Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học học phần ứng dụng động cơ đốt trong
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 423.24 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này đề xuất quy trình sơ đồ hóa nhằm chuyển các hình vẽ từ phức tạp về sơ đồ đơn giản, có minh họa bằng một số ví dụ cụ thể. Quy trình này có thể vận dụng vào quá trình sơ đồ hóa nhiều hình vẽ phức tạp trong các môn học kĩ thuật khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học học phần ứng dụng động cơ đốt trong JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 104-110 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN ỨNG DỤNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Nguyễn Trọng Khanh∗ , Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: ∗ khanhnt57@yahoo.com.vn Tóm tắt. Trong nội dung dạy học kĩ thuật, kênh hình không chỉ đóng vai trò minh họa cho kênh chữ mà thường còn là nội dung kiến thức, là đối tượng cần nghiên cứu, lĩnh hội của người học. Trong nội dung học phần “Ứng dụng động cơ đốt trong” có khá nhiều hình vẽ phức tạp cần được chuyển về sơ đồ đơn giản nhằm tạo thuận lợi cho quá trình giảng dạy và học tập học phần. Bài viết này đề xuất quy trình sơ đồ hóa nhằm chuyển các hình vẽ từ phức tạp về sơ đồ đơn giản, có minh họa bằng một số ví dụ cụ thể. Quy trình này có thể vận dụng vào quá trình sơ đồ hóa nhiều hình vẽ phức tạp trong các môn học kĩ thuật khác. Từ khóa: động cơ đốt trong, sơ đồ hóa, kênh hình, kênh chữ.1. Mở đầu Phương pháp sơ đồ hóa được hiểu là cách thức chuyển hình vẽ từ sơ đồ phức tạp vềsơ đồ đơn giản nhằm giúp quá trình nghiên cứu, trình bày hoặc nhận thức đối tượng đượcmô tả trên hình vẽ thuận tiện, dễ dàng hơn. Trong nội dung học phần “Ứng dụng động cơ đốt trong” thuộc chương trình đàotạo của khoa Sư phạm kĩ thuật, có khá nhiều hình vẽ về cơ cấu, hệ thống, thiết bị,... là cácsơ đồ cấu tạo phức tạp. Khi giảng dạy, để giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức một cách dễdàng hơn, giảng viên thường phải thực hiện việc sơ đồ hóa để chuyển hình vẽ cấu tạo phứctạp thành sơ đồ đơn giản. Tuy nhiên, do thực hiện sơ đồ hóa không đảm bảo đúng nguyêntắc và quy trình nên đôi khi các sơ đồ đơn giản lại có những sai sót đáng tiếc, thậm chí lànhững sai sót nghiêm trọng. Xin dẫn hai ví dụ minh họa sau: * Ví dụ 1: Trên sơ đồ cấu tạo vòi phun trong hệ thống nhiên liệu động cơ diezen(Hình 1) mắc 2 sai sót là: đầu kim phun 11 quá dài nên khó mở được lỗ phun và mặt cắtcủa thân vòi phun thể hiện thân được ghép bởi hai nửa. Đây là một sai sót nghiêm trọngvì do áp suất nhiên liệu phun rất lớn nên thân vòi phun phải là một chi tiết liền khối.104 Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học phần ứng dụng ... Hình 1. Sơ đồ cấu tạo vòi phun Hình 2. Sơ đồ li hợp ô tô * Ví dụ 2: Trên sơ đồ li hợp ô tô (Hình 2) cũng mắc 2 sai sót rất nghiêm trọng là:moay-ơ đĩa bị động đáng lẽ phải vẽ lắp khớp then hoa với trục li hợp thì lại vẽ quay trơnvà điểm tựa của đòn mở 4 đáng lẽ phải nằm trên vỏ li hợp thì lại vẽ lắp trên điểm tựa cốđịnh. Những sai sót trên đây có thể do người vẽ không chú ý nên vô tình mắc phải, nhưngcũng có thể do người vẽ không am hiểu sâu sắc về đối tượng nên vẽ sai. Và thật đáng tiếclà còn không ít những sai sót tương tự như vậy nhưng vẫn chưa được chú ý để chỉnh sửa. Để nhanh chóng phát hiện và khắc phục những sai sót nêu trên khi sử dụng sơ đồcó sẵn hoặc khi thực hiện sơ đồ hóa, người giảng viên phải biết được nguyên tắc và quytrình sơ đồ hóa. Để hỗ trợ cho người giảng viên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đềxuất nguyên tắc và quy trình sơ đồ hóa các hình vẽ phức tạp về sơ đồ đơn giản.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nguyên tắc sơ đồ hóa Khi thực hiện sơ đồ hóa cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đáp ứng về nguyên tắc cấu tạo. Khi sơ đồ hóa, bao giờ cũng phải định ra một sốqui ước và phải tuân theo đúng qui ước đó. Trong một cơ cấu, hệ thống hay một thiết bị kĩthuật thường có nhiều chi tiết ghép với nhau theo những quan hệ khác nhau (lắp cố định,lắp khớp then hoa, chuyển động tịnh tiến, quay trơn v.v...) nên khi sơ đồ hóa phải đảm bảothể hiện đúng quan hệ đó. - Đáp ứng về quan hệ động học, động lực học. Trong một cơ cấu, hệ thống hay mộtthiết bị kĩ thuật có thể có một số chi tiết có quan hệ về động học hoặc động lực học vớinhau nên trên sơ đồ phải thể hiện được đúng mối quan hệ đó. - Đáp ứng về nguyên tắc làm việc. Đảm bảo nguyên tắc làm việc có nghĩa hình vẽ,sơ đồ phải thể hiện chính xác hoặc phù hợp với nguyên lí làm việc của đối tượng. 105 Nguyễn Trọng Khanh, Nguyễn Thị Thanh Huyền - Đáp ứng yêu cầu đối với phương tiện trực quan trong dạy học. Các sơ đồ, hình vẽcần đảm bảo các yêu cầu đối với phương tiện trực quan.2.2. Quy trình sơ đồ hóa Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, có thể xác định quy trình sơ đồ hóa baogồm 5 bước theo trình tự như sau: * Bước 1. Nghiên cứu hình vẽ. Khi nghiên cứu hình vẽ cần xem xét các yếu tố sau: - Chức năng, nhiệm vụ của hình vẽ là gì. Nghiên cứu xem hình vẽ này là nội dungkiến thức mà người học cần lĩnh hội hay chỉ để minh họa cho nội dung kiến thức đượctrình bày trên kênh chữ. - Nghiên cứu, xem xét đặc điểm cấu tạo, nguyên tắc cấu tạo và nguyên tắc làm việccủa đối tượng trên hình vẽ. Từ đó xác định loại sơ đồ dự kiến vẽ thuộc loại nào: sơ đồđộng (sơ đồ cấu tạo, sơ đồ nguyên lí) hay sơ đồ cấu trúc (sơ đồ khối). - Nghiên cứu xem xét mức độ quan trọng của các phần trong hình vẽ để xác định tấtcả các phần đều quan trọng như nhau hay có phần chính và phần phụ. Nếu có phần phụthì nghiên cứu xem có cần vẽ không và nếu cần thì vẽ đầy đủ hay vẽ phác v.v... * Bước 2. Xác định hình dạng, kích thước cơ bản. Ngoài sơ đồ khối, các loại sơ đồ khác cần phải đảm bảo kích thước hợp lí có thểchấp nhận được qua quan sát bằng mắt thường, không dẫn đến hiểu sai về cấu tạo và diễnbiến của nguyên lí làm việc. Ở bước này cần thực hiện mấy việc sau: - Nghiên cứu hình vẽ nhằm xác định hình dạng, kích thước và quan hệ giữa các bộphận, chi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học học phần ứng dụng động cơ đốt trong JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 104-110 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN ỨNG DỤNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Nguyễn Trọng Khanh∗ , Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: ∗ khanhnt57@yahoo.com.vn Tóm tắt. Trong nội dung dạy học kĩ thuật, kênh hình không chỉ đóng vai trò minh họa cho kênh chữ mà thường còn là nội dung kiến thức, là đối tượng cần nghiên cứu, lĩnh hội của người học. Trong nội dung học phần “Ứng dụng động cơ đốt trong” có khá nhiều hình vẽ phức tạp cần được chuyển về sơ đồ đơn giản nhằm tạo thuận lợi cho quá trình giảng dạy và học tập học phần. Bài viết này đề xuất quy trình sơ đồ hóa nhằm chuyển các hình vẽ từ phức tạp về sơ đồ đơn giản, có minh họa bằng một số ví dụ cụ thể. Quy trình này có thể vận dụng vào quá trình sơ đồ hóa nhiều hình vẽ phức tạp trong các môn học kĩ thuật khác. Từ khóa: động cơ đốt trong, sơ đồ hóa, kênh hình, kênh chữ.1. Mở đầu Phương pháp sơ đồ hóa được hiểu là cách thức chuyển hình vẽ từ sơ đồ phức tạp vềsơ đồ đơn giản nhằm giúp quá trình nghiên cứu, trình bày hoặc nhận thức đối tượng đượcmô tả trên hình vẽ thuận tiện, dễ dàng hơn. Trong nội dung học phần “Ứng dụng động cơ đốt trong” thuộc chương trình đàotạo của khoa Sư phạm kĩ thuật, có khá nhiều hình vẽ về cơ cấu, hệ thống, thiết bị,... là cácsơ đồ cấu tạo phức tạp. Khi giảng dạy, để giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức một cách dễdàng hơn, giảng viên thường phải thực hiện việc sơ đồ hóa để chuyển hình vẽ cấu tạo phứctạp thành sơ đồ đơn giản. Tuy nhiên, do thực hiện sơ đồ hóa không đảm bảo đúng nguyêntắc và quy trình nên đôi khi các sơ đồ đơn giản lại có những sai sót đáng tiếc, thậm chí lànhững sai sót nghiêm trọng. Xin dẫn hai ví dụ minh họa sau: * Ví dụ 1: Trên sơ đồ cấu tạo vòi phun trong hệ thống nhiên liệu động cơ diezen(Hình 1) mắc 2 sai sót là: đầu kim phun 11 quá dài nên khó mở được lỗ phun và mặt cắtcủa thân vòi phun thể hiện thân được ghép bởi hai nửa. Đây là một sai sót nghiêm trọngvì do áp suất nhiên liệu phun rất lớn nên thân vòi phun phải là một chi tiết liền khối.104 Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học phần ứng dụng ... Hình 1. Sơ đồ cấu tạo vòi phun Hình 2. Sơ đồ li hợp ô tô * Ví dụ 2: Trên sơ đồ li hợp ô tô (Hình 2) cũng mắc 2 sai sót rất nghiêm trọng là:moay-ơ đĩa bị động đáng lẽ phải vẽ lắp khớp then hoa với trục li hợp thì lại vẽ quay trơnvà điểm tựa của đòn mở 4 đáng lẽ phải nằm trên vỏ li hợp thì lại vẽ lắp trên điểm tựa cốđịnh. Những sai sót trên đây có thể do người vẽ không chú ý nên vô tình mắc phải, nhưngcũng có thể do người vẽ không am hiểu sâu sắc về đối tượng nên vẽ sai. Và thật đáng tiếclà còn không ít những sai sót tương tự như vậy nhưng vẫn chưa được chú ý để chỉnh sửa. Để nhanh chóng phát hiện và khắc phục những sai sót nêu trên khi sử dụng sơ đồcó sẵn hoặc khi thực hiện sơ đồ hóa, người giảng viên phải biết được nguyên tắc và quytrình sơ đồ hóa. Để hỗ trợ cho người giảng viên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đềxuất nguyên tắc và quy trình sơ đồ hóa các hình vẽ phức tạp về sơ đồ đơn giản.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nguyên tắc sơ đồ hóa Khi thực hiện sơ đồ hóa cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đáp ứng về nguyên tắc cấu tạo. Khi sơ đồ hóa, bao giờ cũng phải định ra một sốqui ước và phải tuân theo đúng qui ước đó. Trong một cơ cấu, hệ thống hay một thiết bị kĩthuật thường có nhiều chi tiết ghép với nhau theo những quan hệ khác nhau (lắp cố định,lắp khớp then hoa, chuyển động tịnh tiến, quay trơn v.v...) nên khi sơ đồ hóa phải đảm bảothể hiện đúng quan hệ đó. - Đáp ứng về quan hệ động học, động lực học. Trong một cơ cấu, hệ thống hay mộtthiết bị kĩ thuật có thể có một số chi tiết có quan hệ về động học hoặc động lực học vớinhau nên trên sơ đồ phải thể hiện được đúng mối quan hệ đó. - Đáp ứng về nguyên tắc làm việc. Đảm bảo nguyên tắc làm việc có nghĩa hình vẽ,sơ đồ phải thể hiện chính xác hoặc phù hợp với nguyên lí làm việc của đối tượng. 105 Nguyễn Trọng Khanh, Nguyễn Thị Thanh Huyền - Đáp ứng yêu cầu đối với phương tiện trực quan trong dạy học. Các sơ đồ, hình vẽcần đảm bảo các yêu cầu đối với phương tiện trực quan.2.2. Quy trình sơ đồ hóa Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, có thể xác định quy trình sơ đồ hóa baogồm 5 bước theo trình tự như sau: * Bước 1. Nghiên cứu hình vẽ. Khi nghiên cứu hình vẽ cần xem xét các yếu tố sau: - Chức năng, nhiệm vụ của hình vẽ là gì. Nghiên cứu xem hình vẽ này là nội dungkiến thức mà người học cần lĩnh hội hay chỉ để minh họa cho nội dung kiến thức đượctrình bày trên kênh chữ. - Nghiên cứu, xem xét đặc điểm cấu tạo, nguyên tắc cấu tạo và nguyên tắc làm việccủa đối tượng trên hình vẽ. Từ đó xác định loại sơ đồ dự kiến vẽ thuộc loại nào: sơ đồđộng (sơ đồ cấu tạo, sơ đồ nguyên lí) hay sơ đồ cấu trúc (sơ đồ khối). - Nghiên cứu xem xét mức độ quan trọng của các phần trong hình vẽ để xác định tấtcả các phần đều quan trọng như nhau hay có phần chính và phần phụ. Nếu có phần phụthì nghiên cứu xem có cần vẽ không và nếu cần thì vẽ đầy đủ hay vẽ phác v.v... * Bước 2. Xác định hình dạng, kích thước cơ bản. Ngoài sơ đồ khối, các loại sơ đồ khác cần phải đảm bảo kích thước hợp lí có thểchấp nhận được qua quan sát bằng mắt thường, không dẫn đến hiểu sai về cấu tạo và diễnbiến của nguyên lí làm việc. Ở bước này cần thực hiện mấy việc sau: - Nghiên cứu hình vẽ nhằm xác định hình dạng, kích thước và quan hệ giữa các bộphận, chi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Động cơ đốt trong Sơ đồ hóa Kênh hình Kênh chữ Ứng dụng động cơ đốt trong Quy trình sơ đồ hóaTài liệu liên quan:
-
Giáo trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô - Chương 5
74 trang 328 0 0 -
Báo cáo thực tập: Hệ thống động cơ đốt trong
15 trang 191 0 0 -
103 trang 173 0 0
-
124 trang 160 0 0
-
Đồ án 'TÍNH TOÁN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG'.
49 trang 144 0 0 -
Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 9
18 trang 134 0 0 -
Tính toán Động cơ đốt trong- Chương 1: Tính toán nhóm piston
9 trang 128 0 0 -
Đồ án Động cơ đốt trong: Tính toán động cơ đốt trong
55 trang 108 0 0 -
13 trang 106 0 0
-
Tiểu luận: Đồ án động cơ đốt trong
43 trang 94 0 0