Danh mục

Văn hóa là hệ thống các biểu tượng thông tin - xã hội

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.73 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra 5 nhóm tiếp cận văn hóa khác nhau bao gồm: Văn hóa như là thuộc tính bản chất của đời sống xã hội, Văn hóa như là một dạng hoạt động của đời sống xã hội, Văn hóa như là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra, Văn hóa như là một tiểu hệ thống của toàn bộ hệ thống xã hội - tiểu hệ thống văn hóa tinh thần, Văn hóa như là hệ thống các biểu tượng - thông tin xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa là hệ thống các biểu tượng thông tin - xã hội VĂN HÓA LÀ HỆ THỐNG CÁC BIỂU TƯỢNG THÔNG TIN - XÃ HỘI NGUYỄN VĂN HẬU Có nhiều cách tiếp cận văn hoá là do đứng ở nhiều góc độ khác nhau để nghiên cứu về lĩnh vực này, từ cách tiếp cận văn hoá theo kiểu “tinh thần luận”, “hiện tượng luận” cho đến kiểu “thao tác luận” v.v... Mỗi phương pháp tiếp cận lại có nhiều quan niệm, nhiều cách định nghĩa về văn hoá khác nhau. Song, nhìn chung những quan niệm khác nhau đó đều bộc lộ một điểm chung nhất - Văn hoá là lớp thăng hoa trên cái tự nhiên, của con người và xã hội loài người. Dưới góc độ của xã hội học thì văn hoá là sản phẩm của con người, là quan niệm về cuộc sống, tổ chức cuộc sống và là toàn bộ cách ứng xử của con người trong cuộc sống đó. Văn hoá chính là điểm hội tụ sáng nhất, là tinh hoa của trí tuệ loài người. Nó là cái để phân biệt giữa con người với con vật. Văn hoá được xem là một lĩnh vực đặc biệt của đời sống xã hội. Nó là trung tâm định hướng giá trị và điều tiết mọi hoạt động của con người, đồng thời còn là quá trình “nhân hoá” chính bản thân con người trong đời sống xã hội. Ngày nay, có hàng trăm cách xác định khoa học về văn hoá và nó được tiếp cận từ nhiều lĩnh vực khoa học, nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Điều đó cho thấy các nhà khoa học đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề văn hoá. Qua lăng kính của xã hội học văn hoá và bằng phương pháp tiếp cận hệ thống để xem xét về bản chất xã hội của văn hoá ta có thể hình dung ra một số nhóm tiếp cận văn hoá khác nhau như sau. Nhóm một: Văn hoá như là thuộc tính bản chất của đời sống xã hội a. Văn hoá là một thuộc tính của xã hội -Quá trình xã hội hoá cá nhân Trường phái tâm lý học - xã hội cho rằng văn hoá như là quá trình xã hội hoá cá nhân trong đời sống xã hội. Quan điểm này đã nhấn mạnh vào tính chất di truyền xã hội, chính là khả năng học tập của con người. Nhiệm vụ chính của xã hội là phải định hướng và đưa mỗi cá nhân với tư cách là thành viên của nhóm hội nhập vào nền văn hoá chung của toàn xã hội. Kênh quan trọng nhất của quá trình này chính là kênh giáo dục. Ruth Bennedict đã nhận định rằng: “Văn hoá là lối sống mà con người học được chứ không phải là sự kế thừa sinh học” (1). b. Văn hoá là một thuộc tính của nhân cách - Quá trình cá nhân hoá xã hội Quan niệm của tâm lý học - xã hội cũng khẳng định nhân cách chính là bản chất của con người có trong đời sống xã hội và coi văn hoá như là một thuộc tính của nhân cách. Jean Ladriere cho biết: “Văn hoá là toàn thể những môn học cho phép một cá nhân trong một xã hội nhất định, đạt tới một sự phát triển nào đó về cảm năng, về ý thức phê phán và các năng lực nhận thức, các khả năng sáng tạo, nói gọn lại là đạt tới một sự nẩy nở nào đó nhân cách của hắn”(2). Nhóm hai: Văn hoá như là một dạng hoạt động của đời sống xã hội. Văn hoá là các dạng hoạt động trong hệ thống xã hội tổng thể a. Văn hoá là các dạng hoạt động trong hệ thống xã hội tổng thể Quan niệm của xã hội học đã coi văn hoá như là mặt cắt ngang của hệ thống xã hội tổng thể. Qua đó nhìn ra được toàn bộ sự vận động và những mối tương tác có trong đời sống xã hội. Nói khác đi quan niệm này đã xem hệ thống xã hội như là hệ thống văn hoá. Nhà xã hội học Herskovist trong cuốn “Man and his work” cho rằng “Văn hoá là lối sống của một tập đoàn người và xã hội là tập thể được tổ chức bởi các cá nhân tuân theo lối sống đó. Nói rõ hơn thì xã hội là tổ chức của con người, còn những hoạt động của họ là văn hoá” (3). V. Dobrianốp nhà xã hội học Mácxít, người Bungaria cũng nhận định rằng: Bất cứ một xã hội nào cũng tồn tại bởi ba yếu tố hợp thành nên hệ thống tương tác xã hội, đó là: Hoạt động xã hội -Chủ thể xã hội -Quan hệ xã hội. - Những dạng hoạt động xã hội cơ bản là: Hoạt động tái sản sinh ra loài -Hoạt động sản xuất vật chất - Hoạt động sản xuất tinh thần -Hoạt động giao tiếp -Hoạt động điều tiết (quản lý). -Chủ thể xã hội bao gồm: Cá nhân - Nhóm - Thể chế xã hội - Xã hội tổng thể. - Quan hệ xã hội gồm có: Quan hệ sản xuất -Quan hệ tiêu dùng - Quan hệ trao đổi - Quan hệ phân phối (4) b. Văn hoá là một dạng hoạt động đặc thù - Hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm văn hoá mang tính biểu tượng Theo quan niệm của Đoàn Văn Chúc thì văn hoá được xem như một dạng hoạt động xã hội đặc biệt - Hoạt động rỗi - Hoạt động sản xuất và tiêu dùng các “Tác phẩm văn hoá” mang tính biểu tượng, nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người trong đời sống xã hội. Quan niệm này cho rằng: Trong bất kỳ thời đại nào, con người cũng đều dùng thời giờ cho bốn loại hoạt động sau đây: 1- Những hoạt động thuộc lao động sản xuất để bảo đảm sự sống còn cho cá nhân và xã hội. Đó là nghĩa vụ xã hội của mỗi người (hoạt động làm việc). 2- Những hoạt động thuộc quan hệ giao tiếp cá nhân trong đời sống xã hội. Đó là bổn phận xã hội của mỗi cá nhân (hoạt động giao tiếp). 3- Những hoạt động thoả mãn nhu cầu vật chất của con người (hoạt động sinh hoạt). 4- Những hoạt động thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người (hoạt động vui chơi giải trí). Loại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: