Danh mục

Vận dụng quy trình xây dựng chủ đề tích hợp vào việc xây dựng chủ đề sự nở vì nhiệt dạy học phần nhiệt học ở trung học cơ sở

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.64 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung nghiên cứu phương pháp xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, từ đó vận dụng để xây dựng chủ đề tích hợp liên môn “Sự nở vì nhiệt” dạy học phần nhiệt học ở trường THCS góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giải quyết một phần các khó khăn về dạy học tích hợp hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng quy trình xây dựng chủ đề tích hợp vào việc xây dựng chủ đề sự nở vì nhiệt dạy học phần nhiệt học ở trung học cơ sở JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 148-155 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0169 VẬN DỤNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP VÀO VIỆC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ “SỰ NỞ VÌ NHIỆT” DẠY HỌC PHẦN NHIỆT HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Bảo Hoàng Thanh1 , Lê Thanh Huy1 , Nguyễn Thanh Hải2 , Nguyễn Văn Ngọc1 , Trần Thị Nguyên Quý1 1 Trường 2 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Đại học Phạm Văn Đồng – Quảng Ngãi Tóm tắt. Các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra không thể giải quyết được chỉ bằng kiến thức của một môn học. Chính vì vậy việc áp dụng dạy học tích hợp (DHTH) vào chương trình dạy học hiện nay là cấp thiết và nó là xu thế của giáo dục của Việt Nam trong thời gian tới.Bài báo này, chúng tôi nghiên cứu phương pháp xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, từ đó vận dụng để xây dựng chủ đề tích hợp liên môn “Sự nở vì nhiệt” dạy học phần nhiệt học ở trường THCS góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giải quyết một phần các khó khăn về dạy học tích hợp hiện nay. Từ khóa: Dạy học tích hợp, tích hợp liên môn, nhiệt học, trung học cơ sở. 1. Mở đầu Hiện nay đã có nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu đến về dạy học tích hợp và đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến lí luận chung về DHTH, xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, liên môn [6], [8]. Tác giả Nguyễn Văn Biên đã nghiên cứu và đề xuất được Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên [1] và cùng với tác giả Hà Nam Thanh đã nghiên cứu tổ chức dạy học theo hợp đồng chủ đề tích hợp khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở [3]. Tác giả Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương nghiên cứu về phương thức phát triển năng lực học sinh thông qua dạy học tích hợp [2]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Trương Thị Thanh Mai, Lê Thanh Huy về thực trạng và giải pháp dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở bậc trung học cơ sở hiện nay cho thấy, DHTH nói chung và DHTH liên môn nói riêng còn khá mới mẻ với đa số giáo viên (GV) [4], do đó GV còn gặp những khó khăn nhất định trong việc xây dựng các chủ đề tích hợp. Trong đó, khó khăn lớn nhất mà các GV gặp phải chính là chưa hiểu rõ quy trình, phương pháp để xây dựng được chủ đề tích hợp nói chung, chủ đề tích hợp liên môn nói riêng [1]. Để làm rõ quy trình và cụ thể hóa quy trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, chúng tôi nghiên cứu vận dụng xây dựng chủ đề tích hợp vào việc xây dựng chủ đề “Sự nở vì nhiệt” dạy học phần Nhiệt học ở Trung học cơ sở. Ngày nhận bài: 29/7/2016. Ngày nhận đăng: 21/9/2016. Liên hệ: Lê Thanh Huy, e-mail: huyspdn@gmail.com 148 Vận dụng quy trình xây dựng chủ đề tích hợp vào việc xây dựng chủ đề “Sự nở vì nhiệt”... 2. Nội dung nghiên cứu Xây dựng chủ đề “Sự nở vì nhiệt” dạy học kiến thức phần nhiệt học bậc THCS Bước 1: Lựa chọn chủ đề Các hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất khá phổ biến, gần gũi với đời sống của HS. Đối với bậc trung học cơ sở, HS đã có những quan niệm ban đầu về sự nở vì nhiệt. Hơn nữa, các kiến thức về sự nở vì nhiệt xuất hiện không chỉ trong môn Vật lí mà cả trong môn Sinh học. Vì vậy, tôi lựa chọn chủ đề “Sự nở vì nhiệt”. Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết + Nhiệt kế hoạt động như thế nào? + Làm thế nào để đo nhiệt độ cơ thể? + Cảm nóng, cảm lạnh là gì? Vì sao ta lại bị mắc các bệnh này? Làm sao để phòng tránh chúng? + Sự nở vì nhiệt là gì? + Vì sao cần nghiên cứu sự nở vì nhiệt? + Ảnh hưởng của sự nở vì nhiệt đến đời sống con người? Hình 1. Sơ đồ tiến trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn + Hiệu ứng nhà kính là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người? Bước 3: Xác định các kiến thức Môn Vật lí: Bài 18, 19, 20, 21, 22 SGK Vật lí lớp 6 [5]. + Sự nở vì nhiệt của các chất, nhiệt kế - nhiệt giai, thực hành đo nhiệt độ. + Những ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong cuộc sống và kĩ thuật. Môn Sinh học: Bài 21, 22, 23, 26, 34 SGK Sinh học lớp 8 [9]. + Thân nhiệt + Tiêu hóa ở khoang miệng + Hô hấp Thời sự: + Sự nóng lên toàn cầu + Bảo vệ môi trường Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề 1. Về kiến thức - Nêu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế y tế, cách sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể. - Trình bày được kiến thức về thân nhiệt, nêu được nguyên nhân và đề xuất được các biện pháp phòng tránh các bệnh cảm nóng, cảm lạnh. - Trình bày được cách tiến hành thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất rắn, mô tả thí nghiệm kiểm chứng kết luận “Sự nở vì nhiệt bị ngăn cản sinh ra lực rất lớn”. 149 Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Thị Nguyên Quý - Nêu được biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu của sự nở vì nhiệt đến chất lượng công trình xây dựng; nêu được những hậu quả có thể xảy ra nếu không có biện pháp hạn chế ảnh hưởng của sự nở vì nhiệt đến công trình xây dựng. - Giải thích được vì sao không nên ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh hoặc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: