Danh mục

Văn hóa doanh nghiệp – chìa khóa phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.31 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn hóa doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên cả sự hội nhập quốc tế và kinh nghiệm truyền thống, bao gồm các nội dung cơ bản như: giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, triết lý kinh doanh và sản xuất, tiêu chuẩn đạo đức, văn hóa ứng xử…, với mục tiêu phát triển và đóng góp cho cộng đồng dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa doanh nghiệp – chìa khóa phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam140 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP – CHÌA KHÓA PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT NAM Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chịu tác động của cả điều kiện khách quan và chủ quan. Điều kiện khách quan hiện đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, nhưng yếu tố chủ quan vẫn là vai trò quyết định cho sự đi lên của doanh nghiệp. Trong đó, văn hóa doanh nghiệp chính là chìa khóa để đưa doanh nghiệp tư nhân phát triển và thành công. Văn hóa doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên cả sự hội nhập quốc tế và kinh nghiệm truyền thống, bao gồm các nội dung cơ bản như: giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, triết lý kinh doanh và sản xuất, tiêu chuẩn đạo đức, văn hóa ứng xử…, với mục tiêu phát triển và đóng góp cho cộng đồng dân tộc. Từ khóa: Văn hóa doanh nghiệp, chìa khóa, giá trị cốt lõi. Nhận bài ngày 16.11.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.12.2017 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy; Email: nttthuy@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Trong giai đoạn đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, các doanhnghiệp Việt Nam mà nổi lên là loại hình doanh nghiệp tư nhân đã có những đóng góp lớnvào nền kinh tế đất nước. Có thể nói, khu vực doanh nghiệp tư nhân đã giữ một vai tròquan trọng trong nền kinh tế với việc phát triển sức sản xuất dựa trên nội lực. Đồng thời,chính các doanh nghiệp tư nhân cũng là lực lượng tham gia giải quyết có hiệu quả các vấnđề xã hội như tạo việc làm ổn định cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đờisống kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp tư nhântrong giai đoạn hiện nay là do có tác động của cả yếu tố khách quan và chủ quan, trong đóyếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định cho sự đi lên của doanh nghiệp. Văn hóa doanhnghiệp trở thành chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp tư nhântrong bối cảnh vừa phải giữ gìn bản sắc, đặc thù của văn hóa truyền thống, vừa hội nhậpsâu rộng vào sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường.TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 21/2018 1412. NỘI DUNG2.1. Một số yếu tố khách quan tác động đến sự phát triển của loại hình doanhnghiệp tư nhân Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đến nay, trải qua 30 năm tiến hànhđổi mới, thời điểm hiện tại là cơ hội thuận lợi nhất cho kinh tế tư nhân phát triển. TrongVăn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã khẳng định quan điểm coi “Kinhtế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế” và thúc đẩy nhanh quá trình: “Hoànthiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầuhết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởinghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân gópvốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”. Cạnh tranh lành mạnh là cơ chế vận hành của nềnkinh tế, còn kinh tế tư nhân chính là động lực phát triển của nền kinh tế. Nhà nước đã banhành các đạo luật, nghị định, nghị quyết, các văn bản hướng dẫn thi hành, sửa đổi bổ sungmột số điều luật chưa hoàn chỉnh nhằm làm cho môi trường kinh doanh dần đi tới hoànthiện hơn, tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân cả về môi trường pháp lý và thểchế kinh tế. Luật Doanh nghiệp ban hành lần đầu năm 1999, có hiệu lực năm 2000, sau đóđã được sửa đổi nhiều lần và lần sửa đổi gần đây nhất vào năm 2015 là một điểm nhấnquan trọng trong quá trình tạo động lực và cơ chế cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. Với môi trường kinh doanh có sự cải thiện, sau 17 năm phát triển, từ chỗ chỉ có 4.000doanh nghiệp vào lúc đầu, hiện nay cả nước đã có 500.000 doanh nghiệp tư nhân. Doanhnghiệp tư nhân gồm 4 loại hình doanh nghiệp cơ bản: công ty trách nhiệm hữu hạn, công tycổ phần, công ty hợp doanh và doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay loại hình công ty tráchnhiệm hữu hạn vẫn là phổ biến, công ty hợp doanh gần như không đáng kể. Trong các loạihình doanh nghiệp, công ty cổ phần được quyền phát hành cổ phiếu trên thị trường chứngkhoán để thu hút vốn đầu tư. Chủ trương của nhà nước là tăng cường phát triển loại hìnhcông ty cổ phần nhằm tạo tiền đề cơ bản và lâu dài cho khu vực kinh tế tư nhân; tăng sốlượng doanh nghiệp, gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp trongkhu vực và quốc tế; tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các loại hình doanh nghiệp, nângcao vai trò của tổ chức Hiệp hội ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: