Danh mục

Văn hóa học và ý thức giá trị con người

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.03 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo bài viết, hiện nay trong nghiên cứu khoa học văn hóa Việt Nam về mặt cơ sở lý luận chưa đủ mạnh nên cần phải tham khảo một số thành tựu của các nước trên thế giới. Trong đó, bài viết tham khảo Công trình văn hóa giá trị luận của Tư Mã Vân Kiệt (Trung Quốc) để tiến hành nghiên cứu và giải thích về mối quan hệ giữa văn hóa và con người, xung đột giá trị, lựa chọn giá trị, truyền bá văn hóa và phán đoán giá trị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa học và ý thức giá trị con người VĂN HÓA VÀ Ý THỨC GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI Trần Phú Huệ Quang Ngành Văn hóa học ở Việt Nam về phương diện lý luận còn chưa đủ mạnh, rất cần tham khảo thành tựu lý luận của các nước trên thế giới. Bài viết này thuộc loại tổng thuật trên cơ sở tham khảo công trình Văn hóa giá trị luận của Tư Mã Vân Kiệt (Trung Quốc). Công trình này chủ yếu quan tâm đến mối quan hệ giữa văn hóa và con người, từ mối quan hệ nội tại mở rộng đến các vấn đề xung đột văn hóa và sự lựa chọn giá trị, truyền bá văn hóa và phán đoán giá trị, v.v.. Hiện nay, đã có rất nhiều công trình xoáy vào hệ giá trị của văn hóa, chúng tôi mong muốn được tiếp tục các nghiên cứu của người đi trước, tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa đến con người, lý giải những vấn đề về con người từ góc độ văn hóa, khẳng định vai trò của văn hóa trong quá trình hình thành bản chất và ý thức giá trị của con người. Nhân đọc được công trình trên, sẽ phân tích tập trung vào một vấn đề trong số nhiều vấn đề của công trình, đó là mối quan hệ nội tại giữa văn hóa và bản chất con người, giữa văn hóa và ý thức giá trị của con người, đóng góp một phần nhỏ vào mảng lý luận trong nội dung của Hội thảo về Hệ giá trị văn hóa truyền thống và sự chuyển đổi hệ giá trị trong đổi mới và hội nhập. Vấn đề được đặt ra là bản chất của con người là gì để có thể phân biệt con người với các loài động vật khác; Con người thể hiện bản chất của mình như thế nào; Và cơ sở của sự xuất hiện ý thức giá trị của con người là gì? Thật ra, tất cả những vấn đề trên đã được quan tâm lý giải từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là từ triết học. Nay chúng tôi thấy được một quan điểm khác xuất phát từ góc nhìn văn hóa, chủ yếu có một số ý chính như sau: 1. Văn hóa - cội nguồn của bản chất con người Trong lịch sử phát triển của loài người, ở tầm vĩ mô con người đã có những hiểu biết về hệ mặt trời, hệ ngân hà, và thậm chí phạm vi rộng hơn cả hệ ngân hà. Ở tầm vi mô, con người có những hiểu biết đến các hạt nguyên tử và thậm chí nhỏ hơn nguyên tử, nhưng lại không thể lý giải một cách chính xác vấn đề “con người”, sự nhận thức về chính mình là không phải dễ dàng. Một số triết gia, như Aristotle khái quát khái niệm “con người” từ góc nhìn một thực thể, lý luận “con người là động vật xã hội” hay “con người là động vật chính trị”. Tuy nhiên, không phải đơn giản xác định “loài” cho con người trước, sau đó thêm vào thuộc tính cho nó, mà xem con người là “thực thể thứ hai”. “Thực thể thứ hai” này là một loài trừu tượng, chung nhất của con người cá thể. Từ góc nhìn hiện thực quan hệ xã hội, C. Mark khái niệm “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Enghen chú ý lịch sử phát triển của loài người, nhấn mạnh “lao động” là tiêu chí phân biệt con người với các động vật khác. Nhà sinh vật học Darwin nghiên cứu quá trình tiến hóa của loài người, nhận định bản chất của con người và các động vật khác là một, tức là bản năng sinh tồn. Dưới góc nhìn tâm lý học, bản chất của con người được lý giải từ phương diện tình và lý. Thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử xác định bản chất của con người là “thiện”. Quan điểm của Tuân Tử hoàn toàn ngược lại, cho rằng bản chất của con người là “ác”, đề ra thuyết “tính ác”. Theo Socrates, con người là “vật tồn tại” mang lý tính. Lại có những đúc kết về bản chất con người qua nghiên cứu kết cấu và chức năng của con người. Di truyền học, giải phẩu học, xã hội học, v.v. rất nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên quan tâm đến kết cấu (kết cấu tình cảm, kết cấu nhận thức, ...) và chức năng thích ứng, cải tạo trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, để đưa ra lý giải về bản chất của con người – đó là ý thức. Từ góc nhìn tôn giáo, tín ngưỡng, Plato và một số triết gia khác ở phương Tây cho rằng tôn giáo tín ngưỡng là tiêu chí phân biệt con người với các loài động vật khác. Tín đồ Thiên Chúa giáo lại khẳng định bản chất của con người là ý chí của Thượng đế. Từ góc nhìn luân lý đạo đức, Khổng Tử đưa ra phạm trù “nhân” và xem chữ “hiếu” là tiêu chí phân biệt con người với các loài chó ngựa. Mạnh Tử tiếp tục hoàn thiện hành vi đạo đức “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, để quy phạm mô hình bản chất “chuẩn” cho con người. Luân lý, đạo đức, tôn giáo, tín ngưỡng, v.v. đều là sản phẩm sáng tạo mang giá trị của con người, bản thân chúng đều là một bộ phận thuộc các thành tố văn hóa. Từng thành tố một chưa đủ tư cách là tiêu chí chân chính cuối cùng để chỉ ra bản chất của con người, chỉ ra điểm khác biệt giữa con người với động vật khác. Lý tính, cảm tính (thiện, ác, yêu, ghét, v.v.) tuy là những biểu hiện của bản chất con người, nhưng chúng đều chỉ tồn tại trong môi trường văn hóa xã hội của con người. Kết quả của những nghiên cứu kết cấu và chức năng của con người, tuy chỉ ra được bản chất của c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: