Danh mục

Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược để tổ chức hoạt động dạy học chương 'cảm ứng' - Sinh học 11 THPT

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 813.85 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung nghiên cứu đặc điểm các mô hình lớp học đảo ngược, dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, thiết kế, xây dựng quy trình tổ chức các chủ đề dạy học chương “Cảm ứng” - Sinh học 11 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược từ đó góp phần nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức đồng thời rèn cho học sinh năng lực hợp tác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược để tổ chức hoạt động dạy học chương “cảm ứng” - Sinh học 11 THPT BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000149 VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG”- SINH HỌC 11 THPT *Đỗ Thành Trung Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu đặc điểm các mô hình lớp học đảo ngược, dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, thiết kế, xây dựng quy trình tổ chức các chủ đề dạy học chương “Cảm ứng” - Sinh học 11 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược từ đó góp phần nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức đồng thời rèn cho học sinh năng lực hợp tác. Từ khóa: Cảm ứng, lớp học đảo ngược. 1. MỞ ĐẦU Trong dạy học, việc vận dụng các mô hình dạy học như dạy học kết hợp, dạy học phân hóa, dạy học kiến tạo đã được vận dụng khá nhiều ở các môn học và những kết quả tích cực. Tuy nhiên, hiện nay với việc thế giới đang trong thời kì công nghiệp 4.0, việc dạy học cũng phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội và nhu cầu của người học. Một trong những mô hình đáp ứng được những điều kiện thay đổi là mô hình lớp học đảo ngược (LHĐN) (flipped classroom). Mô hình LHĐN là một mô hình dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến, được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về học tập tích cực (active learning). Mở đầu cho mô hình này là Salman Khan (2004) bằng việc ghi hình lại các bài giảng của mình thành các video phụ đạo cho sinh viên sống ở một bang khác. Tiếp đến Tenneson và McGlasson (2016) đã trình bày một phương cách cho giáo viên cân nhắc xem họ có nên đảo ngược lớp học của mình hay không và đưa ra các cách để cải tiến quá trình dạy. Đồng thời, bài thuyết trình này cũng đi sâu vào hệ thống quản lí việc học trên máy tính. Ở Việt Nam mô hình dạy học này cũng đã được nghiên cứu, tiêu biểu như Nguyễn Thế Dũng (2015), Nguyễn Chính (2016), đã đề cập đến lịch sử nghiên cứu, khái niệm, đặc điểm, một phần ưu và nhược điểm của mô hình và cách thức tổ chức lớp học đảo ngược khi vận dụng vào bối cảnh Việt Nam. Như vậy, Tất cả những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về mô hình “LHĐN” đều đi đến kết luận rằng: Mô hình dạy học (MHDH) mới này là một MHDH sáng tạo, tạo điều kiện cho học sinh (HS) phát triển năng lực học tập (NLHT), khám phá ra những kiến thức không chỉ qua sách vở, tăng khả năng tương tác giữa HS với HS, HS với giáo viên (GV). Sinh học (SH) 11 nghiên cứu ở cấp độ cơ thể đa bào. Đặc biệt, nội dung Cảm ứng với các thí nghiệm, hiện tượng rất gần gũi, quen thuộc mà người học có thể tự mình tiến hành, tự học, tự tìm hiểu trước khi học, như vậy, có thể vận dụng mô hình LHĐN để tổ chức dạy học cho HS khi học nội dung này. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: trungdt1985@gmail.com PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1235 Do vậy, việc vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học, đặc biệt là trong dạy học Sinh học có ý nghĩa lớn và đáp ứng được nhu cầu đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục Việt Nam. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Mô hình lớp học đảo ngược, quy trình vận dụng mô hình trong dạy học Sinh học THPT - Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các công trình về cơ sở lí thuyết về LHĐN, phân tích lôgic cấu nội dung chương trình SGK Sinh học 11 THPT làm cơ sở cho việc vận dụng mô hình LHĐN để tổ chức dạy học cho HS. Phương pháp chuyên gia, Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Xin ý kiến các chuyên gia về phiếu nghiên cứu thực trạng, quy trình xây dựng hoạt động học tập theo mô hình “LHĐN”, các chủ để dạy học theo mô hình LHĐN đồng thời tiến hành thực nghiệm trên học sinh THPT để đánh giá và chỉnh sửa quy trình. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm mô hình LHĐN Theo Đại Từ điển Tiếng việt của Nguyễn Như Ý (1999) chủ biên định nghĩa “đảo ngược” là “thay đổi ngược lại hoàn toàn”. Hai tác giả Nguyễn Quốc Vũ và Lê Thị Minh Thanh (2017) khẳng định, “LHĐN” là “mô hình dạy học mà việc nghe giảng để về nhà còn việc thực hành, ứng dụng, làm bài tập được thực hiện trên lớp”. Vì vậy, có thể hiểu đơn giản về lớp học đảo ngược là đảo ngược quá trình dạy học truyền thống. Cơ sở khoa học của phương pháp này là thang đo tư duy Bloom (2001) và Anderson (2006). Theo thang đo này, “nhớ, hiểu” lý thuyết là những hoạt động đòi hỏi mức tư duy thấp nhất, do đó, học sinh có thể tự xử lý một mình tại nhà; còn việc áp dụng, phân tích và sáng tạo dựa trên kiến thức đã có là hoạt động đòi hỏi mức tư duy đào sâu hơn và cần được thực hiện tại lớp, khi có thầy cô và bạn bè cùng chia sẻ, hỗ trợ. Hình 1. 6 bậc thang đo tư duy nhận thức của Bloom (2001) 1236 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: