Danh mục

Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 649.37 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học và vận dụng quy trình thiết kế minh họa một hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 ở trường phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRẦN THỊ THANH THẢO 1,*, PHAN ĐỨC DUY 2,** 1 Khoa KHTN&CN, Trường Đại học Tây Nguyên * Email: thanhthaotnu@gmail.com 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế ** Email: duy1264@gmail.com Tóm tắt: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục trong đó mỗi học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, kỹ năng, các năng lựcnhư: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, nghiên cứu khoa học,… và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học và vận dụng quy trình thiết kế minh họa một hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 ở trường phổ thông. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm, phát triển năng lực, dạy học sinh học. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, giáo dục Việt Nam đang trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện; chuyển từ dạy học chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn. Một trong những giải pháp giáo dục để phát triên năng lực cho người học là tổ chức các hoạt động giáo dục hướng đến sự trải nghiệm. Tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là tạo ra môi trường để học sinh (HS) tự mình trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng giúp HS vận dụng những kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt, sáng tạo. Thông quá đó hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất, năng lực (NL) cần có của con người trong xã hội hiện nay như: NL tự học, NL hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL sử dụng công nghệ thông tin, NL nghiên cứu khoa học… Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10 nghiên cứu về tế bào - đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sống, bao gồm các nội dung: thành phần hóa học của tế bào, cấu tạo và chức năng của các bào quan cấu trúc nên tế bào; các hoạt động sống của tế bào: chuyển hóa vật chất và năng lượng; phân bào. Đối với HS, những kiến thức này tương đối khó và trừu tượng bởi vì có sựtích hợp các kiến thức hóa học, vật lý, toán học,… và đối tượng nghiên cứu ở cấp độ vi mô, không quan sát trực tiếp được mà phải thông qua tranh vẽ, hình ảnh, mô hình… Đồng thời, khi dạy nội dung kiến thức về phần này, giáo viên (GV) thường ít cho HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, sản xuất. Do đó việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm rất cần thiết, giúp cho HS được tác động vào đối tượng, tiếp cận được với môi trường thực tiễn, khơi dậy tính tò mò, sáng tạo, chủ động của HS lĩnh hội tri thức; góp phần hình thành và phát triển những năng lực chung, cốt lõi và năng lực chuyên biệt cho HS. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý thuyết về hoạt động trải nghiệm Trên thế giới, học tập qua trải nghiệm (experiential learning) có lịch sử nghiên cứu tương đối lâu dài; tư tưởng giáo dục học qua trải nhiệm đã xuất hiện từ thời cổ đại qua những 308 BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 quan điểm về giáo dục của các nhà triết học phương Đông và phương Tây. Đến cuối thế kỷ XIX, tư tưởng này dần phát triển thành học thuyết với những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học như John Dewey (1938), Piaget (1950), Kurt Hahn (1957), Kolb (1984), Javis (1987) và nhiều nghiên cứu khác. Hiện nay, nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã áp dụng lý thuyết học tập trải nghiệm và coi như triết lý giáo dục của quốc gia [4]. Ở Việt Nam, việc tiếp cận nghiên cứu về học tập qua trải nghiệm trong giai đoạn gần đây đang được hướng tới nhằm giáo dục HS theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực. Thuật ngữ “Hoạt động trải nghiệm” (HĐTN) được dùng trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. HĐTN được định nghĩa là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó HS dựa trên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: