Danh mục

Văn hóa làm việc Ho – Ren – Sou của người Nhật và đề xuất biện pháp cải thiện cách làm việc nhóm của sinh viên khoa Nhật Bản học trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 514.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Văn hóa làm việc Ho – Ren – Sou của người Nhật và đề xuất biện pháp cải thiện cách làm việc nhóm của sinh viên khoa Nhật Bản học trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" với mong muốn giúp tình hình làm việc nhóm của sinh viên Khoa Nhật Bản học được cải thiện đáng kể, từ đó nâng cao kết quả học tập cũng như công tác giảng dạy được tốt hơn, nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của Khoa Nhật Bản học trường đại học Công Nghệ TP.HCM. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa làm việc Ho – Ren – Sou của người Nhật và đề xuất biện pháp cải thiện cách làm việc nhóm của sinh viên khoa Nhật Bản học trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh VĂN HÓA LÀM VIỆC HO – REN – SOU CỦA NGƯỜI NHẬT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CÁCH LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA NHẬT BẢN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Diễm Thơ* Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hồ Tố Liên, Nguyễn Thị BéTÓM TẮTGiáo dục là cội nguồn cho sự phát triển của một quốc gia, nhất là đối với một quốc gia đang phát triểnvà trong quá trình hội nhập với quốc tế như Việt Nam. Cùng với việc nâng cao chất lượng đào tạo đốivới học sinh, sinh viên thì việc nâng cao khả năng làm việc nhóm cho học sinh, sinh viên cũng là chươngtrình học cần thiết. Ngày nay, không chỉ riêng Việt Nam mà công ty của các quốc gia trên thế giới đềuđang đề cao khả năng làm việc nhóm. Nhà quản lí học người Mỹ - Peter từng đưa ra lý luận “Nguyên lýthùng gỗ”, nguyên lý này đề cập đến việc thùng gỗ chứa được bao nhiêu nước không được quyết địnhbởi thanh gỗ dài nhất mà quyết định bởi thanh gỗ ngắn nhất. Điều này cũng áp dụng trong quá trình làmviệc nhóm. Thành quả và năng suất của nhóm không hoàn toàn dựa vào người giỏi nhất mà nó chịu ảnhhưởng bởi người kém nhất trong nhóm. Vậy nên, trong quá trình làm việc nhóm, việc liên lạc giữa cácthành viên, giúp đỡ lẫn nhau, phân chia công việc hợp lý trở nên cực kỳ quan trọng đối với sinh viên.Từ khóa: Giáo dục; Ho-Ren-Sou; sinh viên; văn hóa; làm việc nhóm.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1. Tổng quan về Ho – Ren – SouHo – Ren – Sou là phương pháp giao tiếp đặc trưng trong quá trình làm việc nhóm của người Nhật Bản.Phương pháp này được hình thành và đúc kết bằng kinh nghiệm qua nhiều thập kỉ với mục đích cao nhấtlà giúp tối ưu giao tiếp tại nơi làm việc và nâng cao giá trị của tổ chức, doanh nghiệp. Bản chất của Ho– ren – sou là từ ghép bởi 3 từ viết tắt bao gồm: Hokoku (報告): báo cáo, Renraku (連絡): liên lạc,Soudan (相談): bàn bạc. Trong quá trình làm việc nhóm, báo cáo, liên lạc dùng để trao đổi thông tin, tiếntrình thực hiện nhiệm vụ, tiến hành bàn bạc, thảo luận dùng để tìm ra hướng giải quyết trong vấn đềnhóm đang gặp phải.1.1.1. Khái niệm HokokuTrong doanh nghiệp Hokoku là quá trình báo cáo về kết quả cho nhà quản trị. Việc chủ động báo lại vềtiến độ, các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc là yếu tố cần thiết cho dự án. Trong quá trình làmviệc nhóm, việc áp dụng Hokoku giúp nhóm trưởng nắm bắt tình hình làm việc của các thành viên trongnhóm, và giải quyết kịp thời khi có vấn đề phát sinh. 20801.1.2. Khái niệm RenrakuTrong quy tắc Ho – Ren – Sou nói chung, Renraku - liên lạc luôn là quy tắc được đánh giá khó nhất vàcần phái cẩn thận tối đa với quá trình này. Cách tốt nhất là gặp trực tiếp các thành viên có liên quan đếnvấn đề cần liên lạc và trao đổi trực tiếp. Nếu không thể gặp trực tiếp thì hãy liên lạc qua điện thoại. Khiliên lạc, cần xác định lí do, mục đích liên lạc. Đề cập trực tiếp vào nội dung cần liên lạc, tránh nói vòngvo, dài dòng hoặc những công việc không liên quan để không gây loãng thông tin và làm giảm sự tậptrung của người nghe vào thông tin chính. Cần giữ liên lạc thông tin một cách thường xuyên. Tránh việcchỉ liên lạc chỉ vì ngẫu hứng mà không có mục đích cụ thể.1.1.3. Khái niệm SoudanSoudan - bàn bạc là phương pháp then chốt, hiệu quả nhất trong việc giải quyết vấn đề trong một nhóm.Trong quá trình bàn bạc, việc các thành viên cùng nhau đưa ra ý kiến, thảo luận với nhau để giải quyếtvấn đề chung giúp cả nhóm đoàn kết, tin tưởng và hiểu rõ nhau hơn. Vì trong một nhóm, có nhiều ngườidẫn đến nhiều tính cách và suy nghĩ khác nhau. Nên việc ghi nhận ý kiến là điều cần thiết tránh dẫn đếnxung đột. Khi thực hiện Soudan, các thành viên phải rõ ràng mục đích của cuộc thảo luận.1.2. Lịch sử hình thành phương pháp làm việc nhómTrước hết nhóm tác giả sơ lược qua vài nét về “Teambuilding”. Hình thức Teambuilding được hiểu làtổng hợp của việc xây dựng nhóm và làm việc nhóm. Đây là một quá trình lâu dài mà một tổ chức, tậpthể thực hiện để gắn kết các thành viên lại với nhau, để các thành viên phối hợp, đoàn kết tạo ra hiệu quảcông việc cao hơn. “Teambuilding” xuất hiện trên thế giới từ lâu, vào khoảng cuối những năm 20 đầunhững năm 30 của thế kỷ XX. Elton Mayo (1880-1949), chính là người đầu tiên nghiên cứu những hoạtđộng này, ông đã khai sáng ra “hoạt động tương quan giữa người và người” (Human RelationsMovement), với những chuỗi hoạt động thử thách trong những điều kiện nhất định, nhằm thử khả nănglàm việc nhóm của công nhân. Qua nhiều lần nghiên cứu và phân tích, người ta đồng ý rằng yếu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: