Văn Hoá Ẩm Thực Doanh Nhân
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 159.55 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên bước đường thành công, những doanh nhân thành đạt đã tạo dựng được cho mình hình ảnh đầy ấn tượng. Không chỉ nổi bật từ những thành công, sang trọng quý phái trong cách ăn vận, doanh nhân Việt Nam còn thể hiện đẳng cấp trong nghệ thuật ẩm thực. Tất cả những điều đó đã góp phần tạo nên một nét đặc trưng mà cộng đồng thường gọi là “Văn hoá ẩm thực doanh nhân”…
Có rất nhiều cách hiểu về “Văn hoá ẩm thực doanh nhân” nhưng trong khuôn khổ bài viết này, xin được cắt nghĩa cụm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn Hoá Ẩm Thực Doanh Nhân Văn Hoá Ẩm Thực Doanh Nhân Trên bước đường thành công, những doanh nhân thành đạt đã tạo dựng được cho mình hình ảnh đầy ấn tượng. Không chỉ nổi bật từ những thành công, sang trọng quý phái trong cách ăn vận, doanh nhân Việt Nam còn thể hiện đẳng cấp trong nghệ thuật ẩm thực. Tất cả những điều đó đã góp phần tạo nên một nét đặc trưng mà cộng đồng thường gọi là “Văn hoá ẩm thực doanh nhân”… Có rất nhiều cách hiểu về “Văn hoá ẩm thực doanh nhân” nhưng trong khuôn khổ bài viết này, xin được cắt nghĩa cụm từ ấy thành cách hiểu nôm na: “Văn hoá ẩm thực doanh nhân” là “cái đạo” thưởng thức miếng ngon của người hoạt động thành công trong lĩnh vực kinh doanh... Ăn uống thể hiện đẳng cấp của người thành đạt Trên thực tế, tuy số lượng Doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng nhưng “Văn hoá ẩm thực doanh nhân” là khái niệm còn khá mới mẻ. Nhiều doanh nhân dù “lượng” đã đạt nhưng “chất” còn hạn chế bởi còn đem theo mình những lỗi về văn hoá, ăn nói, giao tiếp.Đã mang thân vào chốn doanh trường, khoác trên mình chiếc áo doanh nhân thì ngay trong cách ăn uống cũng phải thể hiện đẳng cấp của người thành đạt. Trên bàn tiệc, người sang mời nhau đâu chỉ đơn thuần là nâng cốc rượu uống say rồi về, mà có thể căn cứ vào cách bưng chén, chúc rượu mà bật lên tính cách, tài giao tiếp của thực khách. Cũng trên bàn tiệc, kiến thức ẩm thực và văn hoá ăn uống của chủ nhà được khách đánh giá không kém gì so với chuyên môn. Đối với người làm kinh doanh, đặc biệt là những người thành đạt, việc lựa chọn một bàn tiệc, một không gian trà đạo để trao đổi công việc hay đàm đạo cho kế hoạch làm ăn của mình là điều vô cùng quan trọng. Một nhà hàng sang trọng, với cách bài trí bắt mắt, rộng thoáng bên cạnh bữa tiệc mang tính nghệ thuật và đậm chất văn hoá dân tộc luôn là sự lựa chọn của doanh nhân. Không gian đối ẩm thanh bình, tao nhã để thưởng thức cho được hết cái thanh đạm, nồng ấm của vị trà mà bàn “đạo kinh doanh ” thật khó lòng bỏ qua. Người sành về đạo doanh trường, thường vô cùng tinh tế trong chọn lựa ẩm thực. Vì theo doanh nhân, món ăn không ngon, thiếu nghệ thuật và cái đẹp, bàn tiệc sẽ mất đi cái hồn, thực khách trên bàn tiệc sẽ trở thành kẻ “phàm tục” trong bữa ăn mà dẫn đến việc kinh doanh không thành, tài lộc rời xa. Bữa ăn phải hài hoà cả âm dương, chắt lọc những tinh túy của tạo vật, dưới bàn tay nghệ thuật của đầu bếp nhà hàng mà hội tụ duyên thực khách, nâng ly chúc nhau làm ăn phát đạt. Hiện nay, Việt nam chúng ta đã có không ít những câu lạc bộ ẩm thực doanh nhân ra đời như là nơi trau dồi văn hoá, và lớp lớp những người doanh nhân gìn giữ nó như một thứ “đạo thiêng” đem lại thành công cho những người có chí làm giàu và có văn hoá. Và tương lai sẽ có nhiều hơn nữa những nhà hàng ẩm thực doanh nhân - nơi toả sáng và thể hiện đẳng cấp của những người thành đạt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn Hoá Ẩm Thực Doanh Nhân Văn Hoá Ẩm Thực Doanh Nhân Trên bước đường thành công, những doanh nhân thành đạt đã tạo dựng được cho mình hình ảnh đầy ấn tượng. Không chỉ nổi bật từ những thành công, sang trọng quý phái trong cách ăn vận, doanh nhân Việt Nam còn thể hiện đẳng cấp trong nghệ thuật ẩm thực. Tất cả những điều đó đã góp phần tạo nên một nét đặc trưng mà cộng đồng thường gọi là “Văn hoá ẩm thực doanh nhân”… Có rất nhiều cách hiểu về “Văn hoá ẩm thực doanh nhân” nhưng trong khuôn khổ bài viết này, xin được cắt nghĩa cụm từ ấy thành cách hiểu nôm na: “Văn hoá ẩm thực doanh nhân” là “cái đạo” thưởng thức miếng ngon của người hoạt động thành công trong lĩnh vực kinh doanh... Ăn uống thể hiện đẳng cấp của người thành đạt Trên thực tế, tuy số lượng Doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng nhưng “Văn hoá ẩm thực doanh nhân” là khái niệm còn khá mới mẻ. Nhiều doanh nhân dù “lượng” đã đạt nhưng “chất” còn hạn chế bởi còn đem theo mình những lỗi về văn hoá, ăn nói, giao tiếp.Đã mang thân vào chốn doanh trường, khoác trên mình chiếc áo doanh nhân thì ngay trong cách ăn uống cũng phải thể hiện đẳng cấp của người thành đạt. Trên bàn tiệc, người sang mời nhau đâu chỉ đơn thuần là nâng cốc rượu uống say rồi về, mà có thể căn cứ vào cách bưng chén, chúc rượu mà bật lên tính cách, tài giao tiếp của thực khách. Cũng trên bàn tiệc, kiến thức ẩm thực và văn hoá ăn uống của chủ nhà được khách đánh giá không kém gì so với chuyên môn. Đối với người làm kinh doanh, đặc biệt là những người thành đạt, việc lựa chọn một bàn tiệc, một không gian trà đạo để trao đổi công việc hay đàm đạo cho kế hoạch làm ăn của mình là điều vô cùng quan trọng. Một nhà hàng sang trọng, với cách bài trí bắt mắt, rộng thoáng bên cạnh bữa tiệc mang tính nghệ thuật và đậm chất văn hoá dân tộc luôn là sự lựa chọn của doanh nhân. Không gian đối ẩm thanh bình, tao nhã để thưởng thức cho được hết cái thanh đạm, nồng ấm của vị trà mà bàn “đạo kinh doanh ” thật khó lòng bỏ qua. Người sành về đạo doanh trường, thường vô cùng tinh tế trong chọn lựa ẩm thực. Vì theo doanh nhân, món ăn không ngon, thiếu nghệ thuật và cái đẹp, bàn tiệc sẽ mất đi cái hồn, thực khách trên bàn tiệc sẽ trở thành kẻ “phàm tục” trong bữa ăn mà dẫn đến việc kinh doanh không thành, tài lộc rời xa. Bữa ăn phải hài hoà cả âm dương, chắt lọc những tinh túy của tạo vật, dưới bàn tay nghệ thuật của đầu bếp nhà hàng mà hội tụ duyên thực khách, nâng ly chúc nhau làm ăn phát đạt. Hiện nay, Việt nam chúng ta đã có không ít những câu lạc bộ ẩm thực doanh nhân ra đời như là nơi trau dồi văn hoá, và lớp lớp những người doanh nhân gìn giữ nó như một thứ “đạo thiêng” đem lại thành công cho những người có chí làm giàu và có văn hoá. Và tương lai sẽ có nhiều hơn nữa những nhà hàng ẩm thực doanh nhân - nơi toả sáng và thể hiện đẳng cấp của những người thành đạt.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa ẩm thực đề thi văn hóa ẩm thực khuynh hướng ẩm thực chuyên ngành ẩm thực công nghệ thực phẩmTài liệu liên quan:
-
Bài thu hoạch Công nghệ thực phẩm: Quy trình sản xuất sữa tươi sạch TH True Milk
25 trang 442 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 306 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 254 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 249 5 0 -
Bài thu hoạch Công nghệ thực phẩm: Quy trình sản xuất bia và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bia
47 trang 240 0 0 -
69 trang 233 5 0
-
BÀI BÁO CÁO : THIẾT BỊ PHÂN TÍCH THỰC PHẨM
24 trang 222 0 0 -
Tiểu luận: Quá trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng
86 trang 213 0 0 -
Tiểu luận Công nghệ sản xuất dầu ô liu
23 trang 210 0 0 -
14 trang 202 0 0