Danh mục

Vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo đại học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 222.74 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đã đặt vấn đề cần nghiên cứu và vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo đại học, nêu lên mô hình quản lí đào tạo đại học theo hướng đảm bảo chất lượng, đề xuất mô hình quản lí CIPO với 12 thành tố cần được xem xét, vận dụng vào quản lí đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng với 3 nhóm quản lí đào tạo: quản lí đầu vào, quản lí quá trình, quản lí đầu ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo đại họcJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 19-26This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0126VẬN DỤNG MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNGTRONG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC11 KhoaNguyễn Quang Uẩn và 2 Nguyễn Thứ MườiTâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2 Trường Lê Duẩn, Hà NộiTóm tắt. Bài viết đã đặt vấn đề cần nghiên cứu và vận dụng mô hình đảm bảo chất lượngtrong quản lí đào tạo đại học, nêu lên mô hình quản lí đào tạo đại học theo hướng đảm bảochất lượng, đề xuất mô hình quản lí CIPO với 12 thành tố cần được xem xét, vận dụng vàoquản lí đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng với 3 nhóm quản lí đào tạo: quảnlí đầu vào, quản lí quá trình, quản lí đầu ra.Từ khóa: Đảm bảo chất lượng, quản lí đào tạo, giáo dục đại học, vận dụng, mô hình.1.Mở đầuTrong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng, thực hiện nhiều chủtrương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dụcvà hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám BanChấp hành Trung ương khóa XI vê Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ mụctiêu đổi mới giáo dục đại học là: “Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, pháttriển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạnglưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp ngang tầm khuvực và quốc tế” [5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm đến vấn đề quản lí giáo dục và đào tạo.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “. . . Chất lượng giáo dụcvà đào tạo có tiến bộ. Công tác quản lí giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến. . . Tuy nhiên chấtlượng hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghềnghiệp. . . Quản lí giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém. . . ” [3]. Đại hội cũng nêu lên 12 nhiệmvụ tổng quát phát triển đất nước trong 5 năm tới, trong đó có nhiệm vụ thứ ba: “Đổi mới căn bảnvà toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, pháttriển, ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục đào tạo vàkhoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước” [3]. Để thực hiện nhiệm vụthứ 3 này, Nghị quyết đã nêu rõ các phương hướng nhiệm vụ cụ thể, trong đó có phương hướng,nhiệm vụ “Đổi mới căn bản công tác quản lí giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất, tăngquyền tự quyết, tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục, đào tạo. Coi trọng quản lí chấtlượng” [3]. Để thực hiện các phương hướng, nhiệm vụ về quản lí giáo dục và đào tạo do Đại hộiĐảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII đề ra ở trên, các trường đại học cần tiếp tục đổi mới công tácNgày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016Liên hệ: Nguyễn Quang Uẩn, e-mail: congdvt20/11@gmail.com19Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Thứ Mườiquản lí toàn diện nhà trường, đặc biệt coi trọng nhiệm vụ trọng tâm số một là đổi mới sự nghiệpđào tạo cũng như đổi mới quản lí đào tạo.2.2.1.Nội dung nghiên cứuNghiên cứu về quản lí chất lượngCó nhiều mô hình đã được nghiên cứu và triển khai có kết quả trong giáo dục, trong đó cóthể kể đến 3 mô hình tiêu biểu: Mô hình kiểm soát chất lượng (Quality Control), mô hình đảm bảochất lượng (Quality Assurance Management) và mô hình quản lí chất lượng tổng thể (Total QualityManagement).2.1.1. Nghiên cứu về kiểm soát chất lượngKiểm soát chất lượng nhằm mục đích tạo ra sản phẩm có chất lượng thông qua một quátrình được kiểm soát ở từng khâu nhằm phát hiện ra các sản phẩm kém chất lượng để loại bỏ.- Theo hướng kiểm soát chất lượng, vận dụng vào quản lí chất lượng giáo dục ở nước tađược thể hiện trong một số văn bản, quyết định của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo vềkiểm định chất lượng giáo dục, chẳng hạn: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa IX đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm định chấtlượng giáo dục theo mục tiêu giáo dục”. Báo cáo của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Namtrình Quốc hội tháng 10/2004 số 1534/CP – KG về tình hình giáo dục nước nhà trong thời gian nàyđã ghi: “Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng, thực hiện đảm bảo và kiểm định chất lượng giáodục” và sau đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐTban hành quy định tạm thời về kiểm định chất lượng giáo dục đại học.- Các nhà nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học đã có những đóng góp cơ bản về chấtlượng giáo dục cũng như quản lí chất lượng giáo dục đại học, kiểm định chất lượng giáo dục đạihọc, chẳng hạn:Năm 2002, GS. Nguyễn Đức Chính đã phân tích cơ sở lí luận của vấn đề đánh giá và kiểmđịnh chất lượng giáo dục đại học, khái quát những kinh nghiệm quốc tế về kiểm đị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: