ứng dụng trên các thiết bị điện tử thông minh trong thập kỷ qua đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người, giúp mọi người có thể kết nối và tương tác với nhau mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh chóng và tiện lợi. Đối với giáo dục, Internet đã đưa đến những cơ hội phát triển và mở rộng mô hình dạy học trực tuyến E- learning. Tuy nhiên, mô hình dạy học E- learning chưa thể thay thế hoàn toàn việc giảng dạy trực tiếp trên lớp, không thay thế được vai trò của người thầy cũng như những kỹ năng sư phạm của người thầy; tỷ lệ người học hoàn thành tốt khóa học thấp do thiếu động lực học tập, trải nghiệm học tập không cao so với hình thức học tập truyền thống, đòi hỏi người học phải có tính tự chủ cao. . . Trong bối cảnh đó, mô hình Blended learning (viết tắt là B-learning) đã ra đời như một sự “bù đắp” cho những tồn tại của mô hình E-learning nhờ sự kết hợp mô hình dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến. Bài viết giới thiệu về mô hình B-learning và đề xuất các bước vận dụng mô hình B-learning trong dạy học học phần Khoa học quản lý đại cương cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục như một minh chứng về khả năng vận dụng của mô hình này trong giáo dục đại học nói riêng và giáo dục nói chung. 2. Mô hình Blended learning trong dạy học đại học 2.1. Khái niệm mô hình Blended learning Mô hình Blended learning - mô hình dạy học kết hợp (Blended learning - blend có nghĩa là pha trộn) là một mô hình dạy học khá mới mẻ ở Việt Nam và cả trên thế giới. Mô hình này ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình dạy học trực tuyến (E-learning) như sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, thiếu biểu hiện cảm xúc ở người học. . . Mô hình B-learning là sự kết hợp giữa dạy học trực tuyến và dạy học truyền thống nên nó phát huy được những thế mạnh của hai hình thức dạy học này. Có nhiều định nghĩa khác nhau về B-learning, cụ thể: Ngày nhận bài: 05/07/2022. Ngày nhận đăng: 23/08/2022. 1 Khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục e-mail: dauthamvt@gmail.com 86 THỰC TIỄN JEM., Vol. 14 (2022), No. 8. Tác giả Victoria L. Tinio cho rằng “Học tích hợp (B-learning) để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp e-learning” [8]. Theo Bonk và Graham (2006), B-learning là: Kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông); Kết hợp các phương pháp giảng dạy; Kết hợp học tập trực tuyến và dạy học truyền thống [2]. Tác giả Michael B. Horn định nghĩa hình thức dạy học B-learning là một chương trình giáo dục chính quy mà ở đó người học học một phần trực tuyến, có sự kiểm soát về thời gian, địa điểm, lộ trình và tiến độ. Có ít nhất một phần giảng dạy trên lớp và các hình thức học tập của từng người học phải được liên kết với nhau tạo sự thống nhất. Cách thức học tập khóa học, môn học của người học được kết nối để cung cấp trải nghiệm học tập tích hợp [5]. Như vậy, B-learning là một mô hình hay hình thức học tập mà gười học phải kết hợp học trên lớp trực tiếp và qua mạng Internet để đạt được mục tiêu học tập. Tại Việt Nam, B-learning đã được nghiên cứu nhưng chưa nhiều. Tác giả Nguyễn Văn Hiền có đưa ra một khái niệm tương tự là “Học tập hỗn hợp” để chỉ hình thức kết hợp giữa học tập trên lớp với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng [7]. Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa E-learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là “Blended Learning” [4]. Tóm lại, có thể hiểu mô h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình Blended learning Dạy học Khoa học quản lý đại cương Blended learning trong dạy học đại học Giáo dục đại học Lợi ích của mô hình B-learning Học viện Quản lý giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
10 trang 218 1 0
-
171 trang 210 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 206 0 0 -
27 trang 189 0 0
-
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 167 1 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 152 0 0 -
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 152 0 0 -
200 trang 142 0 0
-
7 trang 137 0 0
-
Tiểu luận: So sánh giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam
0 trang 136 0 0